Chòm sao Phi Ngư

12/06/2020 | Mai Đức Thạch | 1246 xem

Chòm sao Phi Ngư là một chòm sao ở bầu trời phía nam. Nó thể hiện cho con cá bay và nó không có liên hệ với bất cứ thần thoại nào. Nó là một trong những chòm sao được giới thiệu bởi nhà thiên văn học Hà Lan Petrus Plancius vào cuối thể kỷ XVI, và nó được mô tả trên bản đồ sao lần đầu bởi Johann Bayers vào năm 1603.

Chòm sao này ban đầu có tên là Piscis Volans, nghĩa là con cá chuồn sau đó được rút ngắn lại thành Volans (Phi Ngư). Nó có chứa một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời đáng chú ý là: chiếc vòng Lindsay-Shapley (AM0644-741), thiên hà Meathook (NGC 2442) và thiên hà Spiral (NGC 2397).

Chòm sao Phi Ngư

Vị trí chòm sao Phi Ngư trên bầu trời

Chòm sao Phi Ngư có kích thước lớn thứ 76 trên bầu trời, chiếm diện tích 141 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ hai trên bầu trời phía nam và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 15o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Thuyền Để, Yến Diên, Kiếm Ngư, Sơn Án, Hội Giá.

Trong chòm sao này có 2 ngôi sao hành tinh và không có đối tượng Messier nào.
Ngôi sao sáng nhất của chòm sao Phi Ngư là Beta Phi Ngư với độ sáng biểu kiến là 3,77. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao này.

Chòm sao Phi Ngư thuộc về gia đình chòm sao Johann Bayer bao gồm: Thiên Yến, Yển Diên, Kiếm Như, Thiên Hạc, Thủy Xà, Ấn Đệ An, Thương Dăng, Khổng Tước, Phượng Hoàng, Đỗ Quyên.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Phi Ngư

Phi Ngư là một trong số 12 chòm sao được giới thiệu bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick de Houtman vào cuối thê kỷ XVI. Nó được mô tả lần đầu tiên trên Quả địa cầu Petrus Plancius vào năm 1598. Plancius gọi chòm sao này là Vliegendenvis.

Năm 1603, Johann Bayer đã gộp chòm sao này vào tấm bản đồ Uranometria dưới cái tên Piscis Volans, con cá chuồn. Nó được biết đến với cái tên ngắn gọn này vào giữa thế kỷ XIX bởi John Herschel. Năm 1845, Francis Baily đã gộp chòm sao này vào Danh mục Hiệp hội  Anh quốc là Phi Ngư, và cái tên đó được giữ nguyên tới nay.

Phi Ngư đại diện cho một kiểu cá ở miền nhiệt đới có thể nhảy lên khỏi mặt nước lên trên bầu không khí với những cái cánh. Trong bầu trời, cá chuồn thường được mô tả như hiện thân của sự săn đuổi  bởi chòm sao Kiếm Ngư.

Những ngôi sao lớn trong chòm sao Phi Ngư

Beta Phi Ngư: là ngôi sao sáng nhất của chòm sao Phi Ngư. Nó có độ sáng biểu kiến 3,77 và cách Mặt Trời 107,5 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao khổng lồ màu cam thuộc lớp sao K1III. Nó có khối lượng gấp 1,62 và lượng sáng gấp 41 lần Mặt Trời.

Gamma Phi Ngư: là một ngôi sao nhị phân trong chòm sao Phi Ngư, cách Mặt Trời khoảng 142 năm ánh sáng. Hệ thống sao này gồm ngôi sao chính Gamma-2 Phi Ngư là một ngôi sao cam khổng lồthuộc lớp sao K0III và Gamma-1 Phi Ngư có quang phổ xanh trắng thuộc lớp sao F2V. Gamma-2 Phi Ngư có độ sáng biểu kiến 3,87 và Gamma-1 Phi Ngư có độ sáng biểu kiến 5,68. Hai ngôi sao này cách nhau khoảng 14,1 giây cung trên bầu trời.

Zeta Phi Ngư: cũng là một ngôi sao nhị phân khác trong chòm sao Phi Ngư. Nó có độ sáng biểu kiến 3,93 và cách chúng ta khoảng 134 năm anh sáng. Hệ thống sao này gồm một ngôi sao khổng lồ màu cam thuộc kiểu sao K0III và một ngôi sao có độ sáng 10. Hai ngôi sao cách nhau khoảng 16,7 giây cung trên bầu trời.

Delta Phi Ngư là một ngôi sao khổng lồ có ánh sáng vàng- trắng thuộc lớp tinh tú F6II. Nó có độ sáng biểu kiến 3,97 và cách Mặt Trời khoảng 660 năm ánh sáng.

Alpha Phi Ngư là một ngôi sao Am (ngôi sao kim loại) , có nghĩa là nó thuộc lớp A và được cấu tạo bởi kim loại. Nó là một ngôi sao thuộc lớp tinh tú kA3h5A5mA5V. Nó có độ sáng biểu kiến 4,0 và cách Trái Đất khoảng 125 năm ánh sáng. Nó có độ tuổi khoảng 427 năm.

