Khu du lịch Vân Đồn

15/12/2020 | Sưu tầm | 1218 xem

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU DU LỊCH VÂN ĐỒN

Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, là một quần đảo vòng quanh phía đông và đông bắc vịnh Bái Tử Long, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất là Cái Bầu, trước có tên là Kế Bào. Vân Đồn được biết đến là một quần thể biển đảo mà vẻ kỳ thú, giá trị địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học không hề thua kém so với Hạ Long với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, như một chiến lũy che chắn biển Đông.

Cũng giống như tất cả các đảo trong Vịnh Bắc Bộ, các đảo của huyện Vân Đồn trước kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa ở phía tây bắc Vịnh Bắc Bộ, phần kéo dài của dãy núi Đông Triều. Sau thời kỳ biển tiến hình thành Vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại nổi trên mặt biển tạo thành các đảo độc lập thuộc hai vùng của Vịnh Bắc Bộ là Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long. Vân Đồn cách Hà Nội khoảng 220 km, có diện tích 551,3 km2, được hợp thành bởi đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải. Các đảo đều có hình núi đá vôi thường chỉ cao 200 đến 300 m so với mực nước biển, có nhiều hang động karst.

XUẤT XỨ TÊN GỌI VÂN ĐỒN

Tên Vân Đồn có nguồn gốc từ tên núi Vân (núi có mây phủ) và làng Vân (nay thuộc xã Quan Lạn). Do là cửa ngõ của vùng đảo điểm yếu nên năm 980 ở đây đã có đồn Vân của quân đội nhà Tiền Lê. Sang thời Lý, năm 1149 Vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Đồn, đồng thời Vân Đồn biến thành thương cảng giao thương đầu tiên của Đại Việt với các nước trong khu vực Đông Á và thế giới. Trận Vân Đồn đánh quân Nguyên Mông năm 1288 trên dòng sông Mang (Quan Lạn) gắn liền với tên tuổi của danh tướng Trần Khánh Dư. Tại đây, quân và dân nhà Trần đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ góp phần quan trọng của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng xuất 3 triều đại lạ Nhà Lý, Trần, Hậu Lê rồi suy thoái và bị lãng quên vào thời nhà Mạc.

CÁC ĐIỂM THAM QUAN CHÍNH CỦA KHU DU LỊCH VÂN ĐỒN

Vườn quốc gia Bái Tử Long 

Vườn quốc gia Bái Tử Long

Đây là một khu bảo tồn sinh quyển quốc gia tại khu vực Vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, được thành lập năm 2001 tổng diện tích 15783ha, trong đó diện tích đất rừng là 6125 ha với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ và 9650ha diện tích mặt nước biển, vụng áng, bãi triều, ngập nước. Không chỉ là khu bảo tồn sinh quyển trên cạn, mà vườn quốc gia Bái Tử Long còn là nơi bảo vệ nguồn sinh quyển sinh vật ven biển của Việt Nam. 

Vườn quốc gia có trên 178 loài thực vật thủy sinh, 119 loài cá, 132 loài động vật không xương sống, 106 loại san hô trú ngu, sinh trưởng tại vùng biển, bãi triều, vụng áng và hàng chục loài chim săn mồi đặc hữu như diều hâu Miến Điện, chim ưng Nhật Bản, diều hâu đen, chích chòe lửa, bìm bịp lớn, đớp ruồi Hải Nam… 

Nổi bật là thung áng Hang Dơi nằm ở khu vực Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn, đây là khu rừng ngập mặt rộng khoảng 10ha, địa hình của thung áng Hang Dơi là không trực tiếp tiếp xúc với nước biền, nước biển chảy qua các hang ngầm hay những khe hốc đá cùng với nước ngọt ở trên sườn núi xuống tạo ra sự đa dạng của các loài động thực vật. Nằm ở phía cuối đường ngập mặn này là Hang Dơi, nơi trú ngụ của hàng nghìn con dơi. Hiện tại Hang Dơi còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật như rái cá, cầy, cáo, đặc biệt là loài khỉ ức trắng xuất hiện khá nhiều, trong đó có giống khỉ ức trắng lông vàng tồn tại tự nhiên ở đây.

