Chòm sao Tiểu Hùng
Chòm sao Tiểu Hùng là một chòm sao ở thiên cầu Bắc. Cái tên của nó có nghĩa La tinh là “con gấu nhỏ”. Con gấu lớn hơn được đại diện bởi chòm sao Đại Hùng.
Chòm sao lần đầu tiên được xuất hiện bởi nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ thứ II. Nó đánh dấu cực bắc của Trái Đất, nơi nó gần ngôi sao Polaris, hay sao Bắc Cực ở trong chòm sao này.
Chòm sao này được cho là tạo ra bởi Thales of Miletus, một nhà triết học và thiên văn học sống vào thể kỷ 625 đến 545 trước công nguyên và được biết đến là một trong 7 hiền nhân của Hy Lạp. Bên cạnh đó, Thales đơn thuần là một chòm sao Hy lạp, nó được cho là một thành viên của gia đình Phoenician. Chòm sao được gọi là một chòm sao chỉ đường bởi vì nó gần cực bắc.
Trước khi nó được biết đến với cái tên Gấu Nhỏ, Tiểu Hùng được biết đến là con chó Tail, hoặc Cynosura.
Vị trí chòm sao Tiểu Hùng trên bầu trời
Chòm sao Tiểu Hùng là chòm sao có kích thước lớn thứ 56, chiếm giữ một vùng 256 độ vuông. Nó được xác định ở góc phần tư thứ 3 ở thiên cầu Bắc và có thể nhìn thấy ở những vĩ độ 90o đến -10o. Những chòm sao lân cận của nó là: Lộc Báo, Thiên Long, Tiên Vương.
Chòm sao Tiểu Hùng chứa đựng một ngôi sao hành tinh và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Polaris (Sao Bắc Cực, Alpha Tiểu Hùng) với độ sáng biểu kiến 1,97. Có một trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao này Ursids.
Chòm sao này thuộc về gia đình chòm sao Đại Hùng: Hậu Phát, Mục Phu, Lộc Báo, Lạp Khuyển, Bắc Miện, Thiên Long, Tiểu Sư, Thiên Miêu, Đại Hùng.
Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Tiểu Hùng
Tiểu Hùng thường được liên hệ với hai thần thoại khác nhau. Một trong số đó là chòm sao đại diện cho Ida, nàng tiên được Zeus chú ý đến trên hòn đảo Crete khi ông còn nhỏ, cùng với Adrasteia, nàng tiên được đại diện bởi chòm sao Đại Hùng. Mẹ của Zeus là Rhea đưa Zeus đến hòn đảo để bảo vệ ông khỏi cha mình Cronus, do có một nhà tiên tri đã thông báo cho Cronus biết rằng ông sẽ bị lật đổ bởi chính những người con mà mình sinh ra. Khi Zeus sinh ra, Rhea đã lừa Cronus, lấy một hòn đá để thay thế cho Zeus. Và Zeus sau này đã lật đổ cha mình, giải phóng cho các anh trai Poseidon và chị gái Hera, Hestia, Demeter và trở thành vị thần tối cao của Olympians.
Trong một thần thoại khác, chòm sao đại diện cho Arcas, con trai của Zeus và Callisto. Callisto đã phải thề về sự trong sạch của Artemis, nhưng sau đó đã không thể bảo vệ cho đứa con của Zeus, Arcas. Khi vợ của Zeus là Hera phát hiện ra sự phản bội của chồng, bà đã biến cô tiên thành con gấu. Callisto đi lang thang giữa rừng ghỗ suốt 15 năm để tránh những người thợ săn. Một ngày, cô phải đối diện với người con trai của mình.Bị sợ hãi, Arcas cầm cái mác, sẵn sang để giết chết con gấu. May mắn, Zeus đã nhìn thấy cảnh tượng đó và can thiệp vào trước khi quá muộn. Ông đã gửi đến một cơn gió lốc để đưa hai mẹ con họ lên bầu trời, nơi Callisto là chòm sao Đại Hùng còn Arcas là chòm sao Tiểu Hùng. Arcas đương nhiên là có liên quan đến chòm sao Mục Phu (Sao Ngưu Lang). Trong một số phiên bản thần thoại khác, nữ thần Artemis đã cho Callisto biến thành một con gấu để giữ lời thề trong sạch của cô ấy.
