Chòm sao Thiên Thố
Chòm sao Thiên Thố nằm ở thiên cầu bắc. Tên của nó có nghĩa từ tiếng Latinh là “con thỏ rừng”. Chòm sao không có mối quan hệ với một câu chuyện thần thoại đặc biệt nào, trừ việc đôi khi nó thể hiện một con thỏ rừng được săn đuổi bởi Lạp Hộ cùng những con chó săn của ông được đại diện bởi chòm sao Tiểu Khuyển và Đại Khuyển. Chòm sao nằm trong danh sách các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ thứ II. Chòm sao này có ngôi sao biến quang nổi tiếng R Leporis hay Hươu cái đỏ, và một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời như M79, NGC 1821, IC 418.
Vị trí của chòm sao Thiên Thố trên bầu trời
Thiên Thố là chòm sao có kích thước lớn thứ 51 trên bầu trời, chiếm diện tích 290 độ vuông. Nó được xác định ở góc phần tư thứ hai của thiên cầu bắc và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 63o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Điêu Cụ, Đại Khuyển, Thiên Cáp, Ba Giang, Kỳ Lân, Lạp Hộ.
Thiên Thố có 1 đối tượng Messier là M79 và một ngôi sao hành tinh được biết đến. Ngôi sao sáng nhất trong chòm sao là Arneb với độ sáng biểu kiến trực quan 2,58. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.
Chòm sao này thuộc gia đình các chòm sao Lạp Hộ.
Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thiên Thố
Thiên Thố thường được miêu tả là một con thỏ rừng bị săn đuổi bởi Lạp Hộ và các con chó của ông. Chòm sao này được định vị dưới chân của Lạp Hộ. Nó không có liên hệ với bất kỳ thần thoại đặc biệt nào.
Alpha Thiên Thố là ngôi sao sáng nhất của chòm sao, nó có tên là Arneb có nghĩa Ả Rập là “con thỏ rừng”.
Những ngôi sao đặc biệt trong chòm sao Thiên Thố
– Alpha Thiên Thố (Arneb): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao, nó là một ngôi sao khổng lồ trắng-vàng với độ sáng biểu kiến trực quan 2,589. Nó cách Hệ Mặt Trời khoảng 2200 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp tinh tú F0Ib. Tên của ngôi sao bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘arnab’ có nghĩa là ‘con thỏ rừng’. Ngôi sao này có khối lượng gấp khoảng 14 lần, bán kính gấp 129 lần và độ sáng gấp 32000 lần Mặt Trời. Nó có độ tuổi khoảng 13 triệu tuổi. Đây là một ngôi sao rất già, và nó đang vẫn còn trong giai đoạn phát triển siêu khổng lồ và trong việc co rút lại và nóng lên.
– Beta Thiên Thố (Nihal): thuộc lớp tinh tú G5II. Đó là một ngôi sang vàng sáng khổng lồ với độ sáng biểu kiến 2,84; cách Mặt Trời khoảng 160 năm ánh sáng. Tên của ngôi sao có nghĩa là ‘dập tắt khát vọng’. Ngôi sao này có khối lượng gấp 16 lần và bán kính gấp 16 lần Mặt Trời. Nó có độ tuổi khoảng 240 triệu tuổi. Nó là một hệ thống sao đôi và sao nhị phân với hai ngôi sao ly giác nhau 2,58 giây cung. Ngôi sao đồng hành được cho là một sao biến quang.
– Epsilon Thiên Thố: là một ngôi sao cam khổng lồ thuộc lớp tinh tú K4III. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,166 và ở khoảng cách khoảng 213 năm ánh sáng. Ngôi sao này có bán kính gấp 40 lần và khối lượng gấp 1,70 lần Mặt Trời. Nó có đội tuổi khoảng 1,72 tỷ tuổi. Nó sáng hơn Mặt Trời 372 lần.
– Mu Thiên Thố: là một ngôi sao siêu khổng lồ trắng-xanh thuộc lớp tinh tú B9IV:HgMn. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan là 3,259 và cách Hệ mặt Trời khoảng 186 năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 3,4 lần. và là một ngôi sao biến quang kiểu Alpha2 Canum Venaticorum, với chu kỳ khoảng 2 ngày. Ngôi sao được cho là giàu Mangan và Thủy ngân. Nguồn X quang được phát ra với ly giác góc 0,93 giây cung từ ngôi sao. Điều này làm cho ngôi sao không thể thuộc chuỗi chính, hay một ngôi sao có nhiệt độ thấp.
– Zeta Thiên Thố: thuộc lớp tinh tú A2 IV-V(n). Ký tự (n) cho thấy nó có vạch hấp thụ trong phạm vi của ngôi sao là mờ bởi vì ngôi sao quay nhanh, làm cho vạch hấp thụ trải dài tạo ra kết quả là hiệu ứng Doppler. Ngôi sao có vận tốc quay 245 km/s. Nó có khối lượng gấp 1,46 lần và bán kính gấp 1,5 lần mặt trời. Nó sáng hơn Mặt Trời 14 lần và có độ tuổi khoảng 231 triệu năm.
– Gamma Thiên Thố là một ngôi sao trắng-vàng chuỗi chính thuộc lớp tinh tú F6V với độ sáng biểu kiến trực quan 3,59 và ở khoảng cách 29,3 năm ánh sáng. Nó là một thành viên của Nhóm chuyển động Đại Hùng. Ngôi sao này hơi lớn hơn Mặt Trời một chút với bán kính gấp 1,2 lần, khối lượng gấp 1,3 lần.
