Chòm sao Thuyền Để

06/08/2018 | Mai Đức Thạch | 2124 xem

Chòm sao Thuyển Để nằm ở nam bán cầu. Tên của nó có nghĩa là sườn thuyền của một con tàu trong tiếng Latinh. Nó chứa ngôi sao sáng thứ 2 trong bầu trời đêm Canopus, cùng với một số ngôi sao sáng đặc biệt đáng chú ý khác, trong số đó có Eta Thuyền Để, tinh vân Carina nổi tiếng, Quần tinh Theta Thuyền Để, quần tinh Chúc Vâng, quần tinh Kim Cương và quần tinh mở 3603.

Chòm sao Argo Navis được đặt tên bởi nhà thiên văn học người Hy Lạp Prolemy trong thế kỷ thứ II và nó đã được nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille chia thành 3 chòm sao nhỏ hơn Carina, Puppis và Vela trong thế kỷ XVIII.

Chòm sao Thuyền Để

Vị trí chòm sao Thuyền Để trên bầu trời

Thuyền Để là chòm sao lớn thứ 34 trên bầu trời, chiếm diện tích 494 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ hai trên thiên cầu nam, và có thể quan sát được trên các vĩ độ từ 20o đến 90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Bán Nhân Mã, Yển Diên, Thương Dăng, Hội Giá, Thuyền Vĩ, Phi Ngư.

Chòm sao này có 8 ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Canopus và là ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời. Có 2 trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao là Alpha Thuyền Để và Eta Thuyền Để.

Thuyền Để là chòm sao thuộc về gia đình chòm sao Nước thiên đường.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thuyền Để

Thuyền Để không liên quan đến bất kỳ câu chuyện thần thoại nào, nhưng chòm sao lớn này trước đây thuộc chòm sao Argo Navis là con tàu mà Jason và Argonauts đi thuyền về Colchis (vùng đất mà hiện nay ở Grudia trên bờ đông Biển Đen) để lấy Bộ long cừu vàng.

Nó là một trong 48 chòm sao được liệt kê bởi nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy. Nó chiếm giữ một vùng rộng lớn giữa chòm sao Đại Khuyển và Nam Thập Tự.

Chòm sao La Bàn, là chòm sao được tạo ra và đại diện cho chòm sao Cực giăng, được đại diện bởi cột buồm của con tàu trong thiên văn học cổ, được bổ sung gần tàu sau đó.

Thuyền Để đại diện cho phần thân của con tàu và ngôi sao Canopus, đánh dấu cột chèo điều khiển con tàu.

Tên của con tàu  được đặt theo tên người sáng tạo ra nó Argus, người xây dựng nó dưới mệnh lệnh của Athena, với ghỗ được lấy từ vùng rừng Pelion. Athena dựng tau với một cây sồi của Zeus tại Dodona, từ lời tiên tri của nhà tiên tri già Hellenic.

 Sauk hi con tàu được xây dựng, Jason và Argonauts cùng 50 người đàn ông khỏe mạnh nhất Hy Lạp trong đó có Heracles, Orpheus và anh em sinh đôi Castor và Polydeuces trên chiếc thuyền đi tới Colchis.

Trên hành trình, con tàu phải giáp mặt với những làm song lớn (Suymplegades) bảo vệ theo hành trình. Argo Nevis đã đưa con tàu vượt qua tất cả để chúng lại đằng sau.

Khi đấn Colchis, Jason và Argonauts đã lấy bộ long cừu vàng từ vương quốc Aeetes và chuyển về Hy Lạp, nơi Jason đã đưa lên tàu tại Corinth và dâng cho thần biển Poseidon.

Những thế kỷ sau đó, Issac Newton đặt con tàu Argo Navis lên bầu trời và là một trong 12 chòm sao hoàng đạo.

Tronmột thần thoại khác, ngôi sao Caponus có tên sau khi người lái tàu của vua Menelaus, gặp nạn trên biển.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Thuyền Để

 – Alpha Thuyền Để (Canopus) là ngôi sao sáng thứ hai của trong bầu trời đêm, chỉ yếu hơn ngôi sao Sirius trong chòm sao Đại Khuyển. Đối với những quan sát ở vĩ độ 37o18’Nam, ngôi sao này không bao giờ ở dưới đường chân trời, và từ vĩ tuyến 37o18’Bắc trở lên, nó không bao giờ được quan sát.

