Chòm sao Kiếm Ngư

04/07/2019 | Mai Đức Thạch | 1148 xem

Chòm sao Kiếm Ngư là một chòm sao ở thiên cầu Nam. Cái tên của nó có nghĩa từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “cá heo”. Chòm sao này được tạo ra bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Petrus Plancius từ những quan sát của Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick de Houtman, nó là được mô tả đầu tiên trong tập bản đồ Uranametria của Johann Bayer vào năm 1603.

Chòm sao này chứa đựng hầu hết Đám mây Magellanic lớn, một thiên hà gần Dải Ngân Hà. Cực Nam hoàng đạo được định trị trong chòm sao này.

Chòm sao Kiếm Ngư

Vị trí của chòm sao Kiếm Ngư trên bầu trời

Chòm sao Kiếm Ngư là chòm sao có kích thước lớn thứ 72 trên bầu trời, chiếm diện tích 179 độ vuông. Nó được định vị ở phần tư thứ nhất của thiên cầu Nam và có thể quan sát được trên các vĩ độ 20o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Điêu Cụ, Thời Chung, Trường Xà, Sơn Án, Hội Giá, Võng Cổ, Phi Ngư.

Chòm sao này có 2 ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alpha Kiếm Ngư. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao Kiếm Ngư thuộc gia đinh các chòm sao Johann Bayer.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Kiếm Ngư

Không có câu chuyện thần thoại nào có liên quan đến chòm sao. Chòm sao này là một trong số 12 chòm sao được tạo ra bởi nhà thiên văn học người Hà lan Petrus Plancius- người đã đặt tên cho các chòm sao ở bán cấu nam theo tên các loài động vật.

Kiếm Ngư đôi khi cũng được gọi là chòm sao cá kiếm, Xipias.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Kiếm Ngư

Alpha Kiếm Ngư: là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Đây là một ngôi sao năng lượng biến quang từ độ sáng 3,26 đến 3,30. Nó có khoảng cách khoảng 169 năm ánh sáng. Alpha Kiếm Ngư là một ngôi sao nhị phân, một trong số ngôi sao sáng nhất của dạng này. Hệ thống nhị phân này bao gồm một ngôi sao chính là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú A0III và một ngôi sao siêu khổng lồ thuộc lớp tinh tú B9IV. Ngôi sao chính được phân loại như một ngôi sao Si với một bầu khí quyển đậm đặc Silicon. Nó có độ sáng 3,8, trong khi người bạn đồng hành của nó là 4,3. Hệ thống sao này gồm 2 ngôi sao ly giác nhau 77 giây cung

Beta Kiếm Ngư: là một ngôi sao biến quang Cepheid. Nó thuộc kiểu biến quang từ kiểu F sang kiểu G và nó có độ sáng biến đổi từ 4,05 đến 3,45. Đây là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao, nó cách Trái Đất khoảng 1050 năm ánh sáng.

Gamma Kiếm Ngư: là một ngôi sao biến đổi. Nó là một nguyên mẫu của một ngôi sao Gamma Kiếm Ngư biến đổi. Ngôi sao này có sự biến đổi trong độ sáng  nhỏ hơn 10 như là kết quả của một sự dao động của song trọng lực không xuyên tâm. Ngôi sao này có độ sáng trực quan 4,25 và ở khoảng cách khoảng 66,2 năm ánh sáng.

Delta Kiếm Ngư: là một ngôi sao thuộc kiểu tinh tú A7V. Nó có độ sáng biểu kiến 4,34 và ở khoảng cách khoảng 145 năm ánh sáng.

R Kiếm Ngư (HD 29712): là một ngôi sao khổng lồ đỏ thuộc lớp tinh tú M8III, ở khoảng cách khoảng 178 năm ánh sáng. Nó được phân vào lớp sao biến đổi Mira. Nó được cho là ngôi sao lớn với độ sáng biểu kiến lớn nhất là hai khi quan sát từ Trái Đất. Ngôi sao này có độ sáng trực quan 5,40 và nó có độ lớn kiến đổi từ 4,8 đến 6,6. Nó có đường kính gấp khoảng 370 lần Mặt Trời.