Trong một thần thoại cũ hơn, 7 ngôi sao trong chòm sao hình thành 7 con người nhỏ đại diện cho 7 người con gái của Atlat, là những người trông nom khu vườn của Hera (Vườn Hesperides) nơi có những quả táo vàng. Những người con gái đó là: Poralis (Alpha), Yildun (Delta), Epsilon Tiểu Hùng, Anwar al Farrkadain (Eta), Akhfa al Farrkadain (Zeta), Pherkad (Gamma), Kochab (Beta).
Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Tiểu Hùng
– Polaris (Sao Bắc Cực, Alpha Tiểu Hùng): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao, nó nằm ở gần vùng cực của thiên cầu. Nó có độ sáng biểu kiến 1,985 và thuộc lớp tinh tú F7:Ib-II. Nó cách Trái Đất khoảng 434 năm ánh sáng.
Alpha Tiểu Hùng là một hệ thống gồm nhiều ngôi sao, gồm có ngôi sao Alpha A Tiểu Hùng, ngôi sao thứ hai có độ sáng nhỏ hơn Alpha UMi A và Alpha UMi Ab và hai ngôi sao xa hơn Alpha UMi C và Alpha UMi D.
Ngôi sao sáng nhất của hệ thống sao Alpha UMi là ngôi sao sáng khổng lồ (II) và siêu khổng lồ (Ib) là những ngôi sao kiểu F8. Nó có khối lượng gấp 6 lần Mặt Trời. Alpha UMi B hoặc Polaris B được khám phá bởi William Herschel vào năm 1780, là những ngôi sao chính kiểu F3 và Alpha UMi Ab là một ngôi sao lùn có quỹ đạo nhỏ.
Polaris là một ngôi sao kiểu biến quang Populartion I Ceipheid. Ngôi sao biến quabg bày được khám phá bởi nhà thiên văn học Đam Mạch Ejnar Hertzsprung vào năm 1911.
Khi Ptolemy quan sát ngôi sao Polaris, khi đó nó là ngôi sao có độ sáng thứ 3, nhưng hiện nay nó sáng hơn 2,5.
Bởi vì ngôi sao này ở gần vùng cực, Polarris là một ngôi sao có tầm quan trọng để chỉ phương trên bầu trời nên nó có nhiều tên gọi khác nhau như sao Maris (sao biển), Alrruccabah, Phoenice, Lodestar (ngôi sao hướng dẫn từ tiếng Na Uy), Cynosura (từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “mặt sau của thiên thần”), Angel Stern, Star of Arcady, Yilduz, Mismar (cái kim hoặc cái đinh), Tramontana, Navigatoria và Sao Bắc cực.
– Beta Tiểu Hùng (Kochab): là một ngôi sao khồng lồ thuộc kiểu K4III. Nó có độ sáng 2,08 và cách hệ Mặt Trời 130,9 năm ánh sáng, nó là ngôi sao sáng nhất trong nhóm những Con người Nhỏ.
Kochab và Pherkad, Gamma Tiểu Hùng, được gọi là những người bảo vệ của cực bởi vì nó rất gần vùng cực quanh Polaris. Từ năm 1500 trước công nguyên đến 500 sau công nguyên, 2 ngôi sao coi như là sinh đôi, gần ngôi sao sáng ở bắc cực, nhưng hiện thời là ngôi sao Polaris.