Epsilon Phi Ngư: là một hệ thống sao ba cách chúng ta khoảng 642 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,35. Ngôi sao chính của hệ thống sao là một ngôi sao siêu khổng lồ xanh-trắng thuộc lớp tinh tú B6IV. Nó là một ngôi sao quang phổ nhị phân có chu kỳ quay 14,17 ngày. Hệ thống sao đôi này có độ sáng biểu kiến 8,1 và ly giác 6,05 giây.

Theta Phi Ngư là môt ngôi sao trắng dãy chính thuộc lớp tinh tú A0V. Nó có độ sáng biểu kiến 5,19 và cách Mặt Trời khoảng 239 năm ánh sáng.

Eta Phi Ngư: là một hệ thống sao ba. Nó có độ sáng biểu kiến 5,28 và cách Trái Đất khoảng 356 năm ánh sáng. Ngôi sao chính của hệ thống sao này là một ngôi sao siêu khổng lồ trắng thuộc kiểu A. Ngôi sao thứ hai có độ sáng 12  có ly giác từ 30,8 đến 42,4 giây cung.

Kappa Phi Ngư: là một hệ thống sao ba, cách Mặt Trời khoảng 393 năm ánh sáng. Hệ thống sao này gồm một ngôi sao khổng lồ xanh trắng thuộc lớp tinh tú B9III-IV và có độ sáng 5,33. Một ngôi sao siêu khổng lồ trắng thuộc lớp tinh tú A0IVMn với độ sáng biểu kiến 5,63 và một ngôi sao có độ sáng 8,5 ly giác 37,7 giây cung. Kappa-1 và kappa-2 Phi Ngư có ly giác 65 giây cung.

Iota Phi Ngư: là một ngôi sao siêu khổng lồ thuộc lớp tinh tú B7IV. Nó có độ sáng biểu kiếm 5,41 và cách hệ Mặt Trời của chúng ta khoảng 558 năm ánh sáng.

HD 76700: là một ngôi sao lùn vàng thuộc lớp tinh tú G6V. Nó có độ sáng biểu kiến 8,13 và cách Trái Đất khoảng 194,6 năm ánh sáng. Ngôi sao này có khối lượng tương tự như Mặt Trời nhưng sáng hơn và già hơn. Một hành tinh mới được khám phá gần đây có chu kỳ quỹ đạo quanh quanh ngôi sao với chu kỳ 3,97097 ngày. Nó có khối lượng gấp 0,233 lần Mộc Tinh.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời:

NGC 2397NGC 2397: là một thiên hà Xoắn ốc ở chòm sao Phi Ngư. Nó có độ sáng biểu kiến 12,68 và cách Trái Đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng.

Nhân của thiên hà có những ngôi sao màu đỏ thẫm và vàng, và những cánh tay xoắn ốc ở phía ngoài là vùng nơi hình thành những ngôi sao trong thời gian gần đây.

Thiên hà này được khám phá bởi nhà thiên văn học và toán học người Anh John Herschel vào ngày 21/2/1835. Một giai đoạn muộn, SN 2006bc, được khám phá ở NGC 2397 vào năm 2006.

Chiếc vòng Lindsay-Shapley (AM0644-741): là một thiên hà thấu kính trên chòm sao Phi Ngư. Nó có độ sáng biểu kiến 13,96 và cách Trái Đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng.

Chiếc vòng Lindsay-Shapley (AM0644-741)Chiếc vòng gần nhân của thiên hà có đường kính khoảng 150000 năm ánh sáng. Nó được cho là hình thành từ một sự va chạm với một thiên hà khác  mà gây ra bụi ở AM0644-741 là nơi sẽ tập trung lại và hình thành sao, sau đó tách ra khỏi từ thiên hà và hình thành nên một cái vòng. Chiếc vòng này chứa đựng nhiêu ngôi sao xanh nóng. Nó sẽ tiếp tục được mở rộng trong vòng 300 triệu năm tới và sẽ dần biến mất.

Thiên hà này được khám phá bởi Eric Lindsay và Harlow Shapley vào năm 1960. Nó ở gần đám mây Magellanic lớn (trong chòm sao Sơn Án và Kiếm Ngư).

Thiên hà này được xác định như một vòng của vương miện phương nam  riêng biệt bởi nhà thiên văn học John A.Graham nên nó còn được biết đến với tên Thiên hà Vòng Graham.

NGC 2422Thiên hà Meathook (NGC 2442): là một thiên hà soắn ốc trung bình trên chòm sao Phi Ngư. Nó được khám phá bởi nhà thiên văn học John Herschel, người đã mô tả chúng có những cái soắn ốc như những cái móc.

Hình dạng méo mó của thiên hà được cho là kết quả của việc hòa trộn với một thiên hà nhỏ hơn nó.

Thiên hà này có độ sáng biểu kiến 11,2 và cách Trái Đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Vùng đĩa và những cánh tay soắn ốc có đường kính khoảng 150000 năm ánh sáng.

NGC 2434: là một thiên hà elip. Nó có độ sáng 11,3 và cách Trái Đất khoảng 21898 Mpc. Thiên hà này được khám phá bởi John Herschel vào ngàu 23/12/1834.