Chòm sao Tiểu Mã

05/07/2019 | Mai Đức Thạch | 1111 xem

Chòm sao Tiểu Mã là một chòm sao ở Bắc thiên cầu. Cái tên của nó có nguồn gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là “Con ngựa nhỏ”. Chòm sao có liên hệ với một vài câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp nhất là Hippe, con gái của nhân mã Chiron và tiên nữ Chariclo. Nó nằm trong danh sách các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ II. Đây là một chòm sao khá nhỏ, sáng yếu ớt với một vài đối tượng đáng chú ý trên sâu thẳm bầu trời và không có ngôi sao sáng nào làm chìa khóa.

Chòm sao Tiểu Mã

Vị trí chòm sao Tiểu Mã trên bầu trời

Tiều Mã là chòm sao nhỏ thứ hai trên bầu trời chỉ sau Nam Thập Tự, nó chỉ chiếm diện tích 72 độ vuông. Nó nằm sở góc phần tư thứ tư của Bắc thiên cầu và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 90o đến -80o. Những chòm sao lân cận của nó là: Bảo Bình, Hải Đồn, và Phi Mã.

Không có đối tượng Messier và không có ngôi sao hành tinh nào được biết đến trong chòm sao. Ngôi sao sáng nhất là Kitalpha (Alpha Tiểu Mã). Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao Tiểu Mã thuộc gia đình các chòm sao nước Thiên Đường.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Tiểu Mã

Tiểu Mã thường được gắn với Hippe, con gái của Nhân Mã Chiron trong thần thoại Hy Lạp. Hippe bị quyến rũ bởi Aeolus và có thai với anh ta. Do quá xấu hổ khi nói điều đó với cha, và để tránh những thảm họa do cha gây ra, cô đã chốn vào rừng núi và sinh ra được một người con trai, đặt tên là Melanippe.

Khi Chiron tìm kiến Hippe, cô đã cầu nguyện các vị thần cho ông không tìm thấy cô, và cô đã trốn vào trong hình dạng con ngựa cái. Nữ thần Artemis đã đặt Hippe lên trong số những chòm sao. Cô vẫn có vẻ đang chạy trốn khỏi Chiron với cái đầu của cô đang nhìn về phía Chiron đằng sau (Chiron được đại diện bởi chòm sao Nhân Mã).

Chòm sao Tiểu Mã đôi khi cũng liên tưởng đến Celeris có nghĩa là “nhanh nhẹn” hay “mau lẹ”. Ngựa chon là anh trai hoặc con của Nhân Mã, con ngựa có cánh nổi tiếng.

Những ngôi sao đáng chú ý của chòm sao Tiểu Mã

Alpha Tiểu Mã (Kitalpha): là một ngôi sao quang phổ nhị phân thuộc kiểu tinh tú G0III. Nó có độ sáng 3,93 và cách 186 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Cái tên Kitalpha bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “một phân của con ngựa”. Ngôi sao này có độ sáng gấp 75 lần và khối lượng gấp 2,72 lần
Mặt Trời.

Delta Tiểu Mã: là một ngôi sao nhị phân thuộc lớp tinh tú G0 và G5 và độ sáng 4,49 và 5,4. Hệ thống sao này cách Mặt Trời khoảng 60,3 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 4,47.

Gamma Tiểu Mã là một ngôi sao đôi. Nó thuộc lớp tinh tú A9 Sr Eu. Nó có độ sáng 4,7 và khoảng cách 118 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao hóa học đặc thù với sự biến đổi trong độ sáng và cũng được phân vào sao roAp, hoặc kiểu sao Ap. Ngooi sao còn lại có độ sáng biểu kiến 9,05 và ly giác 1,26 giây cung từ ngôi sao chính.

Beta Tiểu Mã: là một ngôi sao dãy chính thuộc lớp tinh tú A3V. Nó là một hệ thống gồm 4 ngôi sao quay quanh ngôi sao chính. Cả hệ thống sao có độ sáng biểu kiến 5,159 và cách Trái Đất khoảng 360 năm ánh sáng.

Lambda Tiểu Mã: là một ngôi sao nhị phân có ngôi sao chính thuộc dãy sao chính kiểu F6V. Hệ thống sao này có độ sáng biểu kiến 6,72 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 332 năm ánh sáng.

Epsilon Tiểu mã là một hệ thống nhiều ngôi sao, Nó gồn có 4 ngôi sao. Hệ thống có độ sáng biểu kiến 5,3 và cách Mặt Trời 196,4 năm ánh sáng.

Zeta Tiểu Mã: là một ngôi sao khổng lồ già thuộc lớp tinh tú K5III. Nó cách Hệ Mặt Trời khoảng 770 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 5,593 và sáng hơn Mặt Trời 949 lần.

4 Tiểu Mã: là một ngôi sao nhị phân. Nó là một ngôi sao trắng dãy sao chính có độ sáng 5,94 và ở khoảng cách 120,4 năm ánh sáng. Ngôi sao này thuộc lớp tinh tú F8V, sáng gấp 2 lần Mặt Trời và có độ tuổi chừng 2,2 tỷ năm.

HIP 103652 hoặc HR 8038 là một ngôi sao dãy chính, thuộc kiểu tinh tú A6Vp. Nó có độ sáng 5,98 và ở khoảng cách 235532 năm ánh sáng. Nó cũng là hệ thống sao nhị phân. Nó chuyển độn quanh thiên hà với tốc độ 30,3 km/s và cách Mặt Trời 124 năm ánh sáng vào 2,1 triệu năm tới.

6 Tiểu Mã: là một ngôi sao kiểu A thuộc dãy sao chính. Nó thuộc lớp tinh tú A2Vs và có độ sáng 6,07. Nó có khoảng cách 440 năm ánh sáng.

HD 200964 là một ngôi sao siêu khổng lồ thuộc kiểu K0II. Nó có độ sáng 6,64 và ở khoảng cách 223 năm ánh sáng. Có một hành tinh được khám phá vào tháng 7/2010. Hàm tinh gần với ngôi sao có khổi lượng tương tự Mộc Tinh trong khi khoảng cách của nó gần hơn. Nó là một hành tinh trong với chu kỳ quỹ đạo 64 ngày và hành tinhngoaif có chu kỷ 825 ngày. Theo tỷ lệ là 4:3.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

NGC 7015: là một thiên hà với độ sáng 12,4. Nó có kích cỡ 2,0’x1,8’ và cách chúng ta khoảng 212 triệu năm ánh sáng.

NGC 7040: là một thiên hà xoắn ốc có độ sáng 14,0.

NGC 7045: là một sao nhị phân được khám phá bởi John Herschel vào tháng 7/1827 và nó được gộp vào những đối tượng NGC. Nó có độ sáng 12.

NGC 7046: có diện tích 1,9’x1,4’. Nó có độ sáng 13,10, được phát hiện bởi William Herschel vào tháng 10/1790.