Chòm sao Bảo Bình

31/07/2018 | Mai Đức Thạch | 2990 xem

Chòm sao Bảo Bình nằm ở Nam thiên cầu. Cái tên Latinh của nó có nghĩa là “người tưới nước” và được ký hiệu là ♒.

Bảo Bình hiển thị trên bầu trời thường được liên hệ với biển, bởi vì trong chòm sao có một số ngôi sao liên quan tới nước. Cũng giống như các chòm sao Hoàng Đạo khác, Bảo Bình là một trong những chòm sao trong danh sách của Ptolemy vào thế kỷ thứ II.

Bảo Bình có chứa những ngôi sao siêu khổng lồ Sadalsuud và một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời: M2, M72, M73, Thiên hà lùn Bảo Bình, Thiên hà Atoms for Peace, và 2 tinh vân: Tinh vân Saturn và tinh vân Helix.

Chòm sao Bảo Bình

Vị trí chòm sao Bảo Bình trên bầu trời

Bảo Bình là chòm sao lớn thứ 10 trên bầu trời chiếm diện tích 980 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ tư  của Nam thiên cầu và có thể quan sát trên các vĩ độ từ 65o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Thiên Ưng, Ma Kết, Kình Ngư, Hải Đồn, Tiểu Mã, Phi Mã, Song Ngư, Nam Ngư và Ngọc Phu.

Bảo Bình có 3 đối tượng Messier: M2, M72 và M73 và 6 ngôi sao hành tinh được biết đến.Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Saddalsuud (Beta Bảo Bình). Có 4 trận mưa sao băng có liên quan đến chòm sao: March Bảo Bình, Eta Bảo Bình, Delta Bảo Bình, Iota Bảo Bình.

Chòm sao Bảo Bình thuộc gia đình chòm sao Hoàng Đạo.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Bảo Bình

Chòm sao bảo Bình mô tả một người đàn ông trẻ đang tưới nước từ trong một cái vò vào trong miệng con cá miền Nam, thể hiện bởi chòm sao Nam Ngư.

Bảo Bình thường được gắn với Ganymede, con trai vua Tros trong thần thoại Hy Lạp. Ganymede là một chàng trai đẹp của vùng Trojan đã lọt vào tầm mắt của Zeus, thần đã tự cải trang mình thành một con đại bàng (đại diện bởi chòm sao Thiên Ưng) để bắt cóc anh về Olympus để làm người rót rượu cho các vị thần. Trong một câu chuyện khác, chòm sao đại diện cho Deucalion, con trai của Prometheus, người sống sót qua trận đại hồng thủy của người vợ Pyrrha của ông.

Trong thần thoại Babylon, Bảo Bình được xác định là GU.LA chính là chúa trời Ea, và trong các câu chuyện thần thoại ở Ai Cập, chòm sao đại diện cho vị chúa của dòng sống Nile.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Bảo Bình

Beta Bảo Bình (Sadalsuud): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó thuộc về lớp sao hiếm có trong các ngôi sao, là một ngôi sao vàng siêu khổng lồ. Nó có độ sáng biểu kiến 2,91 và ở khoảng cách khoảng 610 năm ánh sáng Nó có tên Ả Rập là ‘sa’d al-suud’ có nghĩa là “may mắn của những mau mắn”. Nó đôi khi cũng được gọi là Lacida Forrtunae Forrtunarum trong tiếng Latinh có nghĩa là “may mắn nhất của những may mắn”. Ngôi sao được cho là liên quan đến mùa xuân và đưa đến vận may khi Mặt Trời ló lên sau khi mùa đông đã qua. Ngôi sao này có khối lượng gấp 6 lần và lượng sáng gấp 2200 lần Mặt Trời. Nó là hệ thống ba hoặc đa sao. Ngôi sao chính Beta A Bảo Binh là sao đôi quang học, một trong số đó có độ sáng 11, ly giác 35,4 giây cung và ngôi sao khác có độ sáng 11,6, ly giác 57,2 giây cung.

