Khu du lịch Trà Cổ

15/12/2020 | Sưu tầm | 710 xem

Thông tin cơ bản Trà Cổ

Khi bắt đầu nét bút viết lên chữ S trên bản đồ Việt Nam, Trà Cổ là bãi biển đầu tiên mà bạn chạm phải. Cảnh đẹp ở đây không giống như những gì đã bắt gặp ở Hạ Long, Đồ Sơn hay những bãi biển khác, với nền cát mịn màng hòa trong nước biển xanh ngắt mang dáng dấp của biển miền Trung, nhưng lại có những dãy núi soi mình mang dáng dấp của biển miền Bắc. Dọc bờ biển là rừng dương dài hàng chục km tạo nên một cảnh quan hết sức thơ mộng.

Xuất xứ tên gọi Trà Cổ 

Trước đây, Trà Cổ chỉ là cồn cát hoang vu và bùn đất. Tên gọi Trà Cổ xuất phát từ câu chuyện những người đầu tiên đến khai hoang vùng đất này, cách đây hàng trăm năm. Họ là  12 gia đình dân chài quê ở Đồ Sơn, Hải Phòng trong một chuyến đi biển khi thuyền chạy ra khu vực biển Trà Cổ không may bị đắm, họ bị bão dạt vào bãi biển Trà Cổ. Một số gia đình không chịu được gian khổ nên tìm đường trở về quê. Sáu gia đình ở lai đã dựng nên những cái chòi tạm bợ để che nắng, che mưa. Họ cùng nhau tạo lập cuộc sống ở vùng đất mới, khi không có thuyền để đi biển, họ nhặt ốc, bắt cá để sống qua ngày. Rồi họ tính đến chuyện ổn định cuộc sống lâu dài. Công cuộc khai hoang bắt đầu diễn ra. Họ đã cải tạo những ô đất cằn cỗi ấy thành những vườn tược màu mỡ để trồng khoai. trồng lúa. Với đức tính cần cù, nhẫn nại, họ tác khai phá nơi đây thành vùng đất trù phú tốt tươi. Con cháu họ lớn lên sinh con đẻ cái và lập nghiệp và họ đã lấy chữ đầu tiên của hai tên làng Trà Phương và Cổ Trai (Đồ Sơn) ghép là để đặt tên cho vùng đất này.

Các điểm tham quan chính của Trà Cổ

Biển Trà Cổ

Bãi biển Trà Cổ

Nằm cách trung tâm 9 km và chưa bị tác động nhiều của bàn tay con người nên Trà Cổ có nhiều bãi biển mang nhiều nét đẹp và tự nhiên kéo dài tới 17 km từ mũi Gót ở phía bắc đến mũi  Ngọc ở phía nam Trà Cổ là lìa bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo nên những cảnh quan đây đây rất nên thơ, hấp dẫn. Bên bờ biển là những cồn cát cao 3-4 m, có làng ấp và dân cư đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề nông và chài lưới. Sát bờ biển là các dải rừng phi lao chắn gió, giữ cát và gần đó còn có hệ thống sinh thái rừng ngập mặn.

Mũi Sa Vĩ

Mũi Sa Vĩ

Mũi Sa Vĩ còn gọi là mũi Gót là vùng đất cực đông bắc Việt Nam có tọa độ 21 độ 29 phút 33 giây Bác, 108 độ 4 giây 5 giây Đông thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc là cửa sông Bắc Luân đổ ra biển Đông khoảng 5 km nhìn ra hòn Dâu Gót đối diện đất Trung Quốc. Đây chính là nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên trên bản đồ hình chữ S của chúng ta.