Hang Soi Nhụ

Hang Soi Nhụ

Hang Soi Nhụ còn được gọi là hang Miếu, cách cảng Cái Rồng khoảng 8 km. Đây là một trong những nơi phát tích của nền văn hóa người Việt thời tiền sử, minh chứng cho lịch sử phát triển lâu đời của vùng đất này. Hang phân thành ba ngăn: ngăn dưới, ngăn giữa và ngăn trên.Di tích Soi Nhụ bao gồm hai miền văn hóa thuộc hai thời đại khác nhau là văn hóa Soi Nhụ và nguồn gốc của văn hóa Hạ Long.

Hệ thống các bến bãi thương cảng cổ

Thương cảng Vân Đồn

Bến Cái Làng, bến Cống Cái, bến Con Quy, bến Cái Cổng, bến Cổng Yên, bến Cổng Hẹp, bến Gạo Rang… và bến Cổng Đông, nằm ven những sông lạch biển sâu rộng và lặng sóng được gọi là sông nhưng không phải là sông, đó là: sông Cổng Đông, sông Mang và sông Voi Lớn…

Các bãi tắm 

Bãi tắm Quan Lạn

Bãi tắm Quan Lạn nằm ở đảo Quan Lạn trong vịnh Bái Tử Long giữa 2 xã Minh Châu và xã Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, cách thành phố Hạ Long 55 km. Đây là bãi biển đẹp còn giữ nguyên được kẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm. 

Bãi tắm Minh Châu

Bãi Minh Châu là bãi tắm yên tĩnh nhất do vị trí xa hơn là các bãi tắm khác. Cát ở đây trắng đúng như tên gọi của bãi biển này. Tuy nhiên do vị trí nằm ở hướng gió nên tôi khi Minh Châu phải nhận lại các đụn rạ từ biển đẩy vào. 

Cụm di tích văn hóa đình – chùa – miếu tại Quan Lạn

Đình Quan Lạn

Đình Quan Lạn nằm ở trung tâm dảo Quan Lạn. Đình thờ Trần Khánh Dư – vị tướng có công trong trận chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỉ XIII, được nhân dân tôn làm thành hoàng làng. Ngoài ra còn thờ Dương Không Lộ, tứ vị thành nương là những vị thần được nhân dân trên đảo truyền tụng, ngưỡng mộ. Nét đặc sắc của đình Quan Lạn là sân làm bằng gỗ – một kiểu kiến trúc cổ, hiếm hoi còn lại ở Việt Nam.

Chùa Quan Lạn

Chùa Quan Lạn nằm cạnh đình Quan Lạn có kiến trúc giản dị, chùa thờ Phật, công chúa Liễu Hạnh và cụ Hậu – một người dân có công lớn đóng góp xây dựng chùa.

Miếu Quan Lạn

Miếu Quan Lạn: gồm 3 ngôi miếu thờ Ba anh em họ Phạm là bộ trướng của Trần Khánh Dư đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh trong trận thắng Vân Đồn-Cửa Lục năm 1288 chống quân xâm lược Mông Nguyên.

Đền Cặp Tiên

Đền Cặp Tiên

Đền Cặp Tiên hay còn gọi là đền Cô Bé Cửa Suốt là công trình tín ngưỡng dân gian hình thành từ thời Nguyễn, tọa lạc trên sườn núi Tiên thuộc địa phận thôn Cẩm Tiên, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tương truyền đền Cặp Tiên thờ vị tiểu thư là con của Trần Quốc Toản nên gọi là đền Cô Bé Cửa Suốt. Sau này, và vào thời Nguyễn một ông Quan Chánh được nhân dân địa phương tôn làm hậu thần bàn thờ tại đền nên còn có tên gọi là đền Quan Chánh. Truyện kể là người xưa đây là nơi hai vị tiên ông thường xuống ngắm cảnh và chơi cờ, đi theo hầu là 2 tiên cô rất xinh đẹp, 2 nàng tiên thường xuyên thường xuống giếng ở chân núi lấy nước về đun pha trà cho các vị tiên ông. Hiện nay khu vực đền Cặp Tiên Gồm có 3 công trình: đền chính, giếng tiên và động Sơn Trang.

Chùa Cái Bầu

Chùa Cái Bầu

Chùa có tên gọi khác là Thiền viện trúc lâm Giác Tâm ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn. Nằm ngoài khu vực dân cư, tránh xa những ồn ào xô bồ của đời thường. Đây có coi là điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình tôn giáo về phía đông bắc Tổ quốc, qua Yên Tử, đến Cửa Ông, đến Cặp Tiên. Thiền viện được xây dựng trên nền ngôi Phúc Linh tự, thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ XIII .