Chòm sao Thiên Ưng
Thiên Ưng là một chòm sao nằm ở Bắc thiên cầu, gần đường xích đạo trời. Nó có cái tên theo nghĩa Latinh là đại bàng. Nó thể hiện cho con chim đại bàng của thần Jupiter trong thần thoại La Mã. Chòm sao này nằm trong danh sách các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ II. Chòm sao này có 2 ngôi sao nổi tiếng Altair và Tarazed và một số đối tượng trong bầu trời sâu thẳm: NGC 6741, NGC 6709, NGC 6755 và tinh vân mờ B143-4.

Vị trí chòm sao Thiên Ưng trên bầu trời
Thiên Ưng là chòm sao có kích thước lớn thứ 22 trên bầu trời, chiếm diện tích 652 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ 4 của bắc thiên cầu và có thể quan sát trên các vĩ độ từ 90o đến -75o. Những chòm sao lân cận của nó là: Bảo Bình, Ma Kết, Hải Đồn, Vũ Tiên, Xà Phu, Thiên Tiễn, Nhân Mã, Thuẫn Bài và Cự Xà.
Chòm sao này có 6 ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Altair và là một trong số 12 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Có 2 trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao: Thiên Ưng tháng 6 và Epsilon Thiên Ưng.
Chòm sao Thiên Ưng thuộc gia đình chòm sao Vũ Tiên.
Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thiên Ưng
Trong thần thoại Hy Lạp, Thiên Ưng được cho là con đại bàng mà vị thần sấm sét Zeus gửi đến để mang Ganymede, một chàng trai trẻ ở thành Trojan, được Zeus yêu quý đem về Olympus để rót rượu cho các vị thần. Ganymede được đại diện bởi chòm sao Bảo Bình ở cạnh.
Trong một câu chuyện thần thoại khác, nó là con chim đại bàng bảo vệ cho mũi tên của vị thần tình ái Eros (được đại diện bởi chòm sao Thiên Tiễn bên cạnh), được bắn vào Zeus làm cho Zeus lâm vào tình yêu say đắm.
Trong một thần thoại khác, Thiên Ưng đại diện cho Aphrodite cải trang thành chim đại bàng, vờ theo đuổi Zeus. Trong một khía cạnh nào đó là chim thiên nga, vì vậy dành được sự thươn yêu của Zeus với thần Nemesis. Trong câu chuyện, Zeus đã đặt chim đại bàng và chim thiên nga lên bầu trời để kỷ niệm sự kiện này.
Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Altair, từ tiếng Ả Rập ‘al-nasr al-ta’ir’ nghĩa là “đại bàng bay” hoặc “chim kến kền”. Ptolemy gọi ngôi sao này là Aetus trong tiếng Latinh có nghĩa là “đại bàng”. Cả người Babylon và Summer đều gọi nó là Altair.
Một số ngôi sao nổi bật của chòm sao Thiên Ưng
– Alpha Thiên Ưng (Altair): là ngôi sao sáng thứ 12 trên bầu trời, với độ sáng biểu kiến 0,77. Nó là một ngôi sao kiểu A dãy chính (sao lùn hidro nóng chảy) với khoảng cách 16,8 năm ánh sáng, Altair là ngôi sao gần Trái Đất nhất mà có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Tên truyền thống của ngôi sao có nghĩa là “Đại bàng bay”. Ngôi sao này có khối lượng gấp 1,8 lần Mặt Trời , với tốc độ quay rất nhanh (286 km/s tại đường xích đạo). Nó không có hình dạng cầu, vì hơi phình ở hai cực. Ngôi sao này cũng chuyển động ngang qua bầu trời tương đối nhanh, đi khoảng 1 độ sao 5000 năm. Nó là một trong 3 ngôi sao nằm trong tam giác mùa hè nó đánh dấu chính giữa bắc vào mùa hè, ở phía Nam của tam giác. Hai ngôi sao khác trong tam giác mùa hè đó là Deneb và Cygnus.
– Beta Thiên Ưng (Alshain): là ngôi sao sáng thứ 7 trong chòm sao. Đó là ngôi sao siêu khổng lồ lớn G cách khoảng 44,7 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó từ tiếng Ả Rập cổ ‘aš-šāhīn’ có nghĩa là “chim ưng”. Nó có độ sáng trực quan 12. Beta B Thiên Ưng là một ngôi sao lùn đỏ lớp M, ly giác 13 giây cung. Alshain sáng hơn Mặt Trời 6 lần và là một ngôi sao được cho là biến quang. Nó có độ sáng biểu kiến 3,71.
