Chòm sao Cự Giải

02/08/2018 | Mai Đức Thạch | 2332 xem

Chòm sao Cự Giải được định vị ở Bắc thiên cầu. Cái tên của nó có nghĩa Latinh là cua biển. Chòm sao này là chòm sao yếu nhất trong 12 chòm sao hoàng đạo. Nó được ký hiệu bởi ♋. Cũng giống như các chòm sao Hoàng đạo khác, nó là một trong những chòm sao nằm trong danh sách các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ thứ II. Chòm sao này chứa một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời, như quần tinh mở Praesepe, Quần tinh Beehive và quần tinh mở M67.

Chòm sao Cự Giải

Vị trí chòm sao Cự Giải trên bầu trời

Cự Giải là chòm sao có kích thước lớn thứ 31 trên bầu trời, nó chiếm diện tích 506 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ hai trên Bắc thiên cầu và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 90o đến -60o. Những chòm sao lân cận của nó là: Tiểu Khuyển, Song Sinh, Trường Xà, Sư Tử, Tiểu Sư và Thiên Miêu.

Chòm sao này có 2 đối tượng Mesier là M44 và M67 và có 2 ngôi sao hành tinh được biết đến. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Al Tarf. Chỉ có một trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao là Delta Cự Giải.

Chòm sao Cự Giải thuộc gia đình các chòm sao Hoàng đạo.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Cự Giải

Trong thần thoại Hy Lạp, Cự Giải có liên quan đến câu chuyện Con cua biển trong 12 kỳ công của Heracles.

Trong thần thoại, Hera đã gửi  con cua này xuống biển để ngáng đường đi của người anh hùng Heracles trong cuộc chiến đấu với con rắn chin đầu Lernaean, một thú vật trông giống con rắn với nhiều cái đầu chứa nọc độc.

Trong phiên bản khác, con cua biển được cho là con vật của Hera, nó là một kẻ thù của Heracles.

Bà đã đặt nó lên bầu trời và có độ sáng không cao do Heracles không hoàn thành nhiệm vị của mình. Chòm sao này không có ngôi sao này có độ sáng tốt hơn 4.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Cự Giải

Alpha Cự Giải (Acubens): là ngôi sao sáng thứ tư của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến biến đổi từ 4,20 đến 4,27. Cái tên Al Zubanah của nó từ tiếng Ả Rập ‘az-zubānah’ có nghĩa là “càng cua” trong khi cái tên Sertan là ‘saraţān’ có nghĩa là “cua biển”. Nó là một hệ thống gồm nhiều ngôi sao cách Trái Đất khoảng 174 năm ánh sáng. Ngôi sao sáng nhất Alpha A Cự Giải là một ngôi sao lùn trắng kiểu A dãy chính. Ngôi sao đồng hành của nó Alpha B Cự Giải có độ sáng 11. Ngôi sao sáng hơn trong hệ thống sao này cũng là một hệ thống sao nhị phân gần nhau, hai ngôi sao ly giác nhau 0,1 giây cung. Acubens thuộc lớp tinh tú A5m sáng hơn Mặt Trời 23 lần. Ngôi sao này nằm gần đường hoàng đạo nên dễ bị che khuất bởi Mặt Trăng và các hành tinh.

Beta Cự Giải (Al Tarf): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao, với độ sáng biểu kiến 3,5. Nó là một ngôi sao nhị phân với một ngôi sao cam Kiểu K khổng lồ và một ngôi sao có độ sáng 14 ly giác 29 giây cung. Beta Cự Giải ở khoảng cách khoảng 290 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó xuất phát từ tiếng Ả Rập ‘aṭ-ṭarf’ có nghĩa là ‘mắt’.

Delta Cự Giải (Asellus Australis): là một sao cam khổng lồ với độ sáng biểu kiến 3,94. Nó có khoảng cách 180 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Nó được xác định trong M44, là một quần tinh mở nổi tiếng với tên Quần tinh Beehive. Ngôi sao này còn có cái tên được ít người biết đến đó là Arkushanangarushashutu do cái tên quá dài, với nghĩa là ‘ngôi sao đông nam của cua biển’ trong tiếng Babylon cổ. Cái tên thường biết đến với ngôi sao này là Asellus Australis nghĩa là ‘con lừa non ở miền nam’ trong tiếng Latinh. Ngôi sao này cũng nằm gần đường hoàng đạo và có thể bị che khuất bởi Mặt trăng hoặc các hành tinh.

Gamma Cự Giải (Asellus Borealis): là một ngôi sao siêu khổng lồ trắng kiểu A ở khoảng cách khoảng 158 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,66. Cái tên của ngôi sao có nghĩa là ‘con lừa phương bắc’. Ngôi sao này cũng nằm gần đường hoàng đạo và có thể bị che khuất. Delta và Gamma Cự Giải, con lừa ở bắc và nam, nó thường được gắn với câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ. Erastosthenes viết, cuộc chiến tranh giữa các vị thần và Giants trong cuộc chạm trán với các Titans, thần Hephaestus, Dionysus và một vài thần khác đã biến thành con lừa trong trận đánh. Những vị thần khổng lồ, chưa bao giờ nghe thấy một con lừa kêu be be coi đó là những con quái vật và chạy trốn. Sau đó, Dionysus đã đặt những con lừa lên bầu trời để kỷ niệm sự kiện đó. Ông đã đặt chúng lên trên quần tinh sao nơi người Hy Lạp gọi là Manger. Quần tinh này bây giờ được biết đến là Quần tinh Beehive.

