Chòm sao Thiên Tiễn

03/03/2020 | Mai Đức Thạch | 1666 xem

Chòm sao Thiên Tiễn nằm ở thiên cầu bắc, trong dải Ngân Hà. Cái tên La tinh của nó có nghĩa là “mũi tên”. Nó đại diện cho mũi tên của Heracles trong thần thoại Hy Lạp. Nó là chòm sao nhỏ thư ba trên bầu trời và không có ngôi sao nào có độ sáng biểu kiến 4. Nó là một trong những chòm sao nằm trong danh mục chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ thứ II. Chòm sao này có một thiên hà hình cầu M71 (NGC 6838).

Chòm sao Thiên Tiễn

Vị trí chòm sao Thiên Tiễn trên bầu trời

Chòm sao Thiên Tiễn có kích thước lớn thứ 86 trên bầu trời, chiếm diện tích 80 độ vuông. Nó có kích thước chỉ lớn hơn các chòm sao Tiểu Mã và Nam Thập Tự. Nó nằm ở phần tư thứ 4 của bắc thiên cầu và được nhìn thấy tại vĩ độ từ 90o đến -70o. Những chòm sao lân cận của nó là: Thiên Ưng, Hải Đồn, Vũ Tiên, Hồ Ly.

Chòm sao Thiên Tiễn chứa đối tượng Messier M71 và chỉ có một ngôi sao hành tinh được biết đến. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Gamma Thiên Tiễn, với độ sáng biểu kiến 3,51. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao này.

Chòm sao này thuộc về gia đình các chòm sao Vũ Tiên.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thiên Tiễn

Chòm sao Thiên Tiễn thường được nhắc đến gắn với mũi tên mà Heracles giết chết con chim đại bàng của Zeus phái xuống để gặn gan của thần Prometheus. Trong thần thoại, Prometheus đã nặn ra người đàn ông và phụ nữ từ đất sét dựa theo chân dung của các vị thần, và trao cho họ ngọn lửa mà ông lấy trộm được từ vị thần Zeus. Zeus đã quyết định trừng phạt ông bằng cách xích ông vào núi Caucasus, và sai chim đại bang hang ngày đến moi ruột gan ông, nhưng sau môi x đêm ruột gan ông lại mọc ra như trạng thái ban đầu. Chim đại bang được đại diện bởi chòm sao Thiên Ưng. Heracles trên hành trình của mình, ông đã tìm thấy Prometheus và dung mũi tên của mình giết chết con chim đại bàng và giải phóng cho vị thần Prometheus.

Trong một câu chuyện thần thoại khác, Thiên Tiễn được cho là mũi tên của thần Apollo giết chết Cyclopes bởi vì người này đã tạo ra tiếng sét của Zeus đã giết chết con trai của Apollo là Asclepius – một lương y nổi tiếng, được đại diện bởi chòm sao Xà Phu.

Trong một câu chuyện khác, Thiên Tiễn được cho là mũi tên của vị thần tình ái Eros làm cho Zeus yêu Ganymede, đại diện bởi chòm sao Bảo Bình. Trong câu chuyện này, đại bàng của Zeus bảo vệ nó trên bầu trời.

Trong tiếng Hy Lạp, nó có tên là Oistos và trong tiếng La Mã có tên là Sigitta.

Những ngôi sao nổi bật trên bầu trời

Gamma Thiên Tiễn: là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó là một ngôi sao cam khổng lồ thuộc lớp tinh tú K5III. Nó có độ sáng biểu kiến 3,51; cách Hệ Mặt Trời khoảng 274 năm ánh sáng. Nó có độ sáng gấp 640 lần Mặt Trời và khối lượng gấp 2,5 lần.

Delta Thiên Tiễn: là ngôi sao thuộc lớp tinh tú M2II+B6. Nó là một hệ thống gồm nhiều ngôi sao gần nhau và ngôi sao chính là một ngôi sao đỏ sáng khổng lồ. Ngôi sao đồng hành với nó là một ngôi sao trắng hoặc xanh quay quanh ngôi sao chính với chu kỳ 3725 ngày. Hệ thống sao này cách Mặt Trời khoản 448 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 3,86. Nó sáng hơn Mặt Trời khoảng 2800 lần.

Alpha Thiên Tiễn (Sham): là ngôi sao sáng thứ ba của chòm sao. Đó là một ngôi sao vàng sáng khổng lồ thuộc lớp tinh tú G1II. Nó có độ sáng biểu kiến 4,39 và cách Trái Đất khoảng 620 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 340 lần và có khối lượng gấp khoảng 4 lần. Bán kính của ngôi sao này gấp khoảng 20 lần Mặt Trời. Về cái tên cảu nó Sham hoặc Alsahm, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập sahm có nghĩa là “mũi tên”.

