Chòm sao Thời Chung
Chòm sao Thời Chung nằm ở bầu trời phương nam. Cái tên của nó có nghĩa Latinh là ‘đồng hồ’. Đó là một chòm sao nhỏ, sáng yếu ớt và được tạo ra vào thế kỷ XVIII bởi nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille. Lúc đầu Lacaille đặt tên nó là ‘Con lắc đồng hồ’ nhưng sau đó tên của chòm sao được viết ngắn lại hơn thành Thời Chung (‘đồng hồ’). Chòm sao này không gắn với câu chuyện thần thoại nào, cũng không có ngôi sao sáng sủa nào và đối tượng sâu thẳm đáng chú ý nào.
Vị trí của chòm sao Thời Chung trên bầu trời
Thời Chung là chòm sao có kích thước lớn thứ 58 trên bầu trời, chiếm diện tích 249 độ vuông. Nó được định vị ở góc phần tư thứ nhất của nam thiên cầu và có thể quan sát được trên các vĩ độ từ 30o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Điêu Cụ, Kiếm Ngư, Ba Giang, Thủy Xà, Võng Cổ.
Thời Chung có một ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alpha Thời Chung với độ sáng biểu kiến trực quan 3,85. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.
Thời Chung thuộc gia đình các chòm sao Lacaille.
Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thời Chung
Lacaille đặt tên chòm sao để kỷ niệm sự kiện sự ra đời của con lắc đồng hồ được sáng chế bởi Christiaan Huygens.
Chòm sao được đại diện cho đồng hồ con lắc được Lacaille sử dụng để định giờ quan sát.
Ngôi sao sáng nhất đóng vai trò chính trong chòm sao.
Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Thời Chung
– Alpha Thời Chung: là một ngôi sao khổng lồ kiểu tinh tú K1III. Nó có độ sáng trực quan 3,86 và là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó cách Mặt Trời khoảng 117 năm ánh sáng.
– R Thời Chung (HD 18242) là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Nó là một ngôi sao đỏ khổng lồ kiểu tinh tú M7IIIe, cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 4,7. Nó được phân loại là ngôi sao biến quang Mira, là một ngôi sao biến thiên đỏ với chu kỳ khoảng 100 ngày với sự biến thiên nhỏ với độ sáng trực quan 2,5. Nó có chu kỳ 407,6 ngày và độ sáng biến quang từ 4,7 – 14,3, nó là ngôi sao biến quang lớn nhất được biết đến.
– Beta Thời Chung: là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú A4IIIm cách khoảng 310 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao hóa học đặc thù kiểu kim loại với vạch hấp thụ mạnh mẽ kim loại. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 4,979 và là ngôi sao sáng thứ 3 của chòm sao.
– Delta Thời Chung: là một ngôi sao thuộc lớp tinh tú A9V. Nó có độ sáng trực quan 4,93 và cách khoảng 175 năm ánh sáng.
– Iota Thời Chung: là một ngôi sao lùn vàng thuộc kiểu tinh tú G0Vp, cách khaongr 56 năm ánh sáng. Nó có độ sáng trực quan 5,40; có sự sáng chói gấp 2 lần Mặt Trời. Một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời được phát hiện trên quỹ đạo ngôi sao gần giống quỹ đạo Trái Đất năm 1998.
– GJ 1061: là một ngôi sao lùn đỏ thuộc kiểu tinh tú M5,5V, chỉ cách Trái Đất 11,99 năm ánh sáng. Nó có độ sáng trực quan 13,03. Nó có khổi lượng bằng 11,3% và sự sáng chói bằng 0,1% Mặt Trời. Nó là ngôi sao gần thứ 20 đến Mặt Trời.
Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời
– Siêu quần tinh Thời Chung: là một khối lượng siêu quần tinh có chu vi 550 triệu năm ánh sáng và trải dài trên diện tích 12ox12o. Phần gần nhất của nó cách Mặt Trời khoảng 700 triệu năm ánh sáng và xa nhất là 1,2 tỷ năm ánh sáng. Siêu quần tinh náy có chứa khoảng 5000 nhòm thiên hà và gồm 30000 thiên hà khổng lồ và 300000 thiên hà lùn.
– NGC 1261: là một quần tinh cầu được khám phá bởi nhà thiên văn học Scotlen James Dunlop vào năm 1826. Quần tinh này có độ sáng trực quan 8,3 và cách Mặt Trời khoảng 53500 năm ánh sáng.
– AM1 là một quần tinh cầu, cách khoảng 398000 năm ánh sáng, nó là quần tinh cầu xa nhất được biết đến trong Dải Ngân Hà.
– NGC 1512: là một thiên hà xoắn ốc sọc. Có kích thước 8,5’x5,6’ tức chu vi khoảng 70000 năm ánh sáng, gần lớn như Dải Ngân Hà. Thiên hà này đáng chú ý bởi vòng sao lửa gồm những quần tinh trẻ mở rộng khoảng 2400 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 11,1; có thể quan sát qua một kính thiên văn. Thiên hà này ở cách Hệ Mặt Trời khoảng 30 triệu năm ánh sáng.