Vai trò của Hosting và Domain trong quá trình phát triển website
Khi bạn có một trang web phát triển cục bộ và muốn lên kế hoạch tạo một trang web chạy trực tuyến, bạn phải quan tâm đến 2 điều cơ bản: tên miền (Domain Name thường được goi tắt thành Domain) và lưu trữ (Web Hosting thường được gọi tắt thành Hosting).
Tên miền (Domain):
Tên miền là địa chỉ trang web của bạn, người dùng truy cập trang web của bạn sử dụng tên miền này.
Do đó, ngay từ khi bạn bắt đầu nghĩ đến việc kinh doanh trực tuyến trên Internet, điều đầu tiên mà bạn cần phải lưu ý đến là lựa chọn tên miền để xây dựng hình ảnh và thương hiệu của bạn, sao cho hội tụ đầy đủ những tiêu chí cơ bản như:
❶ Ai sẽ là đối tượng mục tiêu mà bạn hướng tới ?
❷ Bạn định bán gì cho những đối tượng mà bạn hướng tới ?
❸ Đâu là điểm độc đáo trong ý tưởng kinh doanh của bạn so với những đối thủ khác đang cạnh tranh với bạn trên thị trường ?
Một số lưu ý khi lựa chọn tên miền:
❶ Sử dụng từ khóa trong tên miền thường rất quan trọng, nó tạo ra lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với đối thủ của bạn. Góp phần tăng cơ hội nhấp chuột trong bảng kết quả công cụ tìm kiếm hay quảng cáo trả phí; đồng thời giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng các liên kết nội để mô tả cho từ khóa.
❷ Tên miền của bạn phải ngắn, dễ nhớ và không có dấu gạch nối hay ký tự đặc biệt. Điều này làm cho tên miền của bạn dễ nhớ hơn trong mắt người xem.
❸ Tên miền phải dễ phát âm, dễ đánh vần và mang tính mô tả sao cho người dùng có thể dễ dàng phán đoán được nội dung mà trang web của bạn đem đến cho người xem những thông tin và sản phẩm gì.
❹ Tránh lựa chọn tên miền gần với những thương hiệu lớn, nếu không bạn sẽ dễ dàng bị chính những thương hiệu này làm lu mờ trong con mắt khách hàng.
Đăng ký tên miền như thế nào:
Cấu tạo của một tên miền gồm có 2 phần: Tên miền cấp cao nhất (TLD – Top Level Domain) và Tên miền thứ cấp (SLD – Second Level Domain).
Ví dụ: tên miền webnadi.com có webnadi là tên miền cấp 2 của .com (hoặc ta có thể nói webnadi là tên miền phụ của .com).
Tên miền được đăng ký với một tổ chức phi lợi nhuận ICANN. Tuy nhiên, tổ chức này không cho phép bạn đăng ký tên miền trực tiếp, mà bạn phải đăng ký thông qua một công ty cho phép đăng ký tên miền.
Tính đến ngày 22/04/2017, Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority – IANA) đã công bố quản lý 1351 tên miền cấp cao nhất, bạn có thể xem bản cập nhật danh sách các tên miền cấp cao nhất tại đây. Danh sách các tên miền này được nhóm thành 5 nhóm chính:
+ Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD – Generic top-level domain) như com, org, net, edu, gov, mil.
+ Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD – country-code top-level domain), đối với Việt Nam là vn.
+ Tên miền cấp cao nhất được hỗ trợ (sTLD – sponsored top-level domain) như aero, asia, cat, coop, edu, gov, int, jobs, mil, mobi, museum, post, tel, travel, xxx.
+ Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (iTLD – infrastructure top-level domain) gồm arpa.
+ Tên miền cục bộ cấp cao nhất (tTLD – test top-level domain) dùng để chạy kiểm thử cục bộ trên máy cá nhân như test, example, local, localhost.
Đăng ký tên miền liên quan đến lệ phí đăng ký trong một năm và bạn phải gia hạn tên miền mỗi năm bằng cách trả lệ phí gia hạn.
Tên miền không thể được mua vĩnh viễn, mà bạn phải gia hạn nó mỗi năm, nếu bạn không gia hạn, nó sẽ tự động bị xóa khỏi register.
Một số định hướng khi lựa chọn tên miền:
Một tên miền tồn tại duy nhất, do đó, một khi tên miền đã được đăng ký và đang sử dụng, bạn không thể đăng ký lại mà bạn phải mua một tên miền mới.
Sau khi bạn đăng ký tên miền, bước tiếp theo bạn cần chú ý đến Máy chủ web (Web Hosting).
Máy chủ web là một dịch vụ, cung cấp không gian lưu trữ cho trang web của bạn trên mạng toàn cầu (Internet).
Theo đó, những trang web được lưu trữ trong các máy tính có công suất cao; được kết nối với mạng tốc độ cao và hoạt động liên tục 24/7. Do đó, khi bạn mua một dịch vụ lưu trữ web, chính là việc bạn thuê một không gian web cho bạn trên các máy chủ này.