Alpha Bảo Bình (Sadalmelik): là một ngôi sao siêu khổng lồ vàng kiểu G, ở khoảng cách khoảng 800 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 3000 lần và có độ sáng biểu kiến 2,950. Tên của nó bắt nguồn từ tiếng Ả rập ‘sa’d al-malik’ có nghĩa là “may mắn của vương quốc”. Nó còn được biết đến với cái tên Rucbah.

Delta Bảo Bình (Skat): với cái tên truyền thống Skat bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘as-saq’ có nghĩa là “gót chân”. Nó là ngôi sao sáng thứ ba của chòm sao. Nó là một thành viên của Nhóm chuyển động Đại Hùng, bao gồm phần lớn các ngôi sao lớn của chòm sao Đại Hùng với tốc độ chuyển động nhanh. Nó có độ sáng biểu kiến 3,269 và ở khoảng cách khoảng 160 năm ánh sáng. Ngôi sao này liên quan đến một mưa sao băng Delta Bảo Bình nhìn rõ từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, và đạt đỉnh điểm vào 28 hoặc 29/7, với nhịp độ trung bình 15-20 giờ, trong khi Delta Bắc Bảo Bình kéo dài từ 16/7 đến 10/10  và đỉnh điểm vào giữa tháng 8 với tốc độ 10m mỗi giờ.

Gamma Bảo Bình (Sadachbia): có độ sáng biểu kiến 3,84 và ở khoảng cách 158 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘sa’d al-axbiyah’ có nghĩa là “may mắn cho mọi nhà”. Đây là một ngôi sao quang phổ nhị phân với chu kỳ 58,1 ngày.

Zeta Bảo Bình (Sadaltager): là ngôi sao nhị phân. Nó có độ sáng biểu kiến 4,42 và khoảng cách 103 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘sa’d al-tajir’ có nghĩa là “máy mắn của thương nhân”. Ngôi sao sáng hơn trong hệ thống sao này Zeta2 Bảo Bình là một ngôi sao lùn vàng-trắng kiểu F dãy chính. Trong khi người bạn đồng hành của nó là Zeta1 Bảo Bình là một ngôi sao siêu khổng lồ vàng-trắng kiểu F. Độ sáng của hai ngôi sao này khá tương đương nhau. Zeta1 có độ sáng 4,59 trong khi Zeta2 là 4,42.

R Bảo Bình là một ngôi sao cộng sinh. Nó là một sao nhị phân, gồm một ngôi sao lùn trắng và một ngôi sao khổng lồ đỏ thuộc kiểu sao biến quang kiểu Mira. Ngôi sao lùn trắng hút ngôi sao khổng lồ đỏ. Tao nên một tinh vân xung quanh hệ thống. Tinh vân này còn được biết đến với cái tên Cederblad 211. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến 7,69 và ở khoảng cách khoảng 600 năm ánh sáng.

Psi Bảo Bình (91 Bảo Bình): là hệ thống sao ba ở khoảng cách khoảng 148 năm ánh sáng. Ngôi sao chính là một ngôi sao khổng lồ cam với độ sáng biểu kiến 4,42 và có một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trong quỹ đạo quanh nó, được khám phá vào năm 2003. Ngôi sao đồng hành của nó là một sao nhị phân và cả hai đều có độ sáng 10. Quỹ đạo hành tinh của ngôi sao chính có tên là 91 Bảo Bình  hoặc HD 219449b. Quỹ đạo của nó tại khoảng cách trung bình 48,5 Gm, gần hơn khoảng cách giữa Mặt Trời và Thủy Tinh (57,9 Gm).

Gliese 849: là một sao lùn đỏ. Ngôi sao này giống như Mộc Tinh, Gliese 849 b có quỹ đạo ở khoảng cách 2,35 AU. Hành tinh này được khám phá vào tháng 8 năm 2006. Nó có chu kỳ dài tương tự như Mộc Tinh  và là một sao lùn đỏ.

