Chòm sao Thất Nữ (Xử Nữ)

09/06/2020 | Mai Đức Thạch | 2416 xem

Chòm sao Thất Nữ là một chòm sao ở Nam bán cầu của bầu trời. Cái tên La tinh của nó có nghĩa là “trinh nữ”. Nó được ký hiệu bởi ký tự ♍. Thất Nữ là một trong 12 chòm sao hoàng đạo, lần đầu tiên được biết đến trong danh mục các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ thứ II.

Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Spica, nó cũng là một trong những ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đêm. Nó chứa một trong hai điểm đặc biệt trên bầu trời (điểm còn lại nằm trên chòm sao Song Ngư) nơi mà đường hoàng đạo giao với đường xích đạo trời, nó còn được biết đến là điểm thu phân, nơi mà rất gần ngôi sao Beta Thất Nữ. Chòm sao này có kích thước chỉ nhỏ hơn Trường Xà. Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời đáng chú ý là: M49, M58, M60, M87, thiên hà Sombrero, Thiên hà Mắt, Siamese Twins và tinh vân bức xạ 3C273.

Chòm sao Thất Nữ, Chòm sao Xử Nữ

Vị trí của chòm sao Thất Nữ trên bầu trời

Thất Nữ là chòm sao lớn thứ hai trên bầu trời, chiếm diện tích 1294 độ vuông. Nó nằm ở phần tư thứ ba của nam thiên cầu, và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 80o đến -80o. Những chòm sao lân cận của nó là: Mục Phu, Hậu Phát, Ô Nha, Cự Tước, Trường Xà, Sư Tử, Thiên Xứng, Cự Xà.

Thất Nữ có chứa 11 đối tượng Messier: Messier 49 (M49, NGC 4472), Messier 58 (M58, NGC 4579), Messier 59 (M59, NGC 4621), Messier 60 (M60, NGC 4649), Messier 61 (M61, NGC 4303), Messier 84 (M84, NGC 4374), Messier 86 (M86, NGC 4406), Messier 87 (M87, NGC 4486), Messier 89 (M89, NGC 4552), Messier 90 (M90, NGC 4569) và Messier 104 (M104, NGC 4594, Sombrero Galaxy). Có 20 ngôi sao hành tinh được biết đến và nhiều ngôi sao khác trong chòm sao. Ngôi sao sáng nhất là Spica (Alpha Thất Nữ) với độ sáng biểu kiến 0,98. Có hai trận mưa sao băng gắn với chòm sao này: Virginids Mu Virginids.

Chòm sao này thuộc về gia đình chòm sao Hoàng Đạo gồm: Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Sinh, Cự Giải, Sư Tử, Thiên Xứng, Thiên Hạt, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thất Nữ

Chòm sao Thất Nữ thường được nhắc đến với vị thần công lý của Hy Lạp, Dike. Dike là con gái của Zeus và Titan Themis. Thất Nữ thường được mô tả là với những đôi cánh giống thiên thần, với một cái tai trái được đánh dấu bởi ngôi sao sáng Spica. Vị trí tiếp theo nữa là chòm sao Thiên Xứng, chòm sao đại diện cho sự công bằng và công lý. Dike đôi khi còn được cho là Astraeia, con gái của Astraeus, người đã đặt cô lên bầu trời, và Eos, vị thần của bình minh.

Trong thần thoại Hy Lạp, Dike sống vào thời kỳ hoàng kim của loài người. Cô ấy đại diện cho một con người trần và công lý để cai trị trên Trái Đất. Thời đại hoàng kim được đánh dấu bởi sự thịnh vượng và hòa bình, sự bất diệt vĩnh cửu, nơi mà con người không bao giờ biết đến tuổi già. Khi Zeus đã hoàn thành kiệt tác của mình đã nghe theo lời tiên tri của già về người con sẽ lật đổ mình, nó đánh dấu thời kỳ bắt đầu của tuổi già, không còn sự thịnh vượng như trước nữa. Zeus đã tạo ra 4 mùa và con người không còn tôn kính đối với
thần thánh nữa. Dike đã đến với họ và cảnh báo họ về một thảm họa của việc họ coi thường thánh thần. Rồi cô bỏ lên núi, quay lưng lại với loài người. Tiếp đến là thời kỳ đồ đồng đỏ và thời kỳ đồ sắt rồi đến thời đại con người ngày nay. Dike đã rời bỏ Trái Đất và bay lên
thiên đàng.