Về cơ bản có 3 loại máy chủ web:
Chia sẻ Lưu trữ (Shared Hosting) |
Máy chủ ảo (Virtual Private Servers) |
Máy chủ riêng (Dedicated Server) |
|
Hình thức | Một máy chủ được chia thành nhiều không gian lưu trữ web với những tài khoản có những giới hạn quyền hạn nhất định: không gian đĩa, cơ sở dữ liệu và băng thông. | Máy chủ được chia thành nhiều phẩn, mỗi phần hoạt động như một máy chủ riêng biệt với lượng tài nguyên riêng biệt. Nó có thể chia ra để lưu trữ nhiều trang web riêng biệt. | Toàn bộ máy chủ được thuê bởi người dùng. Nó có thể được dùng lưu trữ 1 trang web lớn hoặc tạo ra nhiều VPS để chia cho người dùng khác. |
Phạm vi | Giá rẻ, phù hợp với những trang web vừa và nhỏ | Giá hợp lý, phù hợp với các trang web vừa và lớn | Chi phí lớn và đòi hỏi có một quản trị viên máy chủ để quản lý các loại hình lưu trữ. |
Sau khi bạn đã lựa chọn được cả tên miền (Domain) và nơi lưu trữ (Hosting); bước tiếp theo bạn cần phải thực hiện là kết nối tên miền (Domain) với máy chủ lưu trữ (Hosting) của bạn thông qua các khai báo cấu hình Nameserves.
Nameserves là một phần của Hệ thống Tên miền (DNS – Domain Name Serves).
Máy chủ DNS là một hệ thống lưu trữ các bản ghi: tên miền nào kết nối với địa chỉ IP nào, khi đó máy chủ cho phép chúng ta sử dụng tên miền để truy cập vào website thay vì sử dụng địa chỉ IP của máy chủ DNS. Khi một khách truy cập vào một đường dẫn URL tên miền của bạn thì máy chủ DNS sẽ tìm kiếm dữ liệu từ máy chủ nào để trả về trình duyệt.
Các bước để DNS tự động dịch Domain thành IP:
Ví dụ dưới đây mô tả quá trình biên dịch tìm ra IP của máy chủ lưu trữ website, khi người dùng truy cập URL https://webnadi.com.
Trỏ tên miền sang Lưu trữ như thế nào
Thông thường, nếu bạn mua tên miền và lưu trữ từ cùng một nhà cung cấp, thì bên nhà cung cấp sẽ phải thiết lập Nameserves cho bạn; nếu bạn mua tên miền và lưu trữ từ các nhà cung cấp khác nhau bạn phải tự tiến hành kết nối tên miền đó sang bên máy chủ phù hợp.
Ngay sau khi bạn đăng ký Domain và Hosting thanh công, các thông tin đăng nhập máy chủ web và domain được gửi về email của bạn. Mỗi một đơn vị cung cấp Hosting sử dụng máy chủ DNS riêng của họ, và để thiết lập Nameservers, bạn phải đăng nhập vào bảng điều khiến và cập nhật thông tin Nameserves.
Domain Nameserves cần mất một khoảng thời gian nhất định để cập nhật thông tin qua các máy chủ DNS khác nhau trên toàn cầu, hoặc có thể cập nhật ngay lập tức, hoặc có thể mất đển 24 đến 48 giờ tùy thuộc vào máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Hosting.
Tên miền con (Subdomain) và Chuyển hướng Tên miền (Redirect Domain):
Tên miền con (Subdomain):
Subdomain là một tên miền, là một phần của tên miền chính và tồn tại trên cùng một máy chủ. Nó có thể là một trang web thứ hai nằm dưới tên miền chính; hoặc có thể không có bất cứ mối quan hệ nào với trang web gốc (trường hợp nhiều trang web khác nhau trên cùng Hosting hoặc các trang web trên các Hosting khác nhau).
Ví dụ: trang web gốc là webnadi.com có thể có những tên miền con như: tuyendung.webnadi.com…
Tên miền Bí danh (Alias Domain) | Tên miền Thêm (Addon Domain) |
Sử dụng trong trường hợp các tên miền khác nhau, cùng trỏ chung vào một website. | Sử dụng trong trường hợp các tên miền tự động tạo các thư mục con trong thư mục gốc của Hosting để chạy những website khác nhau. |
Chuyển hướng tên miền (Redirect Domain):
Chuyển hướng tên miền là trường hợp bạn cấu hình chuyển hướng tất cả khách truy cập và lưu lượng truy cập của một tên miền hoặc một trang web cụ thể sang một tên miền mới. Thông thường có 2 cách chuyển hướng cơ bản:
Chuyển hướng vĩnh viễn 301 (Permanent Redirect) |
Chuyển hướng tạm thời 302 (Temporary Redirect) |
chuyển hướng người dùng sang một trang web mới và thay đổi địa chỉ URL hiển thị trên thanh địa chỉ trình duyệt người xem | chuyển hướng người dùng đến một trang web mới nhưng không thay đổi URL hiển thị trên thanh địa chỉ trình duyệt người xem. |
Các công cụ tìm kiếm và các trình thu thập dữ liệu sẽ cập nhật dữ liệu của chúng theo liên kết mới. | Công cụ tìm kiếm vẫn đánh chỉ mục trang web gốc của bạn. |
Sự phổ biến và những liên kết SEO này vẫn giống như liên kết cũ đã có. | Công cụ tìm kiếm sẽ cho rằng liên kết mới sẽ bị xóa, do đó liên kết mới không cùng mức độ phổ biến như liên kết cũ. |