Gliese 876: là một sao lùn đỏ, chỉ cách khoảng 15 năm ánh sáng. Ngôi sao này tuy rất yếu ớt với độ sáng biểu kiến 10,1, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường, mặc dù nó ở vị trí rất gần. Vào năm 2010, nó được xác nhận là có 4 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời quay quanh. Hành tinh gần nhất của ngôi sao được cho là một hành tinh giống như Hải Vương Tinh và lớn hơn một chút. Những hành tinh ở giữa giống như Mộc Tinh. Hành tinh ngoài có khối lượng gần bằng Hải Vương Tinh. Quỹ đạo của 3 hành tinh ngoài giống như Laplace, với tỉ lệ khoảng 1:2:4 trong chu kỳ quỹ đạo, giống như mặt Trăng Ganymede, Europa và Io của Mộc Tinh.

88 Bảo Bình là một ngôi sao khổng lồ kiểu K, cách khoảng 243 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,68.

Lambda Bảo Bình (Hydor, Ekkhysis): là một ngôi sao khổng lồ đỏ kiểu M, cách khoảng 392 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến quang bất thường với độ sáng biểu kiến trung bình 3,73.

Epsilon Bảo Bình (Albali – sự nuốt, Nir Saad Bula – may mắn lớn nhất của sự nuốt): là ngôi sao có độ sáng biểu kiến 3,8 và cách khoảng 215 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao siêu khổng lồ trắng và là một ngôi sao biến quang.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

M2 (NGC 7089): là một quần tinh hình cầu được định vị ở cách 5 độ bắc của Beta Bảo Bình. Nó có độ tuổi 13 tỷ năm và có khoảng 150000 ngôi sao, gồm 21 ngôi sao biến quang được biết đến. Với một đường kính trải dài 175 năm ánh sáng – nó là một trong những quần tinh hình cầu lớn nhất được biết đến. M2 ở khoảng cách khoảng 37500 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 6,3. Ngôi sao sáng nhất của quần tinh là một ngôi sao khổng lồ đỏ và vàng, có độ sáng 13,1. Quần tinh này được khám phá bởi nhà thiên văn học người Italia  Jean-Dominique Maraldi năm 1746 trong khi ông và Jacques Cassini đang quan sát sao chổi. Charles Messier khám phá quần tinh này năm 1760 nhưng lại tưởng nó là một tinh vân. Nhà thiên văn học người Đức William Herschel đã xếp nó vào danh sách quần tinh vào năm 1783.

M72 (NGC 6981): là một quần tinh hình cầu, khoảng cách khoảng 53000 năm ánh sáng. Nó có tâm thiên hà tối. Nó có một đường kính khoảng 106 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 9,3. Nó chứa một vài ngôi sao khổng lồ xanh và là một quần tinh trẻ. Và nó cũng có khá nhiều ngôi sao biến quang. Ngôi sao sáng nhất của quần tinh có độ sáng biểu kiến 14,2. M72 được khám phá bở nhà thiên văn học người Pháp Pierre Méchain vào năm 1780. Charles Messier xếp nó vào danh sách tinh vân. Quần tinh này không dễ quan sát, với một kính thiên văn 10 inch, nó xuất hiện chỉ là một miếng yếu ớt. Những ngôi sao chỉ được quan sát với kính thiên văn 20 inch. Nó được định vị về phía Nam và 1,5 độ đông của Epsilon Bảo Bình và 9 độ đông của Alpha Ma Kết.