Một câu chuyện khác, chom sao Thất Nữ được cho là đại diện cho Dimeter, nữ thần mùa màng, màu mỡ của đất đai, và Erigone, con gái của Icarius, người đã giết chết cha của cô. Trong phiên bản này, Icarius được biết đến là chòm sao Mục Phu và ngôi sao Procyon trong Tiểu Khuyển là chú chó trung thành Maera của Icarius.

Lịch sử Eratosthenes và Hyginus thuông thường cho chòm sao Thất Nữ đại diện cho Tyche, vị thần của vận may, thông thường được mô tả với cái sừng sung túc và không phải là cái tai thần. tên của ngôi sao Spica, đánh dấu tai của nữ thần, trong tiếng Latinh nó có nghĩa là “cái tai của thần”.

Ngôi sao lớn trong chòm sao Thất Nữ

Alpha Thất Nữ (Spica): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao Thất Nữ và là ngôi sao sáng thứ 15 trên bầu trời. Nó có độ sáng biểu kiến 1,04. Đó là một ngôi sao biến quang hình bầu dục, nơi nó bị che khuất của một ngôi sao nhị phân gần nó nên nó tạo ra một sự kết hợp khá hấp dẫn.

Bản thân cái tên Spica của ngôi sao từ tiếng Latinh “spīca virginis” có nghĩa là “Cái tai của Thất Nữ”.

Spica là một ngôi sao xanh khổng lồ thuộc kiểu tinh tú B1III-IV và B2V, cách hệ Mặt Trời của chúng ta khoảng 260 năm ánh sáng.Nó là một ngôi sao đôi gần hệ Mặt Trời của chúng ta nhất. Ngôi sao chính  đang ở giai đoạn giữa của sao siêu khổng lồ và sao khổng lồ (kiểu tinh tú B1III-IV), sáng gấp 12100 lần Mặt Trời. Ngôi sao thứ hai là một ngôi sao chính kiểu B2V. Nó là một trong những minh chứng của Struve-Sahade, nơi xuất hiện trên một đường thẳng với quang phổ nhỏ hơn. Hiệu ứng này được quan sát bởi nhà thiên văn học người Nga Otto Struve năm 1937.

Với vị trí cách xa 260 năm ánh sáng, ngôi sao chính là một ngôi sao gần nhất nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố  đủ để hình thành một ngôi sao kiểu II.

Spica thuộc lớp tương tự như ngôi sao biến quang Beta Tiên Vương, nơi ngôi sao chính sáng chói là kết quả của việc bề mặt nóng chảy  với bức xạ cực đại.

Ngôi sao Spica có lẽ là ngôi sao giúp nhà thiên văn học và toán học Hy Lạp Hipparchus khám phá ra hiện tượng  tiến động của điểm phân vào năm 127 trước công nguyên. Tiến động của điểm phân, sự chuyển động của trục, là sự thay đổi về hướng trục quay của Trái Đất. Hiparchus đo kinh độ của ngôi sao sáng, Spica và Regulus trong chòm sao Sư Tử, khi ông so sánh dữ liệu với phép đo của ông về tiến động. Ông nhận thấy ngôi sao Spica chuyển động khoảng 2 độ so với điểm thu phân.

Nicolaus Copernicus, người đầu tiên để xướng về vũ trụ học nhật tâm toàn diện, thay cho ý tưởng Trái Đấy là tâm của vũ trụ, và cũng có nhiều quan sát về Spica để nghiên cứu tiến động.

–  Beta Thất Nữ (Zavijava): thuộc lớp sao F9 V và cách Mặt Trời 35,65 năm ánh sáng. Mặ dù được chỉ định là beta, nhưng nó chỉ là ngôi sao sáng thứ năm trong chòm sao. Cái tên truyền thống của ngôi sao Zavijava, được bắt nguồn từ tiếng Ả Rập  zāwiyat al-cawwa’, có nghĩa là “tiếng con chó sủa”, đôi khi nó được biết đến với cái tên Alaraph.

