Chòm sao Lộc Báo

01/08/2018 | Mai Đức Thạch | 1780 xem

Chòm sao Lộc Báo là một chòm sao nằm ở Bắc bán cầu. Tên của nó xuất phát từ gốc La Tinh của từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘hươu cao cổ’. Nếu tách riêng nó ra, ta thấy camelopardalis = camel (lạc đà) + leopard (báo) nên nó còn có tên khác là chòm sao lạc đà-báo bởi vì nó có hình dạng cái cổ dài giống như con lạc đà và trên cơ thể có những cái đồm giống con báo. Chòm sao này được đặt tên bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Petrus Plancius và tài liệu của nhà thiên văn học người Đức Jakob Bartsch năm 1624.

Chòm sao Lộc Báo

Vị trí chòm sao Lộc Báo trên bầu trời

Chòm sao Lộc Báo là chòm sao lớn thứ 18 trên bầu trời đêm, chiếm một diện tích 757 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ hai của Bắc bán cầu và có thể được nhìn thấy ở các vĩ độ từ 90o đến -10o. Những chòm sao lân cận của nó là: Thiên Long, Tiêu Hùng, Tiên Vương, Tiên Hậu, Anh Tiên, Ngự Phu, Thiên Miêu, Đại Hùng.

Ngôi sao sáng nhất trong chòm sao là Beta Lộc Báo. Trận mưa băng liên quan đến chòm sao là Lộc Báo vào tháng 10.

Chòm sao Lộc báo thuộc gia đình Đại Hùng gồm các chòm sao: Mục Phu, Lạp Khuyển, Hậu Phát, Bắc Miện, Thiên Long, Sư Tử con, Thiên Miêu, Đại Hùng, Tiểu Hùng.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Lộc Báo

Người Hy Lạp cho rằng không có bất kỳ ngôi sao nào trong chòm sao Lộc Báo trên bầu trời, cũng giống như chòm sao Thiên Miêu hiện nay.

Không có bất kỳ câu chuyện thần thoại nào gắn với chòm sao này vì nó chỉ được tạo ra vào thế kỷ XVII.

Về tên gọi Hươu cao cổ không phải là liên quan đến một câu chuyện thần thoại nào đó, tên của chòm sao có thể được tham chiếu đến trong Kinh thánh Sáng Thế, nhưng điều này có nhiều nghi ngờ. Khi Jacob Bartsch đưa chòm sao Lộc Báo vào bản đồ sao năm 1624, ông mô tả chòm sao như một con lạc đò mà Rebecca diễu hành qua thành Canaan, nơi mà cô đã kết hôn với Isaac. Kể từ khi Lộc Báo đại diện cho một con hươu cao cổ, chứ không phải con lạc đà thì lời giải thích này không còn phù hợp.

Những ngôi sao tiêu biểu của chòm sao Lộc Báo

Beta Lộc Báo là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao. Nó là một ngôi sao siêu khổng lồ kiểu G- mày vàng đặc trưng. Nó cách chúng ta khoảng 1000 năm ánh sáng với độ sáng biểu kiến 4,03.

CS Lộc Báo là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao và cũng là một ngôi sao nhị phân. Nó bao gồm một ngôi sao khổng lồ kiểu B-xanh trắng với độ sáng 8,7 và ngôi sao còn lại cách nó 2,9 giây cung. Ngôi sao này nằm trong tinh vân phản chiếu VDB 14. CS Lộc Báo là một ngôi sao biến quang kiểu Alpha Cygni, với một hình tròn đông với độ sáng biểu kiến thay đổi từ 4,19 đến 4,23. Ngôi sao này cách chúng ta khoảng 3000 năm ánh sáng.

Sigma Lộc Báo (Struve 1694): là một ngôi sao nhị phân bao gồm một ngôi sao khổng lồ kiểu A-trắng với độ sáng 5,3 và cách Trái Đất 300 năm ánh sáng và ngôi sao còn lại có quang phổ kiểu A chính. Nó thể hiện cho cái đầu của Hươu cao cổ.

VZ Lộc Báo: là một ngôi sao khổng lồ kiểu M cách Trái Đất khoảng 470 năm ánh sáng, độ sáng biểu kiến 4,92. Độ sáng của nó thay đổi từ 4,80 đến 4,96 trong 23,7 ngày.

Cascade Kemble: là một quần tinh hình thành bởi hơn 20 ngôi sao có độ sáng từ 5 đến 10 tạo nên đường thắng trên bầu trời và kết thúc tại quần tinh sao mờ NGC 1502.

Quần tinh này được đặt tên sao khi cha Lucian J.Kemble, một tu sĩ dòng Phanxico phát hiện ra nó và viết vào một bức thư cho Walter Scott Houston (của tạp chí Bầu trời và Kính viễn vọng) mô tả nó là ‘một dòng thác đẹp của những ngôi sao mờ từ phía Bắc xuống quần tinh mở NGC 1502’. Houstom đặt nó là Quần tinh Cascade Kemble vào năm 1980.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

NGC 2403 (Caldwell 7): là một thiên hà xoắn ốc cách chúng ta khoảng 8 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này có độ sáng biểu kiến 8,9 và là thiên hà đầu tiên được phát hiện vào thế kỷ XVIII bởi nhà thiên văn học người Anh sinh ra ở Đức Sir Frederick William Herschel. Cánh tay xoắn ốc về phía Bắc của NGC 2403 kết nối với NGC 2404, là một vùng mơ hồ  trong một thiên hà bên ngoài cũng nằm trong chòm sao Lộc Báo. Thiên hà xa trung tâm này là một thành viên của tập đoàn M81 là một nhòm thiên hà, bao gồm M81 và M82, nằm trong chòm sao Đại Hùng. Nhóm này nằm trong Siêu đám Xử Nữ. NGC 2403 là thiên hà đầu tiên được phát hiện ở thiên hà bên ngoài nhóm thiên hà địa phương của chúng ta được biết đến.

NGC 1502 là một quần kinh sao mở ở cuối dải Cascade Kemble. Đó là một nhóm sao nhỏ, có chứa khoảng 45 ngôi sao, với 485 Struve, với một ngôi sao tươi sáng ở tâm.

NGC 2366: là một thiên hà hình dáng vô đinh với độ sáng biểu kiến 11,4; nó có chứa khu vực hình thành sao NGC 2363.

NGC 1569: là một thiên hà lùn hình dạng vô định với độ sáng biểu kiến 11,9; cách chúng ta khoảng 11 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này khá đáng chú ý với hai cụm siêu sao. Cả hai quần tinh đã hình thành sao , một cụm ở phía bắc của thiên hà chủ yếu chứa những ngôi sao trẻ được hình thành cách nay khoảng 5 triêu năm, nhưng cũng có một số ngôi sao lâu hơn có màu đỏ; cụm khác nằm gần tâm thiên hà chủ yếu chứa những ngôi sao lâu đời, màu đỏ khổng lồ và siêu khổng lồ.

IC 342 (Kaldwell 5): là một thiên hà xoắn ốc dạng trung bình có độ sáng biểu kiến 9,1 và cách chúng ta khoảng 10,7 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này được phát hiện năm 1895 bởi nhà thiên văn học người Anh Frederick William Denning. Nó nằm ngoài nhòm thiên hà địa phương. Đây là một trong hai thiên hà sáng nhất trong nhóm IC 342/Maffei, là nhóm các thiên hà gần nhóm thiên hà địa phương nhất. Thiên hà này nằm gần xích đạo thiên hà và bị che khuất bởi rất nhiều khí bụi giữa các sao, làm cho nó khó quan sát.