Nó là một ngôi sao khổng lồ kiểu F sáng với độ sáng biểu kiến -0,72 và có độ sáng tuyệt đối là -5,53. Nó sáng hơn Mặt Trời 13600 lần Mặt Trời và ở khoảng cách khoảng 310 năm ánh sáng.

Tên của ngôi sao là một từ Latinh có gốc Hy Lạp là ‘Kanôbos’, tên của một phi hành đoàn trong hành trình tới Troy đển cướp nàng Helen. Nó còn có tên Ả Rập là Suhail, Ở Trung Quốc nó có tên là Ngôi sao của những người theo đạo Lão.

Canopus thuộc Liên hợp Thiên Hạt – Bán Nhân Mã, gần liên hợp OB tới Hệ Mặt Trời chúng ta.

Eta Thuyền Để: là một hệ thống sao với ít nhất 2 ngôi sao, cách khoảng 7800 và 8000 năm ánh sáng từ Trái Đất. Thành phần sáng hơn của hệ thống sao sáng hơn Mặt Trời 4 lần và khối lượng gấp khoảng 100 lần. Nó còn được biết đến với cái tên Tseen She và Foramen. Ngôi sao này thuộc lớp tinh tú WR. Đó là một ngôi sao biến quang sáng chói nhị phân LBV.

Ngôi sao này không thể quan sát được tại những nơi có vĩ độ 30o Bắc và nó không bao giờ ở dưới đường chân trời tại những nơi quan sát 30o Nam. Nó là ngôi sao này lần đầu tiên được được liệt vào danh mục những ngôi sao sáng nhất bởi nhà vật lý Anh Edmond Halley vào năm 1677. Năm 1730, nó được liệt kê vào những ngôi sao nổi bật nhất trong chòm sao Thuyền Để. Năm 1782, nó mờ hơn. Năm 1843, nó là ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời  với độ sáng biểu kiến trực quan -0,8, nó ở khoảng cách khoảng 7500 năm ánh sáng.

Eta Thuyền Để thỉnh thoảng lại trải qua những bùng nổ mạnh, nó tạo ra sự thay đổi trong độ sáng chói của ngôi sao, nhưng lý do tạo ra sự bùng nổ đó, đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Ngôi sao còn được biết với một nguồn X quang.

Năm 1843, một sao mới được phát hiện về hướng Eta Thuyền Để, đó là một ngôi sao khổng lồ nóng chảy, trong ít năm tiếp theo, ngôi sao này có khả năng xảy ra một vụ nổ sao lớn. Tuy nhiên ngôi sao vẫn sẽ sống sót, thậm chí nó không hoàng toàn nguyên vẹn sau sự kiện đó.

Eta Thuyền Để được hy vọng là sẽ bùng nổ một sao với hoặc hypernova trong một tương lai tương đối gần khoảng vài triệu năm nữa. Trong giai đoạn hiện tại của ngôi sao và những giai đoạn tiếp theo là không cố định, khó cáo thể đoán biết được điều gì sẽ xảy ra trong một thiên niên kỷ tới.

Beta Thuyền Để (Miaplacidus): là ngôi sao sáng thứ 2 trong chòm sao và là ngôi sao sáng thứ 29 trên bầu trời. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 1,67. Cái tên truyền thống của nó có nghĩa là ‘tĩnh lặng’. Nó thuộc kiểu A tiễn khổng lồ, cách khoảng 111 năm ánh sáng.

Epsilon Thuyền Để (Avior): là ngôi sao sáng thứ 84 trên bầu trời. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 1,86 và ở khoảng cách 630 năm ánh sáng. Không thể quan sát nó từ ngững nơi ở bắc bán cầu. Nó là một ngôi sao đôi gồm một ngôi sao cam khổng lồ lớp K0III, và đang trong giai đoạn cuối cùng của cuộc sống và một ngôi sao hydrogen nóng chảy lam lùn thuộc lớp tinh tú B2V. Hai ngôi sao đều đặn che khuất nhau, gây ra sự biến đổi trong độ sáng với biên độ 0,1. Cái tên Avior được đặt vào cuối thập niên 1930. Văn phòng lịch hàng hải của Majesty xuất bản một cuốn lịch hàng không gồm 57 ngôi sao giúp các phi công định vị vị trí.

Iota Thuyền Để (Aspidiske): là ngôi sao sáng thứ 68 trên bầu trời. Nó còn được biết đến với cái tên Aspidiske, Taurais và Scutulum từ tiếng Hy Lạp, A Rập và Latinh và đều có nghĩa là ‘màn chắn’. Ngôi sao này thuộc lớp tinh tú A8 Ib. Đó là một ngôi sao hậu khổng lồ trắng, sáng chói hơn Mặt Trời 4900 lần và khối lượng gấp 7 lần. Nó có độ tuổi khoảng 40 triệu năm. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến 2,21 và cách khoảng 690 năm ánh sáng.

