Chòm sao Tiên Vương
Tiên Vương là một chòm sao ở thiên cầu bắc. Cái tên của nó được đặt theo tên của vị vua Aethiopia Cepheus, có vợ là Cassiopeia (Tiên Hậu) và có con là Andromeda (Tiên Nữ). Tiên Vương là một trong những chòm sao được đặt tên bởi nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ II.
Chòm sao này với ngôi sao Ngọc Thạch màu đỏ siêu khổng lồ và một vài đối tượng đáng chú ý: Tinh vân Phi thường, Tinh vân Tròng đen và Thiên hà Pháo thăng thiên.
Vị trí chòm sao Tiên Vương trên bầu trời
Tiên Vương là chòm sao có kích thước lớn thứ 27 trên bầu trời, chiếm diện tích 588 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ từ của Bắc thiên cầu và có thể quan sát được trên các vĩ độ từ 90o đến -10o. Những chòm sao lân cận của nó là: Lộc Báo, Tiên Hậu, Thiên Nga, Thiên Long, Hiết Hổ, Tiểu Hùng.
Chòm sao này có một ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alderamin. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.
Chòm sao này thuộc về gia đình các chòm sao Anh Tiên.
Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Tiên Vương
Chòm sao này đại diện cho Tiên Vương (Cepheus), vua của Ethiopia và nữ hoàng Tiên Hậu (Cassiopeia) trong thần thoại Hy Lạp. Zeus đã đặt ông lên bầu trời sau cái chết đầy bi kịch của ông bởi vì ông gắn với tình yêu của Zeus với nữ thần Io. Tiên Vương cai trị vùng đất phía đông nam Địa Trung Hải và Biển Đỏ, vùng mà ngày nay được chia ra thành Ai Cập, Ixraen và Gioocđani.
Vợ của Tiên Vương là Tiên Hậu là một người phụ nữ rất vô duyên. Một lần, bà đã khoe rằng con gái của bà còn đẹp hơn cả Nereids (nữ thần biển, một trong số người vợ của thần biển Poseidon), nên bà đã chọc giận nữ thần và Poseidon, vị thần Poseidon đã sai con quái vật biển Kình Ngư (Cetus) đến để tàn phá vương quốc của Tiên Vương.
Tiên Vương đã tin theo lời dạy của một nhà tiên tri về cách để ngăn ngừa tai học và được biết cách duy nhất để xoa dịu sự tức giận của thần Poseidon là vua phải hy sinh người con gái Tiên Nữ của mình cho quái vật biển. Trong cơn tuyệt vọng, Tiên Vương và Tiên Hậu đã trói buộc con gái của mình vào môt tảng đá. May mắn là sau đó, người anh hùng Anh Tiên (Perseus) đã tìm thấy và cứu công chúa khỏi con quái vật biển. Sau đó, anh và Tiên Nữ đã kết hôn với nhau.
Khi Anh Tiên và Tiên Nữ đang tiến hành hôn lễ thì Phineus, anh trai của Tiên Vương đã lật ngược tuyên bố, nói rằng Tiên Nữ đã được hứa gả cho ông trước. Anh Tiên đã từ chối họ và đưa ra lời thách đấu. Anh Tiên lần lượt vượt qua tất cả các đối thủ của mình, nhưng anh ta có một lợi thế là sử dụng cái đầu của Medusa để biến những kẻ thù của mình thành đá. Nhưng không may là nhà vua và nữ hoàng đã không nhìn đi chỗ khác từ cái đầu của nữ thần tóc rắn nên đã bị hóa đá.
Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Tiên Vương
– Alpha Tiên Vương (Alderamin): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Đó là một ngôi sao trắng lớp A, hiện tại nó đang tiến hóa từ một ngôi sao chuỗi chính sang giai đoạn tiền khổng lồ. Nó có khoảng cách khoảng 49 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó Alderamin, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘að-ðirā‘ al-yamīn’ có nghĩa là ‘cánh tay phải’. Ngôi sao có độ sáng biểu kiến 2,5141. Nó có đốc độ quay khá cao, ít hơn 246km/s, và hoàn thành một vòng quay trong 12 giờ hoặc ít hơn.
– Beta Tiên Vương (Alfirk): là một ngôi sao ba với độ sáng biểu kiến trực quan từ 3,15-3,21 với chu kỳ 0,1904844 ngày. Nó ở khoảng cách khoảng 690 năm ánh sáng. Tên truyền thống của ngôi sao Alfirk bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘al-firqah’ có nghĩa là ‘bầy đàn’. Nó là một nguyên mẫu cho các ngôi sao được biết đến như là sao biến quang Beta Cephei. Đó là những ngôi sao chuỗi chính với khối lượng gấp 7-20 lần Mặt Trời và có độ sáng biến đổi do hình dạng của bề mặt. Độ sáng của những ngôi sao kiểu này có sự biến đổi với biên độ 0,01 đến 0,3 trong chu kỳ 0,1-0,6 ngày. Thành phần sáng nhất của hệ thống sao này là một ngôi sao lam khổng lồ thuộc lớp sao B2IIIev. Haayuj tố -ev cho biết đó là ‘sự phát xạ tính biến quang’. Ngôi sao quay với tốc độ chậm, nó phải mất tới 51 ngày để hoàn thành một vòng quay của nó, tốc độ say 28km/s.