S Kiếm Ngư: là một ngôi sao hyper khổng lồ và là một trong những ngôi sao sáng nhất trong Đám mây Magellanic lớn. Nps là một trong những ngôi sao sáng chói nhất được biết đến, nhưng nó ở khoảng cách 169000 năm ánh sáng, nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó có độ sáng trực quant rung bình 9,565. Nó được dung như một nguyên mẫu của một nhóm sao được biết đến là S Kiếm Ngư biến quang. Nó có ánh sáng xanh biến đổi trong độ sáng trong thời gian dài, và thỉnh thoảng có độ sáng bùng nổ. Nó được biết đến với kiểu A0e, nhưng thật ra nó ở trong lớp sao F0.

Zeta Kiếm Ngư: là một ngôi sao vàng-trắng dãy chính thuộc kiểu F7V. Nó có độ lớn trực quan 4,68 và cách Trái Đất khoảng 38 năm ánh sáng. Nó sẽ chuyển động sang chòm sao Hội Giá trong vòng 6400 năm tới.

HE 0437-5439: nó là một ngôi sao với vận tốc biến đổi lớn, và có vẻ như nó đang giật lùi lại so với chúng ta với tốc độ 723 km/s. Nó là một ngôi sao dãy chính thuộc kiểu BV, có độ tuổi khoảng 30 triệu tuổi. Nó ở khoảng cách khoảng 200000 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 16,3. Nó có khối lượng gấp 9 lần Mặt Trời. Ngôi sao này được khám phá vào năm 2005 bởi những quan sát từ Đài quan sát miền Nam Châu Âu. Vì ngôi sao này chuyển động với một tốc độ cao như vậy , ngôi sao này dần không còn chịu lực hấp dẫn của Dải Ngân Hà nữa mà sẽ rời bỏ thiên hà chúng ta mà chuyển động vào không gian.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Đám mây Magellanic lớn: là một thiên hà bất thường trên chòm sao Kiếm Như và Sơn Án. Nó là một thiên hà vệ tinh của Dải Ngân Hà, và là thiên hà gần chúng ta thứ ba, sau Thiên hà lùn cầu Nhân Mã và thiên hà lùn Đại Khuyển. Nó có khoảng 10 triệu Mặt Trời và có khối lượng bằng 1/100 khối lượng Dải Ngân Hà.

Thiên hà này có bán kính khoảng 14000 năm ánh sáng và ở khoảng cách khoảng 157000 năm ánh sáng. Nó có độ sáng trực quan 0,9. 

Nó là một thiên hà bất thường và được cho là kết quả của một cuộc va chạm với Dải Ngân Hà và Đám mây Magellanic nhỏ. Nó là thiên hà lớn thứ 4 trong nhóm thiên hà địa phương.

Đám mây này bao gồm khoảng 700 quần tinh mở, 400 tinh vân hành tinh và 60 quần tinh sao cầu và một vài sao khổng lồ và siêu khổng lồ khác. 

Nó rất giàu khí và bụi, và hiện là nơi có hoạt động hình thành sao rất mãnh liệt. Tinh vân Nhện độc, là nơi có hoạt động hình thành sao mãnh nhiệt nhất trong nhóm thiên hà địa phương.

Đám mây này lần đầu tiên được đề cập bởi nhà thiên văn học người Ba Tư Abd al-Rahman al-Sufi năm 964 trong  cuốn sách “Cuốn sách về những ngôi sao cố định”. Amerigo Vespucci đề cập nó trong bức thư năm 1503-04, với bao thư ông ghi ‘3 Canopes, 2 sáng và 1 mờ tối’. ‘2 Canopes sáng’ là 2 đám mây Magellanic và ‘một tối’ là Tinh vân Coalsack trong chòm sao Nam Thập Tự. Tuy nhiên, nó chỉ được biết đến thông qua ghi chép của Ferdinand Magellan ở châu Âu, mà từ đó, thiên hà này được mang tên ông.