Gamma Thất Nữ (Porrima): là một ngôi sao nhị phân. Cái tên Porima là tên của hai nữ thần tiên tri, Carmenae. Ngôi sao này đôi khi cũng được gọi là Postvarta, Arich, Laouiyet al Aoua. Nó được dịch ra tiếng Latinh có nghĩa là “góc người rao”. Cùng với Beta, Eta, Delta, Epsilon Thất Nữ tạo thành nhóm các ngôi sao được biết đến như Barker, hoặc Al ʽAwwāʼ. Nó có độ sáng biểu kiến 2,74, với khoảng cách khoảng 38,1 năm ánh sáng. Tất cả các ngôi sao của Gamma Thất Nữ thuộc kiểu tinh tú F0V với độ sáng biểu kiến tương ứng là 3,65 và 3,56.

Delta Thất Nữ (Auva): là một ngôi sao khổng lồ đỏ thuộc lớp tinh tú M3III, với khoảng cách khoảng 198 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,4 và có thể nhìn thấy qua ống nhòm. Nó có khối lượng gấp ,14 lần Mặt Trời, nhưng bán kính gấp 48 lần Mặt Trời và sáng hơn khoảng 468 lần. Ngôi sao Delta Thất Nữ là một ngôi sao có tốc độ cao, di chuyển với tốc độ khoảng 30km/s so với chuyển động của những ngôi sao láng giềng.

Ngôi sao này là một ngôi sao biến quang với độ sáng biến đổi tử 3,32 và 3,40. Nó là một ngôi sao nhị phân với một ngôi sao có độ sáng 11 kiểu sao lùn K ly giác 80 giây cung. Ngôi sao lùn này quay với chu kỳ 200000 năm.

Tên truyền thống của ngôi sao  Auva bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ى cawwa. Có nghĩa là con chó.

Epsilon Thất Nữ (Vindemiatrix): là ngôi sao sáng thứ 3 của chòm sao Thất Nữ. Nó có độ sáng biểu kiến 2,826 và ở khoảng cách 109,6 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú G8III. Nó sáng hơn Mặt Trời khoảng 77 lần. Cái tên Latinh của ngôi sao vindēmiātrix, có nghĩa là “người hái nho”.

Zeta Thất Nữ (Heze): là ngôi sao dãy chính của kiểu A3V. Nó có độ sáng biểu kiến 3,376 và ở khoảng cách 74,1 năm ánh sáng. Nó có khối lượng và bán kính tương tự Mặt Trời và có thể nhìn thấy qua ống nhòm.

Eta Thất Nữ (Zaniah): là một hệ thống sao ba. Nó có độ sáng 3,890 và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó thuộc về lớp A2V. Ba ngôi sao trong hệ thống sao này rất gần nhau và không thể quan sát qua một kính thiên văn. Hệ thống này ở khoảng cách 265 năm ánh sáng. Hai ngôi sao bên trong có quỹ đạo 0,5 đơn vị thiên văn và quỹ đạo 72 ngày. Ngôi sao thứ ba hơi xa hơn một chút với chu kỳ 13,1 năm. Cái tên của ngôi sao có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập zāwiyah, có nghĩa là “con chó”.

Iota Thất Nữ (Syrma): thuộc về lớp tinh tú F6III và khoảng cách 69,8 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 2,44. Cái tên của ngôi sao có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập sirmā, có nghĩa là “phương tiện”.

Mu Thất Nữ (Rijl al Awwa): là một ngôi sao vàng thuộc lớp F2III. Nó có độ sáng biểu kiến 3,87 và có khoảng cách 60,9 năm ánh sáng. Cái tên của ngôi sao có nghĩa là “bàn chân của con chó sủa”.

70 Thất Nữ: là một ngôi sao lùn vàng. Nó có độ sáng 5,00 và khoảng cách 58,7 năm ánh sáng. Ngôi sao đang được cho là đang phát triển thành một ngôi sao siêu khổng lồ bởi độ sáng của nó đang sáng hơn. Một hành tinh được khám phá quay quanh nó vào năm 1996.