Theta Thuyền Để: nằm ở rìa Đông Bắc của Ngã tư Kim Cương. Nó là một ngôi sao lam-trắng chuỗi chính lùn thuộc lớp tinh tú B0Vp. Nó có độ sáng biểu kiến 2,74 và ở khoảng cách 439 năm ánh sáng. Đây là một ngôi sao nổi bật nhất trong IC 2602, một quần tinh sao mở trong Thuyền Để, nơi nó còn được gọi là Đám hạch Miền Nam vì nó giống một quần tinh nổi tiếng trong chòm sao Kim Ngưu.

Upsilon Thuyền Để: là một sao đôi khác trong chòm sao. Nó bao gồm một ngôi sao trắng kiểu A hậu khổng lồ và một ngôi sao lam-trắng khổng lồ ly giác nhau 5 giây cung trên bầu trời. Nó có độ sáng biểu kiến 3,01 và 6,26. Hệ thống sao này ở khoảng cách 1623 năm ánh sáng.

Omega Thuyền Để: là một ngôi sao lam-trắng kiểu B không lồ cách khoảng 370 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biều kiến 3,29. Nó là một trong những ngôi sao trong Ngã tư Kim Cương.

AG Thuyền Để: là một ngôi sao lam sáng biến quang, một trong những ngôi sao sáng nhất được biết đến trong Dải Ngân Hà, với độ sáng tuyệt đối -10,3. Ngôi sao này ở khoảng cách khoảng 6000 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến nhận giá trị từ 5,7 và 9,0. Nó được bao vây bởi một tinh vân hành tinh lớn và được cho là đang trải qua một thời kỳ tiến hóa từ lớp O hậy khổng lồ và một ngôi sao Wolf-Rayet.

PP Thuyền Để: là một ngôi sao lam-trắng kiểu B chuỗi chính lùn, cách Trái Đất khoảng 497 năm ánh sáng. Đó là một ngôi sao vỏ, kiểu sao biến quang Gamma Tiên Hậu, và có độ sáng biểu kiến trung bình 3,30.

V337 Thuyền Để: là một ngôi sao sáng kiểu K khổng lồ, một ngôi sao biến quang với độ sáng biểu kiến từ 3,36-3,44. Nó ở khoảng cách 740 năm ánh sáng.

V357 Thuyền Để: là một ngôi sao quang phổ nhị phân che khuất với độ sáng biểu kiến trung bình 3,43. Nó ở khoảng cách khoảng 419 năm ánh sáng. Nó gồm 2 ngôi sao lam-trắng kiểu B tiền khổng lồ với một chu kỳ quay đạo 6,75 ngày.

Chi Thuyền Để: là một ngôi sao lam – trắng tiền khổng lồ cách khoảng 387 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến quang kiểu Beta Cephei, với biên độ biến đổi độ sáng 0,015 trong chu kỳ 2,42 giờ. Nó có độ sáng biểu kiến trung bình 3,46.

HD 84810: là một ngối sao vàng kiểu G hậu khổng lồ cách khoảng 1510 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp sao biến quang Cepheid với độ sáng biểu kiến trung bình 3,69 với sự thay đổi của độ sáng từ 3,28 đến 4,18 với chu kỳ 35,54 ngày.

V382 Thuyền Để: là một ngôi sao vàng kiểu G hypergiant, cách 5930,90 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp sao biến quang Cepheid với giá trị thay đổi trong độ sáng 3,84 đến 4,02. Ngôi sao có kích thước lớn 747 lần Mặt Trời.

V533 Thuyền Để: là một ngôi sao trắng kiểu A hậu khổng lồ, cách khoảng 4000 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp sao biến quang Alpha Cygni có độ sáng biểu kiến trung bình 4,59.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Tinh vân Thuyền Để (NGC 3372): là một tinh vân lớn bao vây ngôi sao Eta Thuyền Để và HD 93129A, như một quần tinh sao mở riêng biệt. Nó là một trong những tinh vân trải dài rộng nhất được biết đến, sáng hơn 4 lần kích thước Tinh vân Lạp Hộ. Nó ít được biết đến, có lẽ bởi vì nó nằm xa về phía nam thiên cầu.