Tinh vân Nhện độc (NGC 2070): là một vùng H II trên Đám mây Magellanic lớn. Trước đây nó được cho là một ngôi sao, nhưng kể từ năm 1751, nó được cho là một tinh vân thông qua nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille. Tinh vân này có độ sáng 8 và ở khoảng cách khoảng 160000 năm ánh sáng. Đó là một tinh tú không thực sự sáng chói. Nếu nó gần Tinh vân Lạp Hộ, nó sẽ rất sáng sủa. Tinh vân này có độ sáng tuyệt đối -11,7. Với bán kính 500 năm ánh sáng, tinh vân Nhện độc là lớn nhất và đa số ngôi sao trong nhóm thiên hà địa phương. Tinh vân này chứa quần tinh sao R136 ở tâm. Quần tinh có trách nhiệm tạo ra nguồn năng lượng làm cho tinh vân sáng chói. Một ngôi sao khác trong quần tinh là Hodge 301, cũng nằm trong tinh vân này. Đây là một quần tinh già và nó có những mảng bùng nổ trong tàn dư sao.

SNG 0509-67,5 là một tàn dư sao mới được xác định trong Đám mây Magellanic lớn với khoảng cách khoảng 160000 năm ánh sáng. Tàn dư sao này được cho là xuất hiện cách đây 400 năm và nó giống như kiểu tàn dư sao 1a.

SN 1987A: là một tàn dư sao phía bên ngoài Tinh vân Nhện độc, cách Trái Đất khoảng 167885 năm ánh sáng. Vơi độ sáng cực điểm 2,9, bạn có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. 

Tinh vân Ghost Head (NGC 2080): nằm ở phía Nam của Tinh vân Nhện độc và là nơi hình thành sao trong chòm sao Kiếm Ngư trong Đám mây Magellanic lớn. Tinh vân này có đường kihs 50 năm ánh sáng và ở khoảng cách khoảng 160000 năm ánh sáng. Nó được khám phá bởi nhà thiên văn học John Frederick William Herschel vào năm 1834. Cái tên của nó bởi vì nó có hai màu trắng rất khác biệt lên được gọi là “đôi mắt của ma”. Khoảng màu trắng này được định vị A1, có một bọt tại lõi được tạo ra bởi một ngôi sao trẻ, và phần phía đông A2 cũng là quần tinh đang hình thành những ngôi sao trẻ. 

N44: là một tinh vân phát xạ trong đám mây Magellanic lớn. Nó có độ rộng khoảng hàng nghìn năm ánh sáng và cách Trái Đất khoảng từ 160000 đến 170000 năm ánh sáng. Tinh vân này có cấu trúc riêng lẻ, với một nhóm khoảng 40 ngôi sao xanh sáng chói ở tâm và có những cấu trúc riêng lẻ ở bên trong.

NGC 1566 là thiên hà sáng nhất trong nhóm Kiếm Ngư. Nó là một thiên hà xoắn ốc trung bình ở khoảng cách khoảng 38,4 năm ánh sáng. Nó có độ lớn trục quan 10,3 và là thiên hà sáng thứ hai Seyfert sau NGC 1068. Có một tàn dư sao được quan sát trong thiên hà vào tháng 6/2010.

NGC 1850: là một quần tinh sao mở được khám phá bởi James Dunlop năm 1826. Nó có độ lớn trực quan 9,0. Quần tinh này là một quần tinh phân tán bởi vì chúng có dạng một hình cầu trộn trong dải Ngân Hà với những ngôi sao già trong khi NGC 1850 chứa đựng những ngôi sao trẻ. Nó không giống bất kỳ quần tinh sao nào được biết trong thiên hà chúng ta.