Chi Thất Nữ: là một ngôi sao nhị phân cách chúng ta khoảng 294 năm ánh sáng và độ sáng biểu kiến 4,652 nên có thể quan sát được bằng mắt thường. Nó thuộc kiểu tinh tú K2III, nó là một ngôi sao cam khổng lồ, có khối lượng gấp đôi Mặt Trời. Nó có bán kính gấp 23 lần và sáng hơn 182 lần Mặt Trời.

Ngôi sao chính của hệ thống sao này là một hệ thống sao ba. Kiểu ngôi sao K0 có độ sáng 9,1 ly giác khoảng 173,1 giây cung và ngôi sao còn lại có độ sáng 10 ly giác 221,2 giây cung và kiểu ngôi sao K2 với độ sáng 9,1; ly giác 321,2 giây cung.

Một hành tinh được khám phá trên quỹ đạo vào tháng 7/2009. Nó có khối lượng ít nhất gấp 11 lần Mộc Tinh và quỹ đạo của nó 835 ngày.

61 Thất Nữ: là một ngôi sao vàng lùn đặc trưng thuộc lớp G5V với khoảng cách khoảng 27,9 năm ánh sáng. Nó có độ sáng 4,74. Ngôi sao này tương tự Mặt Trời của chúng ta. Nó quay tại đường xích đạo với chu kỳ 29 ngày. Tuổi của ngôi sao ước lượng khoảng 6 tỷ năm.

109 Thất Nữ là ngôi sao chính trắng lùn thuộc kiểu A0V. Nó có độ sáng trực quan 3,73- là ngôi sao sáng thứ 7 của chòm sao. Ngôi sao này cách hệ Mặt Trời 129 năm ánh sáng và sáng hơn 23 lần Mặt Trời.

Nu Thất Nữ: là một ngôi sao khổng lồ đỏ thuộc về lớp M1IIIab. Đó là một ngôi sao biến quang với độ sáng biểu kiến trung bình 4,04, cách Trái Đất khoảng 313 năm ánh sáng; với độ sáng biến thiên  trong độ sáng 0,06.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Quần tinh Thất NữQuần tinh Thất Nữ: là một thiên hà được tìm thấy trong chòm sao Hậu Phát và Thất Nữ. Trung tâm của quần tinh cách Hệ Mặt Trời khoảng 53,8 triệu năm ánh sáng . Nó nằm trong nhóm thiên hà địa phương bao gồm thiên hà Tiên Nữ và Dải Ngân Hà.

Quần tinh Thất Nữ có khoảng 1300 thiên hà đến khoảng 2000. Phần sáng nhất của quần tinh được khám phá vào cuối thể kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX.

NGC 4472M49 (NGC 4472): là thiên hà sáng nhất của quần tinh Thất Nữ và là thiên hà đầu tiên được khám phá trong quần tinh Thất Nữ.

Nó là một thiên hà elip với độ sáng 9,4; ở khoảng cách khoảng 55,9 triệu năm ánh sáng. Nó được khám phá bởi Charles Messier vào tháng 2/ 1771.Nó hiện đang chịu lực hấp dấp của sao lùn nhỏ UGC 7636.

M49 chứa đựng khoảng 5900 bó quần tinh, có độ tuổi trung bình 10 tỷ năm. Hai ứng viên  hình thành tinh tú ở lỗ đen, được hình thành bởi sự tan rã của mảng sao. Thiên hà được cho là một mảng đen có khối lượng 565 khối lượng Mặt trời ở lõi của nó.

Chi có một phát hiện mởi trong thiên hà SN1989 vào tháng 6/1969. M49 ở vị trí 4,1 độ về phía Tây Nam ngôi sao Epsilon Thất Nữ.

NGC 4579

M58 (NGC 4579): là một thiên hà soắn ốc trong chòm sao Thất Nữ. Đó là một trong những thiên hà sáng nhất trong chòm sao Thất Nữ. Nó có độ sáng biểu kiến 10,5 và ở khoảng cách khoảng 62 triệu năm ánh sáng.

M58 được khám phá là thiên hà elip  cùng với M59 và M60 bởi Charles Messier vào tháng 4/1779.