– Gamma Thiên Ưng (Tarazed): là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Cái tên của nó từ tiếng Persian ‘šāhin tarāzu’ có nghĩa là “tâm thiên ưng”. Nó là một ngôi sao sáng khổng lồ lớp K có độ sáng biểu kiến 2,72 và ở khoảng cách khoảng 461 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 2960 lần và bán kính gấp 110 lần. Nó phát ra nguồn X quang và có độ tuổi khoảng 100 triệu năm và nó được đốt cháy bởi heli trong cacbon ở lõi.
– Epsilon Thiên Ưng (Deneb el Okab):là một hệ thống sao ba cách khoảng 154 năm ánh sáng. Cái tên của nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘ðanab al-cuqāb’ có nghĩa là “đuôi của chim đại bàng”. Ngôi sao sáng nhất của hệ thống sao này là một ngôi sao khổng lồ kiểu K màu cam và được biết đến là ngôi sao barium, do có chứa nhiều bari và các nguyên tử nặng khác. Epsilon Thiên Ưng có độ sáng biểu kiến 4,02. Những người bạn đồng hành có quang học nhị phân với độ sáng 10.
– Zeta Thiên Ưng (Deneb el Okab):là một hệ thống sao ba ở khoảng cách 83,2 năm ánh sáng, là ngôi sao lùn trắng kiểu A dãy chính cho ngôi sao chính. Hệ thống sao này có độ sáng biểu kiến 2,99, trong khi các ngôi sao đồng hành của nó có độ sáng 12.
– Eta Thiên Ưng (Bezek): là một ngôi sao siêu khổng lồ vàng trắng, cách Trái Đất khoảng 1200 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến quang kiểu Cepheid, với độ sáng biểu kiến biến đổi trong khoảng 3,5 đến 4,4 với chu kỳ 7,176641 ngày. Nó là ngôi sao gần Cepheids nhất dễ phân biệt bằng mắt thường.
– Theta Thiên Ưng (Tseen Foo): là một hệ thống sao nhị phân, ở khoảng cách khoảng 287 năm ánh sáng. Cái tên của nó có nguồn gốc từ Mandarin ‘tianfu’ có nghĩa là “bến bờ thiên đường”. Nó là một ngôi sao trắng kiểu B khổng lồ với độ sáng biểu kiến 3,24.
– Iota Thiên Ưng (Al Thalimain): và một ngôi sao xanh-trắng kiểu B ở khoảng cách khoảng 307 năm ánh sáng, cái tên của nó có nghĩa Ả Rập là “đà điểu châu Phi”. Nó có độ sáng biểu kiến 4,36.
– Lambda Thiên Ưng (Al Thalimain): là một ngôi sao lùn xanh trắng kiểu B dãy chính có độ sáng biểu kiến 3,43 và cách khoảng 125 năm ánh sáng.
– 15 Thiên Ưng: là một ngôi sao nhị phân có độ sáng 5 màu vàng và là ngôi sao đồng hành độ sáng 7. Nó ở khoảng cách 320 năm ánh sáng và có thể dễ dàng quan sát qua kính thiên văn cỡ nhỏ.
– Rho Thiên Ưng (Tso Ke): là một sao lùn trắng kiểu A dãy chính, cách khoảng 154 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,94. Cái tên của nó từ tiếng Mandarin có nghĩa là “thiên hữu”.
Một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời
– Tinh vân ma (NGC 6741): là tinh vân hành tinh đầu tiên được khám phá vào năm 1882 bởi nhà thiên văn học Edward Charles Pickering. Tinh vân này ở khoảng cách khoảng 7000 năm ánh sáng. Mặc dù nó được phân là tinh vân hành tinh, nhưng thực sự không có hành tinh nào hình thành trong nó. Nó đơn thuần là giống những hành tinh khổng lồ bên ngoài hệ Mặt Trời khi được phát hiện lần đầu tiên.
– NGC 6709: là một quần tinh sao mở dễ dàng quan sát qua kính thiên văn cỡ nhỏ cách khoảng 5 độ Tây Nam Zeta Thiên Ưng. Nó có hình dạng kim cương.
– NGC 6755: là một quần tinh mở. Ngôi sao sáng nhất có độ sáng 12-13. Nó cách 4,5 độ Tây của Delta Thiên Ưng.
– B143-4: là một tinh vân mở trải khoảng 1 độ kích thước, cách 1,5 độ tây của Gamma Thiên Ưng.
– NGC 6803: là một tinh vân hành tinh giống như một chiếc vòng.
– NGC 6804: là một tinh vân hành tinh xuất hiên nhỏ với cái vòng sáng.
– NGC 6891: là một tinh vân hành tinh.
– NGC 6781: là một tinh vân hành tinh.
– NGC 6751: còn có tên là mắt rực sáng, cũng là một tinh vân hành tinh.
– NGC 6760: là một quần tinh cầu.
– NGC 6749: là một quần tinh mở.
– NGC 6778: là một tinh vân hành tinh.
– NGC 6772: là một tinh vân hành tinh.