Khu du lịch Mũi Né

25/12/2020 | Sưu tầm | 345 xem

Khu du lịch nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22km về phía đông bắc. Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ, nguyên thủy chứa đựng tác động của con người.

Về tên gọi Mũi Né có hai cách lý giải. Trước tiên, tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển, "" có nghĩa là để né tránh. Tên gọi Mũi Né xuất hiện từ đây, như một vùng đất hiền hòa, không có bão to sóng lớn, tạo cảm giác ấm áp và yên bình. Cũng có một cách lý giải khác về tên gọi này. Theo đó, tên gọi Mũi Né xuất phát từ công chúa út của vua Chămpa là công chúa Chuột. Tương truyền vùng đất này là của người Chăm, xưa kia lau sậy mọc um tùm. Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y, về sau xây dựng nhiều miếu am để tu tại Hòn Rơm. Từ đó lấy biệt danh là bà Nà Bé, lâu dần người dân tộc đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né. "" là tên công chúa út, "Mũi" là mũi đất đưa ra biển.

Khu du lịch Mũi Né có các bãi cát chạy dài có một không hai trên cả nước với các hình dạng khác nhau, thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào gió thổi. Dãy đồi đất thoai thoải, bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với rặng dừa xanh ngát chạy dài, phù hợp cho việc vui chơi nghỉ dưỡng, giải trí. Nước biển nông, trong sạch, ấm quanh năm, biển không có bão, thiên nhiên trong lành thuận lợi để tắm biển, chơi thể thao, câu cá, lặn biển, lướt ván, ván diều, ca nô, kayak. Thời điểm có sóng lý tưởng nhất là từ tháng 8 đến tháng 12, còn có gió dễ chịu nhất là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc sản tại Mũi Né là mực một nắng, thanh long, bánh cốm sữa, nước mắm.

Trên đường từ nội thành Phan Thiết ra Mũi Né có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nơi tham quan khiến cho đường ra Mũi Né thêm phần hấp dẫn.

Dinh Vạn Thủy Tú

Dinh Vạn Thủy Tú được xây dựng năm 1767 để thờ Cá Ông. Dinh được xây dựng với kiến trúc hương án chính giữa thờ Nam Hải Cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thủy Long Thánh phi Nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu Tiên sư tôn thần. Phía sau là phòng lưu giữ, bảo tồn những bộ cốt cá voi. Phía hữu là đồi đất rộng gọi là Ngọc Lân thánh địa để mai táng Cá Ông.

Dinh Vạn Thủy Tú

Hiện nay Dinh là nơi lưu giữ hàng chục bộ sắc phong của các đời vua nhà Nguyễn đã ban tặng và nhiều hiện vật quý giá khác. Năm 1996, Vạn Thủy Tú được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Trường Dục Thanh

Đây là ngôi trường được các sĩ phu yêu nước sáng lập để hưởng ứng phong trào Duy Tân. Đây cũng là nơi Nguyễn Tất Thành từng dạy học trước khi vào Bến cảng Nhà Rồng.

Trường Dục Thanh

Tháp Po Sah Inư

Tháp còn có tên gọi là tháp Chăm Phố Hài, là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chămpa xưa, nằm trên đồi Ba Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7km về hướng đông bắc. Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chăm còn tương đối nguyên vẹn.

Tháp Po Sah Inư

Hòn Rơm

Đảo được gọi với cái tên này là do điều kiện tự nhiên phù hợp với việc phát triển các loại cò ống, vào mùa nắng, cỏ cháy có màu vàng, nhìn từ xa cả hòn đảo trông như một đụn rơm khổng lồ nên được gọi là Hòn Rơm. Nơi đây có bãi tắm dài 17km và nhiều khu vực dành riêng cho việc tắm biển.

Hòn Rơm

Đồi cát Mũi Né

Đồi cát Mũi Né (đồi cát bay) với bãi cát trải dài, diện tích không nhất định, hình dạng thay đổi liên tục tùy thuộc vào hướng gió thổi. Ngoài hai màu chính là vàng và đỏ, cát ở đây có tới 16 màu khác nhau nữa hòa vào nhau. Du khách có thể tham gia trượt cát và đua mô tô cát, chơi các trò chơi tập thể trên bãi cát dài, đặc biệt chỉ có ở Mũi Né.

Đồi cát Mũi Né