Hai supernovae được khám phá SN 1988A vào tháng 1/1988 và SN1989M vào tháng 6/1989.

M59 (NGC 4621): là một thiên hà elip cách hệ Mặt Trời khoảng 60 triệu năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 10,6. Cả M59 và M60 được khám phá bởi nhà thiên văn học người Đức Johann Gottfried Koehler vào tháng 4/1779.

NGC 4609M60 (NGC 4649): là một thiên hà elip. Nó có độ sáng biểu kiến 9,8 và khoảng cách khoảng 55 năm ánh sáng. Nó là thiên hà elip sáng thứ ba trong chòm sao. Nó được khám phá vào năm 2004.

Đĩa thiên hà nối lên NGC 4647 với định vị 2,5 phút từ M60 nhưng không có mối liên quan nào về lực hấp dẫn giữa hai thiên hà nên nó được cho là có khoảng cách rất khác nhau kể từ Mặt Trời.

NGC 4303M61 (NGC 4303): là một thiên hà hình xoắn ốc. Nó nằm trong quần tinh Thất Nữ và là một thành viên lớn trong quần tinh đó.

Nó có độ sáng biểu kiến 10,18 và ở khoảng cách khoảng 52,5 năm ánh sáng.

M61 được khám phá bởi nhà thiên văn học Italia Barnabus Oriani vào tháng 5/1779.

Sáu supernovae được khám phá trong thiên hà này trong 100 năm SN1926A, SN1961I, SN1964F, SN1999gn, SN2006ov, SN2008in.

M84 (NGC 4374): là một thiên hà thấu kính nằm ở bên trong Quần tinh Thất Nữ. Nó được khám phá bởi Charles Messier vào tháng 3/1781. Nó có một cái đĩa khí bay và những ngôi sao quay nhanh, với tâm thiên hà là một lỗ đen. Có hai supernovae được khám phá trong thiên hà SN1957 và SN1991bg. Nó có độ sáng 10,1 và ở khoảng cách khoảng 60 triệu năm ánh sáng.

M86 (NGC 4406): là một thiên hà thấu kính ở gần tâm quần tinh Thất Nữ, được khám phá bởi Charles Messier vào năm 1781. Nó đang lao về phía thiên hà của chúng ta với tốc độ 244km/s. Thiên hà có độ sáng 9,8 và ở khoảng cách khoảng 52 triệu năm ánh sáng.

M87 (NGC 4486): là một thiên hà elip siêu khổng lồ ở gần tâm của quần tinh Thất Nữ nó nằm ở ranh giới giữa Thất Nữ và Hậu Phát.

Nó có độ sáng 9,59, và là thiên hà sáng thứ hai trong quần tinh và có thể nhận biết qua nguồn radio. Nó có thể được quan sát qua một kính thiên văn cỡ nhỏ.

Thiên hà là một phần của  trong nhóm thiên hà địa phương. Nó được khám phá bởi Charles Messier vào năm 1781 và ở khoảng cách khoảng 53,5 triệu năm ánh sáng.

Chuyển động của hành tinh ở giữa M886 và M87 chuyển động xung quanh nhau.

M87 có một số lỗ đen ở tâm. Nó là thiên hà kiểu thiên hà cD, hay một thiên hà khổng lồ kiểu D hình bầu dục.

M87 có thể được quan sát trên đường nối Epsilon Thất Nữ là ngôi sao sáng Denebola trên chòm sao Sư Tử.

M89 (NGC 4552): là một thiên hà elip. Nó được khám phá vòa tháng 3/1781. Nó thuộc về quần tinh Thất Nữ. Nó có độ sáng 10,73 và ở khoảng cách khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Nó có khoảng 2000 cụm quần tinh trong số 25’ thiên hà. So với Dải Ngân Hà là 150-200. M89 được cho là một thiên hà radio hoặc tinh vân bức xạ. Nó có một địa khí vào bụi có  đường kính 150000 năm ánh sáng với những tia nóng đang mở rộng ra ngoài 100000 năm ánh sáng ra ngoài.

M90 (NGC 4569): là một thiên hà xoắn ốc có độ sáng 10,26, ở khoảng cách 58,7 năm ánh sáng. Messier khám phá nó vào năm 1781. Nó là một thành viên của quần tinh Thất Nữ. Nó ở khoảng cách nửa độ từ M87. Những cánh tay xoắn ốc của nó khá đẹp.

