Chòm sao Thiên Yến

31/07/2018 | Mai Đức Thạch | 1617 xem

Chòm sao Thiên Yến là một chòm sao ở Nam thiên cầu. Nó đại diện cho chim thiên đường. Cái tên của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ‘apous’ có nghĩa là “không chân”. Không có thần thoại nào liên hệ với chòm sao. Nó được tạo ra bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Petrus Plancius từ những quan sát của Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick Houtman để lập danh sách các chòm sao vào cuối thế kỷ XVI.

Chòm sao Thiên Yến

Vị trí chòm sao Thiên Yến trên bầu trời

Thiên Yến là chòm sao lớn thứ 67 trên bầu trời chiếm diện tích 206 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ ba của Nam thiên cầu và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ 5o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Thiên Đàn, Yển Diên, Viên Quy, Thương Dăng, Nam Cực, Khổng Tước, Nam Tam Giác.

Chòm sao này không có ngôi sao hành tinh nào được biết đến cũng không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao Alpha Thiên Yến. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao Thiên Yến nằm trong gia đình các chòm sao Johann Bayer.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thiên Yến

Thiên Yến có tên đầy đủ là Paradysvogel Apiss Indica đặt bởi Petrus Plancius, người đã giới thiệu chòm sao. Paradysvogel có nghĩa là “chim thiên đường” trong tiếng Hà Lan và Apis Indica có nghĩa là “không chân ở Indica”.

Chòm sao còn được gọi là Apiss Indica trong Uranometria của Bayer, nó được tham chiếu đến sách của Johannes Kepler trong cuốn sáng Rudolphine Tables xuất bản năm 1627. Như là kết quả của một sự nhầm lẫn. Nhà thiên văn học người Pháp Lacaille  giới thiệu trong các chòm sao của mình năm 1963, cả Apiss và Aviss tiếp tục được sử dụng đến thế kỷ XIX.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Thiên Yến

Alpha Thiên Yến: có độ sáng biểu kiến 3,825, là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó có khoảng cách khoảng 410 năm ánh sáng, thuộc lớp K khổng lồ.

Gamma Thiên Yến: là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao với độ sáng biểu kiến 3,872. Nó là một ngôi sao vàng kiểu G khổng lồ, ở khoảng cách khoảng 160 năm ánh sáng.

Delta Thiên Yến: là một ngôi sao nhị phân, ở khoảng cách khoảng 800 năm ánh sáng. Ngôi sao sáng hơn Delta-1 Thiên Yến là một ngôi sao biến quang có độ sáng biến đổi từ 4,66 đến 4,87; nó thuộc kiểu M sao đỏ khổng lồ. Delta-2 Thiên Yến là một ngôi sao cam kiểu K khổng lồ với độ sáng biểu kiến 5,27; ly giác 102,9 giây cung so với ngôi sao chính.

Kappa Thiên Yến: là một hệ thống sao đôi. Kappa-1 Thiên Yến là một ngôi sao siêu khổng lồ xanh trắng kiểu B, có khoảng cách khoảng 1020 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến quang với độ sáng biểu kiến trung bình 5,40. Nó có độ sáng biến đổi từ 5,43 và 5,61. Nó có một người bạn đồng hành có độ sáng 12 là sao siêu khổng lồ cam kiểu K, ly giác 27 giây cung. Kappa-2 Thiên Yến là một ngôi sao nhị phân xanh trắng kiểu B khổng lồ và một ngôi sao cam kiểu K dãy chính ly giác 15 giây cung. Ngôi sao chính có độ sáng biểu kiến 5,64 và sao lùn cam có độ sáng biểu kiến 12,5.

Beta Thiên Yến: là một ngôi sao cam khổng lồ kiểu K, cách Trái Đất 158 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,23 và là ngôi sao sáng thứ ba của chòm sao.

Zeta Thiên Yến: là ngôi sao cam khổng lồ kiểu K, cách khoảng 312 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,76.

Eta Thiên Yến: là một ngôi sao kim loại kiểu A.

Epsilon Thiên Yến: là một ngôi sao xanh trắng kiểu B dãy sao chính, ở khoảng cách 551 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao biến quang có độ sáng biểu kiến trung bihf 5,06.

Một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

NGC 6101: là một quần tinh cầu nhỏ có thể quan sát được qua kính thiên văn 4,5 inch. Nó cách 7 độ Nam của ngôi sao Gamma Thiên Yến và có độ sáng biểu kiến 9,2.

IC 4499: là một quần tinh cầu nhỏ. Nó nằm ở phía Nam trên bầu trời. Đó là quần tinh nằm gần cực Nam nhất. Nó có thể được quan sát qua kính thiên văn 8 inch.

IC 4633 và NGC 6392: là hai thiên hà sáng nhất của chòm sao.