Kochab sáng hơn Mặt Trời 130 lần và có khối lượng gấp 2,2 lần Mặt Trời. Tên truyền thống của ngôi sao có gốc từ tiếng Ả Rập al-kawkab, có nghĩa là “sao bắc”.
– Gamma Tiểu Hùng (Pherkad): là một ngôi sao kiểu A có độ sáng biểu kiến 3,05, ở khoảng cách 487 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp tinh tú A3, nơi nó là một ngôi sao siêu khổng lồ. Đó là một ngôi sao quay rất nhanh, với tốc độ 180 km/s. Nó có bán kính 15 lần Mặt Trời và sáng gấp 1100 lần Mặt Trời.
Gamma Tiểu Hùng được phân vào loại sao kim loại với một bầu khí quyển bao quanh vùng xích đạo gây ra sự biến đổi to lớn cho ngôi sao.
Tên truyền thống của ngôi sao, Pherkad bắt nguồn từ tiếng Ả Rập farqad, có nghĩa là “bê”.
– Delta Tiểu Hùng (Yildun): là một ngôi sao lùn trắng dãy chính có kiểu A1V, cách Trái Đất khoảng 183 năm ánh sáng. Nó có độ sáng 4,35. Tên truyền thống của ngôi sao, Yidun, có nguồn gốc từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là “ngôi sao”. Đôi khi nó còn được gọi bởi cái tên Vildiur, Jildun, Yilduz, Giln.
– Zeta Tiểu Hùng (Akhfa al Farkadain): là một ngôi sao lùn dãy chính thuộc kiểu A3Vn. Nó đang có dấu hiệu trở thành một ngôi sao khổng lồ có khối lượng gấp 3,4 lần
khối lượng Mặt Trời, sáng gấp 200 lần Mặt Trời, bề mặt nóng khoảng 8700 K. Zeta Tiểu Khuyển được phân vào kiểu biến quang Delta Scuti. Cái tên truyền thống của nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập aḫfa al-farqadayn. Ngôi sao này có độ sáng 4,32 và ở khoảng cách 380 năm ánh sáng.
– Eta Tiểu Hùng (Anwar al Farrkadain): là một ngôi sao lùn vàng trẳng thuộc dãy sao chính thuộc kiểu F5V. Nó cách Trái Đất khoảng 97,3 năm ánh sáng và nó có độ sáng 4,95. Nó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tên truyền thống của nó có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập là: ’anwar al-farqadayn.
– Epsilon Tiểu Hùng: là một hệ thống sao ba bao gồm ngôi sao Epsilon Tiểu Hùng A là một ngôi sao vàng kiểu G khổng lồ , nó có độ sáng 11 và Epsilon Tiểu Hùng B là ngôi sao chính có lý giác 77 giây cung.
Epsilon Tiểu Hùng A có kiểu RS Canum Venaticorum kiểu sao biến quang. Độ sáng của hệ thống sao này thay đổi là kết quả của việc thành phần che khuất lẫn nhau của các ngôi sao với độ lớn thay đổi từ 4,19 đến 4,23 trong chu kỳ 39,48 ngày. Epsilon Tiểu Hùng cách Trái Đất khoảng 347 năm ánh sáng.
Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời
– Sao lùn Tiểu Hùng (PGC 54074, UGC 9749): là một thiên hà hình elip . Nó có độ sáng biểu kiến 11,9 và ở khoảng cách khoảng 200000 năm ánh sáng. Nó là một thiên hà vệ tinh của Dải Ngân Hà.
Đa số những ngôi sao trong Sao lùn Tiểu Hùng là những ngôi sao già và đang tiếp tục thay đổi trong thiên hà.
Thiên hà này được khám phá bởi A.G.Wilson tại đài thiên văn Lowell vào năm 1954. Thông tin từ Kính thiên văn không gian Hubble vào năm 1999 xác nhận ngôi sao này có độ tuổi khoảng 11 triệu năm và đang trong thời kỳ tiến hóa.