Chòm sao Yển Diên

28/06/2019 | Mai Đức Thạch | 920 xem

Chòm sao Yển Diên được định vị ở Nam thiên cầu. Nó có cái tên của kiểu thằn lằn, con tắc kè. Chòm sao này được tạo ra bởi nhà thiên văn học Hà Lan Pieter Dirkszoon và Frederick de Houtman vào thế kỷ XVI và được mô tả lần đầu tiên trong tập bản đồ Uranometria năm 1603 của Johann Bayer. Chòm sao này thỉnh thoảng được gọi với cái tên Chảo rán ở Ôxtrâylia. Đối tượng sâu thẳm đáng chú ý là tinh vân hành tinh NGC 3195 và Đám mây phức hợp Yển Diên và quần tinh Eta Yển Diên.

Chòm sao Yển Diên

Vị trí của chòm sao Yển Diên trên bầu trời:

Yển Diên là một trong những chòm sao nhỏ nhất trên bầu trời với kích cỡ lớn thứ 79, chỉ chiếm diện tích 132 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ hai của Nam thiên cầu và có thể quan sát được trên các vĩ độ từ 0o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là Thiên Yến, Thuyền Để, Sơn Án, Thương Dăng, Nam Cực, và Phi Ngư.

Chòm sao này có một ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alpha Yển Diên. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao này thuộc gia đình các chòm sao Johann Bayer.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Yển Diên

Không có một câu chuyện thần thoại nào có liên quan đến chòm sao Yển Diên. Nó là một trong những chòm sao được vẽ trên bản đồ bởi nhà thiên văn học Hà Lan vào thế kỷ XVI theo tên một loài động vật. Trong một khía cạnh nào đóm chòm sao có tên của con thằn lằn có thể thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống.

Người vẽ bản đồ Hà Lan Jodocus Hondius miêu tả chòm sao như một con tác kè lè lưỡi móc ruồi.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Yển Diên

Alpha Yển Diên: là một ngôi sao thuộc kiểu tinh tú F5III, cách khoảng 63,5 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 4,066. Nó là ngôi sao sáng nhất của chòm sao.

Beta Yển Diên: là một ngôi sao chuỗi chính thuộc lớp tinh tú B5Vn. Nó có độ sáng biến đổi từ 4,24-4,30. Nó có khoảng cách khoảng 270 năm ánh sáng. Đây là ngôi sao sáng thứ 3 của chòm sao.

Delta 1 Yển Diên: là một ngôi sao nhị phân gần nhau gồm 2 ngôi sao tương tự nhau ly giác 0,6 giây cung.

Epsilon Yển Diên: là một ngôi sao nhị phân gần nhau, với hai ngôi sao ly giác 0,9 giây cung.

R Yển Diên: là một ngôi sao biến quang lớp Mira với chu kỳ 334 ngày. Nó có độ sáng biểu kiến biến đổi từ 7,5-14.

CT Yển Diên: là một ngôi sao kiểu T Tauri với độ sáng biểu kiến biến đổi từ 12,31-12,43. Nó có khoảng cách khoảng 540 năm ánh sáng.

HD 63454: là một ngôi sao kiểu K chuỗi chính với độ sáng biểu kiến 9,40. Nó có khoảng cách khoảng 116,7 năm ánh sáng. Nó gần cực nam thiên cầu và có thể nhìn thấy qua một kính thiên văn cỡ nhỏ. Nó là một ngôi sao lạnh và ánh sáng yếu hơn Mặt Trời. Tháng 2/2005, một hành tinh nóng giống Mộc Tinh HD 63454b được phát hiện với quỹ đạo quay quanh ngôi sao.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Quần tinh Eta Yển Diên: còn được biết đến với cái tên Mamajek 1, là một quần tinh sao mở có tâm là ngôi sao Eta Yển Diên. Nó có khoảng cách khoảng 316 năm ánh sáng và có độ tuổi khoảng 8 triệu năm. Quần tinh này được khám phá năm 1999. Nó bao gồm 12 hoặc nhiều hơn ngôi sao trẻ có độ tuổi khoảng 8 triệu năm và có vẻ như bị cô lập, không có bất cứ đám mây khí nào bên cạnh. Quần tinh Eta Yển Diên là một quần tinh sao mở đầu tiên được khám phá bởi ánh sáng X quang của những ngôi sao thành viên.

Đám mây Yển Diên phức hợp: gồm những đám mây phân tử ở cách Hệ Mặt Trời khoảng 400-600 năm ánh sáng. Đây là một đám mây khối lượng thấp kiểu sao T Tauri. Quần tinh đáng chú ý nhất là những ngôi sao, như ngôi sao trẻ kiểu B trong đám mây Yển Diên I, gần tinh vân phát xạ IC 2631.

+ Yển Diên I: tương đối cô lập so với đám mây phân tử khác. Nó bao gồm những ngôi sao gần nhất được biết đến. Nó chứa đựng khoảng 200-300 ngôi sao và 70-90 nguồn X quang.

+ Yển Diên II: bao gồm 40 nguồn X quang.

+ Yển Diên III: được cho là không có bất kỳ sự xuất hiện hoạt động hình thành sao nào trong nó.

NGC 3195: là một tinh vân hành tinh sáng nằm giữa ngôi sao Delta và Zeta Yển Diên và là tinh vân hành tinh phía nam sáng nhất được biết đến, nhưng nó không được nhìn thấy ở bắc bán cầu. Tinh vân này được khám phá bởi Sir John Herschel năm 1835. Nó có độ sáng biểu kiến 11,6 và cách khoảng 5500 năm ánh sáng.