Chợ Móng Cái

Chợ Móng Cái

Chợ Cửa khẩu Móng Cái không chỉ là trung tâm thương mại, nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa, gắn bó tình cảm của nhân dân địa phương hai nước Việt Nam Trung Quốc. Chợ bao gồm các khu vực ở chợ Móng Cái 1, chợ Móng Cái 2 và chợ Móng Cái 3. Hàng hóa bày bán ở trong chợ và trao đổi qua biên giới khá phong phú: hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam chủ yếu là vải, quần áo may sẵn, chăn màn, giày, dép, các đồ điện tử cao cấp, đồ chơi trẻ em, bánh kẹo, hoa quả như táo, cam, nho khô… Hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là cao su sơ chế, hải sản tươi sống, tôm cá đông lạnh, nông sản thực phẩm như chè, cà phê, lạc vừng, đậu… Đặc biệt, các quầy thuốc Bắc,  các thầy lang người Trung Quốc vừa bắt mạch vừa kê đơn, bốc thuốc đã tạo nên nét riêng, độc đáo của chợ cửa khẩu Móng Cái.

Cửa khẩu Móng Cái

Cửa khẩu Móng Cái

Đây là cửa khẩu quốc tế nằm giữa biên giới hai nước Việt Nam và Trung Quốc, trên địa bàn phường Hoàng Đạo, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Ở Trung Quốc cửa khẩu nằm trên địa bàn thị xã Đông Hưng, cầu Bắc Luân là điển nối giữa hai địa phương. Đây cũng là địa điểm được chính quyền hai nước đặt cột mốc đầu tiên để phân định ranh giới quốc gia. Hiện nay việc đi lại, tham quan du lịch giữa hai bên rất dễ dàng và đơn giản.

Người Việt Nam sang Trung Quốc chỉ cần 2 ảnh 4×6 và chứng minh nhân dân, thông qua một phòng du lịch lữ hành và sau đó 1 giờ đồng hồ là có mặt tại Đông Hưng, Trung Quốc.

Nhà thờ Trà Cổ

Nhà thờ Trà Cổ

Nhà thờ được xây dựng vào khoảng năm 1880 và được trùng tu lại năm 1995. Nhà thờ có hàng trăm bức phù điêu và một quả chuông 80 năm tuổi. Nhà thờ Trà Cổ khá cổ kính và có kiến trúc đẹp.

Chùa Vạn Linh Khánh

Chùa Vạn Khánh Linh

Chùa Vạn Ninh Khánh còn có tên khác là chùa Long Thọ được xây dựng năm 1775, chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng trên 5.000 mét vuông. Trong chùa vẫn còn cây chay cổ thụ dấu tích của rừng chay mấy trăm năm trước. Trong chùa có trên 50 pho tượng lớn nhỏ. Đây là ngôi chùa khá nổi tiếng của vùng Đông Bắc.

Đình Trà Cổ

Đình Trà Cổ

Đình được xây dựng vào năm 1462. Mặc dù được xây dựng tại vùng biên giới giáp với Trung Quốc, nhưng đình Trà Cổ hoàn toàn mang phong cách kiến trúc Việt Nam. Trải qua gần 600 năm thăng trầm của đất nước, không ít cơn binh lửa can qua nhưng đình vẫn giữ được dáng vẻ phong phú như xưa. Uy nghi nhất là tòa bái đường 7 gian, bên trong có 48 cột gỗ lim lớn, cột cái cao trên 4,5 m, chu vi 1,5 m. Bộ khung mái làm bằng gỗ quý chạm khắc tinh tế. Bốn đầu đao uốn cong gắn hình rồng, những đầu bầy lực lưỡng chạm rồng đỡ mái hiên làm cho ngôi đình trông bề thế, đồ sộ. Đình thờ 6 thành hoàng làng đã có công lập nên đất Trà Cổ xưa. Đình Trà Cổ cũng là nơi thờ của Nguyễn Hữu Cầu – một lãnh tụ của phong trào khởi nghĩa thời Lê Trịnh. Ngôi đình đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều văn nghệ sĩ sáng tác, trong đó nổi bật nhất là ca khúc Mái đình làng biển của nhạc sĩ Nguyễn Cường.