Khu du lịch Tràng An

15/12/2020 | Sưu tầm | 764 xem

Tràng An là một quần thể danh thắng thuộc cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Không giống như Tam Cốc là hình thức du thuyền trên sông và Vân Long là du ngoạn đầm sinh thái rộng lớn. Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Với các giá trị nổi bật của mình, tháng 6/2014 Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp văn hóa tự nhiên đầu tiên của Việt Nam.

Xuất xứ tên gọi Trang An – Trường An

Tràng An hay Trường An vốn là tên kinh đô của 2 triều đại phong kiến chính trị vào bậc nhất Trung Quốc: triều đại Tiền Hàn (206TCN-8SCN) và triều đại Đường (618-907) thuộc vùng Tây An. Cụm từ trên vừa có nghĩa chỉ một vùng đất cổ xưa của Trung Quốc, vừa có nghĩa chỉ tính chất muôn đời bình yên của các triều đại ấy. Tương truyền vua Đinh Tiên Hoàng muốn khẳng định kinh đô Hoa Lư cũng bề thế như kinh đô Tràng An của phương Bắc nên sai Nguyễn Bặc thể hiện câu đối: “Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo; Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An, Đại La thành Thăng Long. Danh xưng Tràng An chính thức gắn với cố đô Hoa Lư – Ninh Bình.

Khu du lịch Tràng An Ninh Bình

Các điểm tham quan chính ở khu du lịch Tràng An

Hệ thống hang động

Tràng An là một vùng non nước mây, trời hòa quyện. Nơi đây có tới 31 hồ đầm được nối thông qua 48 hang động đã được phát hiện, trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây… Mỗi hãng một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đã biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có làng hang rộng, hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10m, tương truyền người xưa đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều bình gốm, hũ, vại các dụng cụ để nấu rượu. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. từ đây sang hanh Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An Có nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với 4 loại hình hang động chính: hang ngầm cổ, hang nền karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch. Trong quần thể danh thắng Tràng An có nhiều hang động được công nhận là di tích khảo cổ học như: di tích hang Trống, di tích hang Bói, di tích Mái đá Thung Bình, cụm di tích hang Mo, hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong… Hiện nay, du khách đến Tràng An thường tham gia tour du lịch bằng thuyền nam kéo dài khoảng 3 giờ qua 12 hang và 3 đền: bến đò – đền Trình – xuyên hang Địa Linh – xuyên hang Tối – xuyên hang Sáng – xuyên hang Đền Trần – đền Trần – xuyên hang đền Trần chiều ngược lại – xuyên hang Si – xuyên hang Sinh – xuyên hang Tình – xuyên hang Ba Giọt – xuyên hang Nấu Rượu – phủ Khổng – xuyên hang Phủ Khổng – xuyên hang Trần – xuyên hang Quy Hậu – bến đò.

Đền Trình

Đền Trình Tràng An

Đây là nơi thờ 2 công thần nhà Đinh là Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù. Họ là 2 giám sát Đại tướng quân cai quản kho vàng, két bạc của vua. Tương truyền, khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, triều đình rối ren, họ mang giấu con vua Đinh là Đinh Toàn tại đây để tránh sự truy bắt của Lê Hoàn. Tại đây còn có đền Tứ Trụ thờ 4 vị quan thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.

Đền Trần

Đền Trần Tràng An

 Đền Trần Ninh Bình cho vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với Đền Hùng, sau này vua Trần Thái Tông về đây lập hành cung Vũ Lâm, tiếp tục cải tạo bề thế hơn, nên được gọi là Đền Trần. Đền Trần là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư tứ trấn. Đền còn có tên là đền Nội Lâm (ngôi đền trong rừng). Đền Trần Nội Lâm cùng với Vũ Lâm, Văn Lâm hợp thành Tam Lâm dưới triều đại nhà Trần. Lễ hội đền Trần Ninh Bình Nghĩa lao ngày 18 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Phủ Khổng

Phủ Khổng Tràng An

Phủ Khổng là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với truyền thuyết khi Đinh Tiên Hoàng băng hà, 7 vị quan trong triều dinhd mang nhiều quan tài chôn theo các hướng rồi cùng tự sát để giữ gìn bi mật về ngôi một thật. Một vị tướng quân trấn giữ thành nam vô cùng cảm kích trước nghĩa khí của 7 vị trung thần liền lập bát nhang thờ cúng ở đây. Sau khi vị tướng này mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và trồng cây thị ngay trước cửa phủ để tưởng nhớ các bậc trung thần. Cây thị nghìn năm tuổi co 2 loại quả: một tròn và một dẹt.