– Delta Tiên Vương: là một sao đôi với độ sáng biểu kiến trực quan từ 3,48-4,37. Nó cách Hệ Mặt Trời khoảng 891 năm ánh sáng. Nó là một nguyên mẫu bao gồm các ngôi sao được biết đến như sao biến quang Cepjheid, hoặc đơn giản hơn là Cepheids. Dùng để chỉ những ngôi sao thuộc lớp này gần Hệ Mặt Trời như Poralis trong chòm sao Tiểu Hùng. Những sự biến đổi trong sự sáng chói của ngôi sao và kiểu sao là kết quả từ bề mặt ngôi sao. Nó thay đổi từ F5-G3 với chu kỳ 5,36634 ngày. Thành phần sáng hơn của hệ sao nhị phân là lớp sao vàng-trắng kiểu F siêu khổng lồ. Ngôi sao đồng hành của nó thuộc lớn sao B với ly giác 41 giây cung. Nó có độ sáng biểu kiến 7,5.
Kiểu sao Cepheods có khối lượng gấp 3-30 lần mặt Trời và đi qua giai đoạn chuỗi chính kiểu B, một khi chúng đốt cháy hydrogen trong lõi, helium trong lõi mất vững chắc và bắt đầu co rút lại và mở rộng ở mức độ bình thường và trải rộng trong suốt giai đoạn đốt cháy hạt nhân. Cepheid có khối lượng lớn và sự sáng chói đủ để nhìn thấy bằng mắt thường và dễ dàng nhìn thấy trong những thiên hà láng giềng. Từ sự sáng chói của chúng chịu ảnh hưởng của chu kỳ chiếu sáng của chúng, chỉ những nhà thiên văn học cần để đo độ sáng trực quan của ngôi sao và khoảng cách của chúng và khoảng cách những thiên hà nơi những ngôi sao được định vị.
Hệ thống sao Delta Tiên Vương có độ sáng biểu kiến trung bình 4,07.
– Gamma Tiên Vương (Alrai): là một ngôi sao nhị phân. Nó có độ sáng biểu kiến 3,22 và ở khoảng cách khoảng 45 năm ánh sáng. Ngôi sao này có cái tên truyền thống là Alrai từ tiếng Ả Rập ‘ar-rā‘ī’ có nghĩa là ‘Tiên Vương’. Ngôi sao này thuộc lớp sao cam tiền khổng lồ (kiểu tinh tú K1III-IV) và có độ tuổi khoảng 6,6 tỷ năm tuổi. Nó có thể được quan sát bằng mắt thường. Ngôi sao thành phần có khối lượng bằng 0,409 lần Mặt Trời và nó thuộc lớp sao M4 dạng sao lùn đỏ. Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đầu tiên được phát hiện trong quỹ đạo quay quanh ngôi sao sáng hơn vào năm 1989. Sau đó, khám phá này được rút lại do thiếu bằng chứng và đến năm 2002 nó được khẳng định lại. Do tác động của tiến động của điểm phân, Gamma Tiên Vương sẽ là sao Bắc Cực, Alpha Tiểu Khuyển từng là sao Bắc cực khoảng năm 3000 trước công nguyên.
– Zeta Tiên Vương: là ngôi sao cam tiền khổng lồ thuộc kiểu tinh tú K1IV. Nó có độ sáng biểu kiến 3,39 và ở khoảng cách khoảng 730 năm ánh sáng. Ngôi sao này đánh dấu rìa trái của Tiên Vương. Nó có khối lượng gấp 8 lần và độ sáng chói gấp 3600 lần Mặt Trời, nhiệt độ bề mặt của nó khoảng 4310K. Nó được cho là một ngôi sao nhị phân biến quang.
– Eta Tiên Vương: là một ngôi sao khổng lồ cam thuộc kiểu tinh tú K0, cách khoảng 45 năm ánh sáng. Ngôi sao này có chuyển động thực cao. Nó thỉnh thoảng được gọi với cái tên Al Kids.
