Hệ tọa độ nhật tâm thiên văn

12/06/2019 | Mai Đức Thạch | 1317 xem

Hệ tọa độ thiên hà

Hàng ngày khi chúng ta hướng ánh mắt lên bầu trời đêm, chúng ta nhìn thấy một dải dài mà trên đó tập trung rất nhiều ngôi sao, đặc biệt rõ vào mùa hè – nó tạo thành một dải màu trắng đục trên nền trời. Dải sáng đó gọi là Dải Ngân Hà – đó là một thiên hà bao gồm cả hệ Mặt Trời của chúng ta nó kéo dài từ chòm sao Nam Thập Tự phía Nam đến chòm sao Tiên Hậu phía Bắc và sáng nhất ở chòm sao Nhân Mã Cung Thủ, và nó được gọi là xích đạo thiên hà – đi qua các chòm sao Cung Thủ Nhân Mã, Con Rắn, Cái Khiên, Đại Bàng, Mũi Tên, Con Cáo, Thiên Nga, Tiên Vương, Tiên Hậu, Hươu Cao Cổ, Anh Tiên, Ngự Phu, Kim Ngưu, Song Tử, Lạp Hộ, Kỳ Lân, Đại Khuyển, Đuôi Tàu Argo, Buồm Tàu Argo, Sống Tàu Argo, Nam Thập Tự, Nhân Mã, Compa, Thước Đo Độ Bằng, Đàn Tế Thần, Bọ Cạp, Người Cầm Rắn. Trong hệ tọa độ thiên hà, ta chọn mặt phẳng cơ bản là xích đạo thiên hà và tâm là Mặt Trời. Với các tọa độ là: Kinh độ thiên hà, ký hiệu lvĩ độ thiên hà, ký hiệu b.

Hệ tọa độ thiên hà

Theo xác định của Hiệp hội thiên văn Quốc tế (IAU) xác định hệ tọa độ thiên hà dựa vào tọa độ xích đạo của năm 1958. Cực Bắc thiên hà được định nghĩa là điểm có tọa độ  xích đạo α = 12h49m (=192o,25) và δ = 27o,4 (B1950) trong chòm sao Tóc Bà Berenices, và kinh độ thiên hà nhận giá trị bằng 0 trên xích đạo thiên hà  có vị trí góc  123o từ Bắc cực xích đạo và tăng cùng với chiều của xích kinh. Ta quy ước, vĩ độ thiên hà (-) ngược phía Bắc cực thiên hà và là (+) nếu ở cùng phía Nam cực thiên hà. Ta cũng dễ dàng xác định được Nam cực thiên hà nằm ở chòm sao Nhà Điêu Khắc.

Từ trên, ta xác định với J2000,0 ta có tọa độ bắc cực thiên hà là α = 12h51m26,282s (=192o,859508) và δ = 27o04’42,01” (=27o,128336). Vị trí góc kinh độ thiên hà bằng 0 là 122o,932. Như vậy  điểm có kinh độ và vĩ độ thiên hà đều bằng 0 là α = 17h45m37,224s (=266o,405100) và δ = -28o56’10,23” (=-28o,936175) ở gần điểm A của chòm sao Nhân mã cung thủ – được coi là trung tâm của thiên hà chúng ta.

Chuyển động của thiên hà: Trong hệ tọa độ thiên hà, xấp xỉ như một hệ tọa độ tâm là Mặt Trời. Trong đó quỹ đạo của các hành tinh quay ngược chiều kim đồng hồ thì Mặt Trời quay quanh tâm thiên hà trong một quỹ đạo gần tròn ta gọi là vòng nhật động. Nó chuyển động theo chiều kim đồng hồ với một khoảng cách 8kpc và một vận tốc 220 km/s, nên ta có cảm giác như thiên hà đang quay (mà ở đây chính xác ra là Mặt Trời của chúng ta đang quay) với chu kỳ 200 triệu năm. Ở những thời điểm khác nhau, thiên hà quay với tốc độ khác nhau, phụ thuộc vào khoảng cách đến tâm thiên hà. Và nó tác động đến chuyển động thực của ngôi sao.

Hệ tọa độ siêu thiên hà

 Hệ tọa độ siêu thiên hà là hệ tọa độ có mặt phẳng cơ bản là một lượng lớn cấu trúc vũ trụ địa phương và lân cận (như cụm Xử Nữ, Great Attractor, và siêu cụm Song Ngư – Anh Tiên).

Nó được định nghĩa bởi nhà thiên văn học Gérard de Vaucouleur thông qua danh mục  Shapley-Ames công bố năm 1953 gồm 1246 thiên hà có độ sáng dưới 13,2.

Tọa độ siêu thiên hà được xác định tương tự như tọa độ thiên hà với:

+ Vĩ độ siêu thiên hà, ký hiệu SGB.

+ Kinh độ siêu thiên hà, ký hiệu SGL.

Cực bắc siêu thiên hà có tọa độ thiên hà (47o,37; 6o,32) ; trong tọa độ xích đạo J2000,0 là (18,9h; 15o,7).

Điểm có kinh độ và vĩ độ siêu thiên hà đều bằng 0 có tọa độ thiên hà là (137o,37; 0o); trong tọa độ xích đạo J2000,0 là (2,82h; 59o,5).