Beta thiên Tiễn: là một ngôi sao vàng khổng lồ thuộc lớp tinh tú G8IIIa. Nó có độ sáng biểu kiến 4,387 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 470 năm ánh sáng. Nó có bán kính gấp 10 lần Mặt Trời.

Zeta Thiên Tiễn: là một hệ thống sao ba trong chòm sao Thiên Tiễn. Nó có độ sáng biểu kiến 5,01; ở khoảng cách 326 năm ánh sáng. Ngôi sao chính là một sao trắng dãy chính thuộc lớp tinh tú A3V.

Eta Thiên Tiễn: là một ngôi sao cam khổng lồ thuộc lớp tinh tú K2III. Nó có độ sáng biểu kiến 5,09 và ở khoảng cách khoảng 162 năm ánh sáng.

Epsilon Thiên Tiễn: là một hệ thống gồm nhiều ngôi sao. Nó có độ sáng biểu kiến 5,67 và cách Mặt Trời khoảng 473 năm ánh sáng. Ngôi sao chính là một ngôi sao vàng khổng lồ thuộc kiểu tinh tú G8III.

15 Thiên Tiễn: tương tự như Mặt Trời trong chòm sao Thiên Tiễn. Nó là một ngôi sao vàng dãy chính thuộc lớp tinh tú G0V. Nó có độ sáng biểu kiến 5,8 và cách Trái Đất khoảng 57,7 năm ánh sáng. Năm 2000, một ngôi sao lùn lâu thuộc kiểu L4 được khám phá với quỹ đạo quay quanh ngôi sao trong một chu kỳ khá dài.

HD 231701 là một sao lùn vàng trắng thuộc kiểu tinh tú F8V. Nó có độ sáng 8,97 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 353,6 năm ánh sáng. Năm 2007, một hành tinh giống như Mộc tinh được khám phá với chu kỳ quay quanh nó là 142 ngày.

Theta Thiên Tiễn: là một hệ thống gồm nhiều ngôi sao cách chúng ta khoảng 147 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 6,51. Ngôi sao chính là một ngôi sao vàng trắng khổng lồ thuộc lớp tinh tú F5IV. Nó có độ tuổi khoảng 1,9 tỷ năm.

S Thiên Tiễn là một ngôi sao biến quang Sagittae kiểu F8-G7 với độ sáng biến đổi từ 5,5 đến 6,2 với chu kỳ 8,38 ngày. Nó có độ sáng biểu kiến trung bình 5,71 và cách Trái Đất khoảng 4289 năm ánh sáng.

U Thiên Tiễn: là một sao biến quang che khuất kiểu Algol. Nó thuộc lớp tinh tú B8III+K. Nó có độ sáng biểu kiến 6,50 và cách Mặt Trời khoảng 1012 năm ánh sáng.

9 Thiên Tiễn (QZ): là một ngôi sao xanh siêu khổng lồ thuộc kiểu tinh tú )8e. Nó có độ sáng biểu kiến 6,24 và độ sáng tuyệt đối -6,95. Ngôi sao này cách Mặt Trời 14174 năm ánh sáng. Nó là một phần của hệ thống sao.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

M71 (NGC 6838): là một quần tinh hình cầu có độ sáng biểu kiến 6,1; cách chúng ta khoảng 13000 năm ánh sáng. Quần tinh này được phát hiện bởi nhà thiên văn học Thụy Sĩ Philippe Loys de Chéseaux vào năm 1746 và được Charles Messier gộp vào trong danh sách của ông vào năm 1780. M71 có đường kính khoảng 27 năm ánh sáng và có khoảng 13200 Mặt Trời.

Tinh vân Necklace (PNG054.2-03.4): là một tinh vân hành tinh cách Hệ Mặt Trời chúng ta khoảng 15000 năm ánh sáng. Nó được khám phá vào năm 2005. Tinh vân này được tạo ra khi một ngôi sao khổng lồ quá gần với ngôi sao đồng hành của nó và nổ, tạo ra tinh vân.

NGC 6839 là một quần tinh được liệt kê trong Danh mục chung mới của Thiên Tiễn và Quần tinh sao. Nó có độ sáng biểu kiến 8,4. Quần tinh này được khám phá vào ngày 18/8/1784 bởi William Herschel. Trong quần tinh này có khoảng 11 ngôi sao có độ sáng lớn hơn 11.