– Mu Tiên Vương (Garnet): là một ngôi sao đỏ khổng lồ, cách khoảng 2400 năm ánh sáng.Nó thuộc lớp tinh tú M2Ia. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến 4,08 và là một ngôi sao sáng chói nhất được biết đến. Thỉnh thoảng nó còn được gọi với cái tên Garnet, sau khi nhà thiên văn học William Herschel khám phá ra hành tinh Hải Vương Tinh năm 1781. Ông đã mô tả Mu Tiên Vương như là ‘một vẻ đẹp màu ngọc thạch tuyệt đẹp, như một ngôi sao o Ceti’. Đây là một ngôi sao lớp M sáng siêu khổng lồ và là một trong những ngôi sao lớn nhất được khám phá trong thực thể thiên hà. Nó có bán kính gấp 1650 lần Mặt Trời. nếu không có bụi mờ giữa các ngôi sao, nó sẽ đạt đến độ sáng biểu kiến 1,97. Mu Tiên Vương là một nguyên mẫu của một lớp sao được biết đến với tên Mu Cephei biến quang. Ngôi sao có độ sáng biểu kiến biến đối giữa 3,65 và 5 với chu kỳ từ 2-2,5 năm. Ngôi sao được cho là đang bắt đầu nóng chảy Helium thành cacbon và nó sẽ bùng nổ thành sao mới vào cuối cuộc đời của nó.
– VV Tiên Vương (HD 208816): là một ngôi sao che khuất nhị phân, lớn hơn ngôi sao Garnet. Nó có bán kính 7,5-8,8 AU. Nó có khoảng cách khoảng 2400 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 4,91. Nó thuộc lớp sao đỏ hypergiant và là một thành phần xanh. Ngôi sao VV Tiên Vương A là ngôi sao lớn thứ 3 được biết đến. Nó có bán kính bằng khoảng 1600-1900 lần Mặt Trời.
– V381 Tiên Vương: là một ngôi sao đỏ siêu khổng loog với độ sáng biểu kiến 5,66 và ở khoảng cách khoảng 3663 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến thiên mạch động. Nó thuộc lớp tinh tú M1Ibpe+ và có khối lượng gấp 9-10 lần Mặt Trời.
– Kruger 60: là một ngôi sao nhị phân gồm 2 ngôi sao đỏ lùn với chu kỳ quỹ đạo của mỗi ngôi sao là 44,6 năm. Hệ thống sao này ở khoảng cách chỉ 13,15 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến từ 9,59-11,40. Trong khoảng 88600 năm tời, ngôi sao này sẽ gần Hệ Mặt Trời nhất với cự ly vũ trụ là 1,95.
Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời
– Thiên hà pháo thăng thiên (NGC 6946, Arp 29, Caldwell 12): là một thiên hà xoắn ốc trung bình. Nó có độ sáng biểu kiến 9,6 và ở khoảng cách khoảng 22 triệu năm ánh sáng. Nó nằm giữa chòm sao Tiên Vương và Thiên Nga. Thiên hà này được khám phá bởi William Herschel vào tháng 9/1798. Có 9 sao mới được khám phá trong cuối thế kỷ vừa rồi là: SN1917A, SN 1939C, SN 1948B, SN 1968B, SN 1969P, SN 1980K, SN 2002hh, SN 2004et, SN 2008s.
– Tinh vân Phi Thường (NGC 7380): là một quần tinh sao mở được khám phá bởi Caroline Herschel năm 1787. Quần tinh được nhúng trong một tinh vân có kích thước khoảng 110 năm ánh sáng. Quần tinh này được định vọ với Dải Ngân Hà và cách Hệ Mặt Trời khoảng 7000 năm ánh sáng. Những ngôi sao trong nó có độ tuổi ít nhất hơn 5 triệu năm, trong khi NGC 7380 là một quần tinh mở trẻ.
– NGC 7538: là một tinh vân phát xạ ở khoảng cách khoảng 9100 năm ánh sáng.Tinh vân này chứa đựng nguyên mẫu lớn nhất được khám phá cho đến nay.
– NGC 188 (Caldwell 1): là một quần tinh sao mở, có khoảng cách khoảng 5400 năm ánh sáng. Nó được khám phá bởi nhà thiên văn học người Anh Sor John Frederick William Herschel vào năm 1825. Nó là một quần tinh mở cổ nhất được khám phá. Nó cách khaongr 5 độ so với Bắc cực Thiên cầu.
– Tinh vân Tròng đen (NGC 7023): là một tinh vân phát xạ có độ sáng biểu kiến 6,8, ở khoảng cách khoảng 1300 năm ánh sáng. Đối tượng này thực sự là một quần tinh sao được nhúng bên trong một tinh vân.
– NGC 7129: là một quần tinh sao mở có hình dạng của một nụ hoa hồng. Quần tinh này bao gồm hơn 130 ngôi sao trẻ và có độ tuổi khoảng 1 triệu năm. Nó có khoảng cách khoảng 3300 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 11,5.
– NGC 7142: là một quần tinh mở. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 9,3 và ở khoảng cách khoảng 6200 năm ánh sáng. Quần tinh này tương đối gần NGC 7129 và được cho là bị che mờ bởi một đám mây giữa các ngôi sao. Đây là một trong những quần tinh mở già nhất được biết đến, nhưng thật lạ lùng nó lại chứa nhiều ngôi sao trẻ.