55 Cự Giải: là một hệ thống sao đôi gồm có một ngôi sao lùn vàng dãy chính thuộc lớp tinh tú G8V và một ngôi sao lùn đỏ có độ sáng 13 chỉ có thể nhìn thấy qua kính thiên văn. Hệ thống sao này ở khoảng cách khoảng 41 năm ánh sáng. Vào năm 2010, các nhà thiên văn học đã xác nhận rắng có 5 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời quay trên quỹ đạo ngôi sao chính.

Zeta Cự Giải (Tegmine): là một hệ thống nhiều ngôi sao cách Trái Đất khoảng 83,4 năm ánh sáng. Nó có ít nhất 4 ngôi sao. Cái tên truyền thống của nó có nghĩa là “vỏ của cua biển”. Hệ thống sao này có độ sáng biểu kiến 4,67. Nó là sự phức hợp của 2 sao nhị phân. Zeta1 và Zeta2 ly giác 5,06 giây cung. Cặp đầu tiên Zeta A và Zeta B cả hai đều là ngôi sao lùn vàng trắng kiểu F dãy chính, ly giác nhau 1 giây cung trên bầu trời, còn dãy thứ hai Zeta C và Zeta D là gồm 1 ngôi sao vàng kiểu G và 1 ngôi sao sao lùn đỏ độ sáng 10 ly giác 0,3 giây cung. Nó có chu kỳ quỹ đạo 17 năm.

Lambda Cự Giải: là một ngôi sao xanh trắng kiểu B dãy chính lùn, cách khoảng 419 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 5,92.

Xi Cự Giải: là một ngôi sao nhị phân có khoảng cách khoảng 381 năm ánh sáng. Nó còn được biết đến với cái tên Nahn. Nó bao gồm một ngôi sao Xi A là một ngôi sao khổng lồ vàng kiểu G có độ sáng 5,16 và Xi B ly giác 0,1 giây cung. Nó có chu kỳ quỹ đạo 4,66 năm.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Quần tinh Beehive (Praesepe, M44, NGC 2632, Cr 189): là một quần tinh sao mở cách Trái Đất khoảng 577 năm ánh sáng. Nó là một trong những quần tinh mở gần hệ Mặt Trời nhất. Nó có độ sáng biểu kiến 3,7 và có độ tuổi khoảng 600 triệu năm. Cái tên của quần tinh này có nghĩa là “máng ăn” trong tiếng La tinh.

Quần tinh này có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy quan sát và gọi nó là “bộ ngực của cự giải”. Galileo là người đầu tiên quan sát chúng qua kính thiên văn vào năm 1609 và Charles Messier thêm nó vào danh sách quần tinh vào năm 1769.

Quần tinh này có chứa ít nhất hàng nghìn ngôi sao. Hơn một nửa (63%) là sao lùn và chỉ có 1 phần 3 (30%) giống như Mặt Trời, thuộc lớp F,G,K.

Ngôi sao sáng nhất trong quần tinh này là ngôi sao xanh trắng với độ sáng thay đổi từ 6 đến 6,5.

M67 (NGC 2682): là một quần tinh mở, nó là một trong những quần tinh cổ nhất được biết đến. Nó có độ tuổi khoảng giữa 3,2 đến 5 tỷ năm. Quần tinh này được khám phá bởi nhà thiên văn học người Đức Johann Gottfried Koehler năm 1779. Nó có độ sáng biểu kiến 6,1. Nó chứa khoảng 100 ngôi sao tương tự như Mặt Trời và một số sao khổng lồ đỏ. Hầu hết tất cả những ngôi sao trong quần tinh có cùng khoảng cách và độ tuổi.

NGC 2275 (Caldwell 48): là một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất khoảng 55,5 triệu năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 11,03. Thiên hà này được khám phá bởi William Herschel vào năm 19873. Nó có nhiều đường xoắn ốc, với nhiều hoạt động hình thành sao trong nó.

NGC 2535 và NGC 2536: là những thiên hà xoắn ốc mà đang tương tác với nhau. NGC 2535 là một đường xoắn ốc mở với độ sáng biểu kiến 16,9 trong khi NGC 2536 là một thiên hà xoắn ốc sọc với độ sáng 14,6.

NGC 2500: là một thiên hà xoắn ốc sọc, cách khoảng 33 triệu năm ánh sáng, với độ sáng biểu kiến 12,2. Nó có một nucleus HII. Thiên hà này được khám phá cuối thế kỷ XVIII bởi nhà thiên văn học Frriedrich Wilhelm Herschel. Nó thuộc về nhóm thiên hà NGC 2841.

NGC 2608 là một thiên hà soắn ốc sọc, chu vi 62000 năm ánh sáng, có độ sáng biểu kiến 13,01. Nó thuộc lớp SB(s)b, với những cánh tay xoắn ốc soắn quanh tâm khá nổi bật. NGC 2608 được cho là một thiên hà xoắn ốc lớn. Nó ở khoảng cách khoảng 93 triệu năm ánh sáng. Hai lỗ đen được khám phá trong những năm gần đây. SN 1920A có độ sáng 11,7 vào tháng 12/1920 và SN 2001bg được phát hiện vào tháng 5/2001 với độ sáng 13,7.