Tinh vân này ở khoảng cách giữa 6500 và 10000 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 1,0. Nó có chứa một vài ngôi sao kiểu O. Nó được khám phá bởi nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille năm 1751-1752, ông đã quan sát nó tại mũi Hảo Vọng. Tinh vân này bao gồm 2 tinh vân nhỏ hơn là Tinh vân Homunculus và Tinh vân Keyhole.

Tinh vân Keyhole được đặt tên bởi John Herschel vào thể kỷ XIX. Nó là một đám mây bụi nhỏ và những phân tử lạnh với ánh sáng huỳnh quang, xuất hiện trong mối tương phản với tinh vân sáng sủa bên trong. Nó có đường kính khoảng 7 năm ánh sáng.

Tinh vân Homunculus là một tinh vân phát xạ bên trong tinh vân Thuyền Để, gồm một số ngôi sao lân cận Eta Thuyền Để. Nghĩa Latinh của nó là ‘người đàn ông nhỏ’. Tinh vân này được cho là tình thành sao vụ nổ sao khổng lồ , từ một quan sát từ Trái Đất năm 1841, khi ngôi sao Eta Thuyền Để sáng nhất vào bầu trời đêm.

Nguồn gốc hình dạng của tinh vân có nhiều lập luận, nhưng không có một sự giải thích nào được chặt chẽ.

Quần tinh Theta Thuyền Để (Đám hạch Miền Nam, IC 2602, Caldwell 102): là một quần tinh mở, cách khoảng 479 năm ánh sáng và có thể quan sát bằng mắt thường. Nó có độ sáng biểu kiến 1,9. Quần tinh này được khám phá bởi Lacaille năm 1751. Ngôi sao sáng nhất của quần tinh là sao Theta Thiên Để, một sao lùn xanh-trắng. Quần tinh trải dài khoảng 50 phút cung và bao gồm khoảng 60 ngôi sao, hầu hết có độ sáng tốt hơn 5 hoặc kém hơn.

Quần tinh Ước mơ tốt (NGC 3532): là một quần tinh mở, cách khoảng 1321 năm ánh sáng, quần tinh này bao gồm khoảng 150 ngôi sao với độ sáng tốt hơn 7. Nó còn được biết đến với cái tên Quần tinh Ước mơ tốt đẹp, trên kính thiên văn, những ngôi sao bạc sáng lấp lánh tại đáy được liên tưởng tới ước muốn tốt đẹp. Quần tinh này nằm giữa chòm sao Nam Thập Tự và quần tinh False Cross trong Thuyền Để và Thuyền Phàm. Quần tinh này lần đầu tiên được quan sát bởi Kính viễn vọng không gian Hubble vào tháng 5/1990.

NGC 3603: là một quần tinh mở cách khoảng 20000 năm ánh sáng. Nó có những cánh tay xoắn ốc trên dải Ngân Hà. Nó đáng chú ý bở cách nhà thiên văn học vì nó là một vùng sao nửa tương đối gần với độ sáng biểu kiến 9,1, tương đối sáng. Nó được khám phá bởi John Herschel năm 1847. Quần tinh này chứa ít nhất 3 ngôi sao Wolf Rayet, có khối lượng gấp 200 lần Mặt Trời. Quần tinh được bao vây bởi vùng H II, nơi mà đám mây plasma và khí trong dải Ngân Hà. Nó là một mảng có sự tập trung đậm đặc nhất những ngôi sao được biết đến trong thiên hà. Ngôi sao trung tâm, HD 97950 có độ sáng biểu kiến 9,03. Nó được cho là một hệ thống nhiều ngôi sao.

NGC 2808: là một quần tinh sao cầu với độ sáng biểu kiến 7,8, đó là một trong những quần tinh lớn nhất trong Dải Ngân Hà. Độ tuổi của nó ước chừng 12,5 tỷ năm. Nó bao gồm 3 vùng hình thành sao.

Quần tinh Kim cương (NGC 2516, Caldwell 96): là một quần tinh mở. Nó được khám phá bởi Lacaille năm 1751-1752. Trong số những ngôi sao sáng của nó có 5 ngôi sao đỏ khổng lồ và 3 ngôi sao nhị phân. Quần tinh này có thể quan sát qua ống nhòm trong điều kiện tốt.

NGC 3293: là một quần tinh sao mở được khám phá bởi Lacaille vào giữa thế kỷ XVIII. Nó bao gồm khoảng trên 50 ngôi sao trải dài trên một diện tích 10 giây cung. Ngôi sao sáng nhất là một ngôi sao đỏ khổng lồ có độ sáng 6,5.