Thiên hà Sombrero (M104, NGC 4591): là một thiên hà xoắn ốc có độ sáng 8,98 ở khoảng cách khoảng 29,3 triệu năm ánh sáng. Nó dễ dàng được quan sát qua một kính thiên văn tốt.

NGC 4594

Nó là một thành viên trong quần tinh Thất Nữ, nó ở khoảng cách 11,5o Tây của Spica. Thiên hà này chứa khoảng từ 1200 đến 2000 quần tinh cầu.

M104 còn có cái tên khác là Sombrero vì nó phình ra ở trung tâm với bụi lớn trông nó giống như Sombrera.

Thiên hà elip này được cho là một thiên hà khổng lồ. Nó chứa đựng một lỗ đen khổng lồ ở tâm thiên hà.

Thiên hà Sombrero được khám phá bởi Pierre Méchain vào tháng 3/1767 và nó nằm trong danh sách Messier.

NGC 4435Thiên hà Mắt (NGC 4435-NGC4438, Apr120): là một nhóm 2 thiên hà nằm trong quần tinh Thất Nữ.

NGC 4435 là một thiên hà thấu kính sọc. Trong đó có chứa một số ngôi sao trẻ tại tâm của nó. Một số ngôi sao được nghi ngờ là kết quả của việc tương tác với thiên hà láng giềng NGC4438.

NGC 4438 là một cái đĩa bị bóp méo và cái đuôi của nó là kết quả của việc va chạm với thiên hà khác và thất khó để phân nó vào một thiên hà xoắn ốc dạng thấy kính.

Những thiên hà này ở khoảng cách 52 triệu năm ánh sáng.

NGC 4216 NGC 4216: là một thiên hà hình xoắn ốc trung gian trong quần tinh Thất Nữ, cách Hệ Mặt Trời khoảng 40 triệu năm ánh sáng. Nó có độ sáng 11.

Nó có độ sáng tuyệt đối -22. Nó là một trong những thiên hà lớn nhất và sáng nhất trong quần tinh.

Thiên hà này khá giàu kim loại  và ít nơtron hydrogen trong địa quang. Nó được cho là kết quả của việc tương tác với hai thiên hà vệ tinh nhỏ hơn.

NGC 4567Thiên hà Butterfly (NGC 4567 và NGC 4568): là một cặp của hai thiên hà xoắn ốc trong nhóm quần tinh Thất Nữ, nó cách hệ Mặt Trời khoảng 59,4 năm ánh sáng.

Những thiên hà này là kết quả của sự va chạm lẫn nhau. Nó có độ sáng biểu kiến 10,9.

Thiên hà này được khám phá bởi William Herschel vào năm 1784, Có một lỗ đen được khám NGC 4526phá trong thiên hà vào năm 2004.

NGC 4526: là một thiên hà thấu kính. Nó thuộc về quần tinh Thất Nữ.

Thiên hà này có độ sáng biểu kiến 10,7; và ở khoảng cách khoảng 55 triệu năm ánh sáng.

Có hai lỗ đen được khám phá trong thiên hà SN1969E và SN1994D.

NGC 4216: là một thiên hà elip có độ sáng biểu kiến 11,4; ở khoảng cách khoảng 96 triệu năm ánh sáng. Nó nằm sau quần tinh Thất Nữ.

3C273Thiên hà này có chu kỳ 60000 năm anh sáng. Nó chứa một lỗ đen ở tâm của nó. Nó có khối lượng bằng 400 lần Mặt Trời.

3C273 là một tinh thể bức xạ (một hạt nhân thiên hà bức xạ với một nguồn bức xạ radio). Nó ở khoảng cách chúng ta xa 2443 giga năm ánh sáng.

Nó là một trong nó thiên hà mở rộng tỏa ra tia X khám phá vào năm 1970. Nó có một thiên hà elip lớn.

3C273 được phân kiểu blazar. Một tinh thể bức xạ nhỏ và giữ có một lỗ đen được cho là tâm thiên hà bầu dục khá lớn.