– 17 Thiên Thố: là một ngôi sao quang phổ nhị phân với độ sáng trực quant hay đổi từ 4,82 đến 5,06. Với một ngôi sao thuộc lớp tinh tú A1 và M3-4,5 với chu kỳ quỹ đạo 260,34 ngày. Nó cách hệ Mặt Trời khoảng 1100 năm ánh sáng.
– Eta Thiên Thố: thuộc lớp tinh tú F2V. Nó là một sao lùn trắng-vàng với độ sáng biểu kiến 3,719; cách Mặt Trời khoảng 41,9 năm ánh sáng. Nó phát ra tia hồng ngoại từ địa bụi. Ngôi sao này có bán kính gấp 1,5 lần và khối lượng gấp 1,42 lần Mặt Trời.
– Delta Thiên Thố: là một ngôi sao siêu khổng lồ cam thuộc lớp tinh tú K1IVFe-0,5. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,81 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 114 năm ánh sáng.
– RX Thiên Thố: là một ngôi sao bán biến đổi thuộc lớp tinh tú M6,2III. Nó là một ngôi sao đỏ khổng lồ với độ sáng biểu kiến trực quan biến đổi từ 5 đến 7,4. Ngôi sao này cách Trái Đất khoảng 490 năm ánh sáng. Nó khá gần Iota Thiên Thố và 4 độ Nam của ngôi sang sáng Rigel trong chòm sao Lạp Hộ.
– R Leporis: là một ngôi sao Cacbon thuộc lớp tinh tú C7,6e (N6e). Nó là một ngôi sao biến quang với độ sáng biến đổi từ 5,5 đến 11,7. Nó là một ngôi sao ó chu kỳ dài kiểu biến quang Mira khoản 418-441 ngatf, và chu kỳ thứ hai và 40 năm. Ngôi sao này được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Anh J.R.Hind năm 1845 và nó có tên là Hind’s Crimson từ đó. Ông ta mô tả nó là ‘một giọt máu trên bầu trời đen’. Đây là một ngôi sao đỏ gần đường biên với chòm sao Ba Giang. Nó xuất hiện khá mờ khi đỏ nhất với chu kỳ 14,5 tháng, nó quan sát đỏ nhất trên bầu trời. Màu đỏ đó là kết quả của bầu khí quyển bên ngoài loại bỏ quang phổ màu xanh của nó. Ngôi sao này có khoảng cách khoảng 1300 năm ánh sáng. Nó có bán kính gập khoảng 500 lần và sáng hơn 5200 đến 7000 lần mặt trời.
– Gliese 229: là một ngôi sao lùn đỏ thuộc lớp tinh tú M1Ve, cách Mặt Trời khoảng 18,8 năm ánh sáng. Ngôi sao này có bán kính bằng 69% và khối lượng bằng 58% của Mặt Trời. Nó quay khá chậm, với một tốc độ ước chừng 1km/s tại đường xích đạo. Nó thuộc dạng ngôi sao lửa sáng, với những chất từ tính hoạt động ở bề mặt tạo ra độ sáng. Quầng sáng điện hoa của ngôi sao là một nguồn X quang phát xạ. Một người bạn khổng lồ của ó là một sao lùn nâu thuộc kiểu tinh tú T7, được khám phá trên quỹ đạo của nó vào năm 1994-1995, với một khối lượng gấp 20-50 lần Mộc Tinh.
– T Thiên Thố là một sao biến quang kiểu Mira. Nó là một sao đỏ khổng lồ thuộc lớp tinh tú M6II. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 9,94 với chu kỳ 380 ngày. Ngôi sao này có khoảng cách khoảng 500 năm ánh sáng và khối lượng gấp 100 lần Mặt Trời.
Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời
– M79 (NGC 1904): là một quần tinh hình cầu với độ sáng biểu kiến trực quan 8,56 và cách Trái Đất khoảng 41000 năm ánh sáng. Quần tinh này được khám phá bởi nhà thiên văn học người Pháp Pierre Méchain năm 1780 và được Charles Messier đưa vào danh sách của ông. Cũng giống như M54 , M79 được cho là bên ngoài Dải Ngân Hà, trong thiên hà lùn Đại Khuyển.
– Tinh vân Spirograph (IC 418): là một tinh vân hành tinh. Nó có tên là tinh vân Spirograph bởi vì nó giống với Phế dung ký. Tinh vân này có độ sáng biểu kiến trực quan 9,6 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 1100 năm ánh sáng.
– NGC 1821: có kiểu IB(s)m là một thiên hà bất thường. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 14,5. Thiên hà này được khám phá bởi nhà thiên văn học người Mỹ Frank Leavenworth năm 1886. Một sao mới SN 2002bj, được khám phá trong thiên hà năm 2002. Nó có độ sáng biểu kiến 14,7 và thuộc kiểu sao mới IIn, nhưng năm 2008, nó được xác nhận giống kiểu sao mới Ia hơn. Hệ thống sao tổ tiên được ghi nhận gồm 2 ngôi sao lùn, với helium bung ra trong phản ứng nhiệt hạch trên bề mặt ngôi sao nặng hơn, dẫn đến sự bùng nổ.