M73 (NGC 6994): là một quần tinh sao gồm 4 ngôi sao xuất hiện gần nhau nhưng lại khác khác biệt trong bầu trời đêm, thực chất chúng không có sự kết nối với nhau. Những ngôi sao này được xem xét như một quần tinh mở thưa thớt vào năm 2002, khi một sự phân tích chỉ ra rằng có 6 ngôi sao sáng nhất trong quần tinh này và không chỉ là rất khác so với khoảng cách Trái Đất, nhưng chúng lại di chuyển theo những hướng rất khác nhau. Charles Messier khám phá ra đối tượng này vòa năm 1780. Nhà thiên văn học người Anh John Herschel đưa ra lý do thuyết phục về M73 là một quần tinh. M73 nằm ở vị trí 1,5 độ đông của M72. Nó có khoảng cách khoảng 2500 năm ánh sáng.

Tinh vân Sarturn (NGC 7009, Caldwell 55): được khám phá bởi William Herschel vào cuối thế kỷ XVIII và cái tên của nó được đặt bởi nhà thiên văn học người Anh William Parsons vào thế kỷ XIX. Với một kính thiên văn cỡ lớn, nó xuất hiện giống như Thổ Tinh. Nó được định vị cách 1 độ tây của Nu Bảo Bình. Đây là một tinh vân hành tinh  mà có thể hình thành số lượng nhỏ ngôi sao lùn trắng sáng. Tâm tinh vân có 1 Mặt Trời cỡ khoảng 20 lần Mặt Trời và có độ sáng biểu kiến 11,5. Nhiệt độ của nó khoảng 55000 K. Ngôi sao này phát ra một tia cực tím cực mạnh, mà được cho là tạo ra bởi tinh vân huỳnh quang được nhuộm màu.

Tinh vân Helix (NGC 7293, Caldwell 63): được khám phá bởi nhà thiên văn học người Đức Karrl Ludwing Harding vào thế kỷ XIX. Nó là một tinh vân hành tinh lớn, một những tinh vân sáng gần Trái Đất nhất. Nó có khoảng cách khoảng 700 năm ánh sáng. Bởi vì sự xuất hiện của nó, tinh vân này được gọi là Đôi mắt của thần. Tinh vân này có đường kính khoảng 2,5 năm ánh sáng. Lõi là một tàn dư sao ở tâm tinh vân mà sau này dần mở rộng tạo lên một ngôi sao lùn trắng. Nó được định vị khoảng 1 độ tây của Upsilon Bảo Bình. Trong một kính thiên văn cỡ nhỏ, nó xuất hiện là một mảng yếu ớt, nhưng với một kính thiên văn cỡ lớn 6 inch, có thể nhìn thấy tâm ngôi sao.

Sao lùn Bảo Bình (PGC 65367, DDO 210): là một thiên hà lùn và là một thành viên trong nhóm thiên hà địa phương. Nó cóc khoảng cách khoảng 3,1 triệu năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 14,0. Nó là một hiên hà hiếm có hiển thị màu xanh, và chuyển động quanh Dải Ngân Hà với tốc độ 137 km/s.

Thiên hà Hạt nhân cho Hòa Bình (NGC 7252): là một thiên hà elip, cách khoảng 220 triệu năm ánh sáng. Nó được cho là sản phẩm của một sự va chạm trong quá khứ cách đây 1 tỷ năm. Nó có hình dạng giống như một quỹ đạo điện tử  nơtron với một nhân nguyên tử, nơi nó được dọi là hạt nhân và đặt tên Hạt nhân cho hòa bình vào 1953. Nó có độ sáng biểu kiến 12,7. Tâm của thiên hà chứa đựng hơn 50 nhóm quần tinh. Quần tinh này là những ngôi sao hơi xanh và nóng và có độ tuổi khá trẻ từ 50-500 triệu tuổi. Ra phía bên ngoài NGC 7252, là một đĩa sáng nhỏ, với cánh tay xoắn ốc  chỉ khoảng 10000 năm ánh sáng, quay ngược hướng các thiên hà khác. Nó được cho là kết quả của việc hợp nhất 2 thiên hà.