Chòm sao Thiên Đàn

01/08/2018 | Mai Đức Thạch | 1330 xem

Chòm sao Thiên Đàn nằm ở Nam thiên cầu. Nó có cái tên Latinh có nghĩa là “bàn thờ”. Đây là một đền thời được sử dụng bởi Zeus và các vị thần để thề nguyền đồng lòng lật đổ thần Cronus và các Titans. Trong một câu chuyện thần thoại khác nó là đền thờ của vua Lycaon của Arcadia. Nó là một trong những chòm sao được đặt tên bởi nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ thứ II.

Chòm sao Thiên Đàn

Vị trí chòm sao Thiên Đàn trên bầu trời

Thiên Đàn là một chòm sao có kích thước lớn thứ 63 trên bầu trời, chiếm 237 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ 3 của Nam thiên cầu và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 25o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Thiên Yến, Nam Miện, Củ Xích, Khổng Tước, Thiên Hạt, Viễn Vọng Kính, Nam Tam Giác.

Chòm sao Thiên Đàn có 6 ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là  Beta Thiên Đàn. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao này thuộc gia đình các chòm sao Vũ Tiên.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thiên Đàn

Có một vài câu chuyện thần thoại liên quan đến chòm sao. Một trong số đó là thiên đàn mà Zeus và các vị thần khác thề nguyện đánh thắng những Titans và thần Cronus, người đang cai trị vũ trụ. Cronus là một trong số 12 Titans đã phế truất  cha của ông là Uranus, người cai trị trước ông.

Khi có một nhà tiên tri đã dự đoán rằng điều này cũng xảy ra đối với Cronus và ông đã nuốt tất cả những đứa con của ông vào bụng gồm Hestia, Demeter, Hera, Hades và Poseidon – là những vị thần tương lai. Khi Zeus vừa mới sinh ra, mẹ của ông là Rhea đã đưa một hòn đá ở Crete cho Cronus nuốt.

Khi Zeus lớn lên, ông đã làm cho Cronus nôn ra những anh trai và chị gái của ông. Tất cả đều được giải phóng, và họ cùng thề nguyền lật đổ các Titans để giành chiến thắng cuối cùng. Zeus trở thành vị thần bầu trời, trị vì trên Olympus, Poseidon trở thành thần biển, Hades trở thành thần âm phủ. Zeus đã đặt thiên đàn lên bầu trời để kỷ niệm chiến thắng của các vị thần.

Trong một câu chuyện thần thoại khác, Thiên đàn được cho là đền thờ của Lycaon vua của Arcadia người đã thử Zeus bằng cách bày ra một bàn ăn với những miếng phần nhỏ, và quyết định giết chết thần khi ông ta ngủ. Zeus đã điên tiết với Lycaon biến thành con chó sói và giết chết 50 con của ông với tia chớp. Trong một câu chuyện khác cho đó là Arcas, con trai của Zeus và Callisto.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Thiên Đàn

Beta Thiên Đàn: là một ngôi sao cam sáng kiểu K khổng lồ, cách 603 năm ánh sáng. Với độ sáng biểu kiến 2,84, nó là ngôi sao sáng nhất của chòm sao.

Alpha Thiên Đàn: là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao, nó là một ngôi sao biến quang Be, ngôi sao kiểu B phát ra những nguồn hidro trong nó. Nó có độ sáng biểu kiến biến đổi từ 2,76 đến 2,90. Ngôi sao này cách Trái Đất khoảng 240 năm ánh sáng (với tốc độ tại đường xích đạo khoảng 470km/s).

Gamma Thiên Đàn: là một ngôi sao siêu khổng lồ xanh-trắng kiểu B, cách khoảng 1140 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao nhị phân với 2 ngôi sao ly giác 17,9 giây cung và đều là những ngôi sao lùn dãy chính kiểu A. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến 3,5.

Zeta Thiên Đàn: là một ngôi sao khổng lồ cam kiểu K, cách khoảng 574 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,12.

Mu Thiên Đàn (HD 160691): là một ngôi sao dãy chính kiểu G có 4 hành tinh quay quanh nó. Nó cách khoảng 50 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 5,12. Ba trong bốn hành tinh trên quỹ đạo ngôi sao có khối lượng tương đương với Mộc Tinh.

Epsilon Thiên Đàn là một hệ thống sao nhị phân. ε1 Thiên Đàn có độ sáng biểu kiến 4,06 và ở khoảng cách khoảng 300 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao cam khổng lồ kiểu K. ε2 Thiên Đàn là một ngôi sao nhị phân, cách khoảng 85,9 năm ánh sáng, với độ sáng biểu kiến 5,27. Ngôi sao chính là một ngôi sao vàng- trắng kiểu K dãy chính sao lùn. Ngôi sao gần nó chỉ ly giác 0,6 giây cung với độ sáng biểu kiến 8,6. Hệ thống ngôi sao thứ 3 này có độ sáng 13, ly giác 25 giây cung so với ngôi sao chính.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

NGC 6193: là một quần tinh mở lớn gồm 27 ngôi sao, và nhiều sao nhị phân. Quần tinh này lệch 8 độ tây và 1 độ bắc của Alpha Thiên Đàn. Nó có độ tuổi khoảng 3 triệu tuổi. Hai ngôi sao nóng nhất trong quần tinh soi sáng NGC 6188, một tinh vân phát xạ cũng nằm trong chòm sao này. Quần tinh này có độ sáng 5,2; đường kính 15’, cách Trái Đất khoảng 4300 năm ánh sáng.

NGC 6397: là một quần tinh sao cầu sáng cách khoảng 3 độ về bắc Beta Thiên Đàn. Nó có chứa khoảng 400000 ngôi sao. Quần tinh này có khoảng cách khoảng 7200 năm ánh sáng, là một trong những quần tinh cầu gần chúng ta nhất. Nó được khám phá vào giữa thế kỷ XVIII bởi nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Lacaille. Một điều đáng chú ý là những đường xanh. (Ngôi sao danh là những ngôi sao dãy chính màu xanh, 2 đên 3 lần khối lượng và độ sáng nhỏ so với những ngôi sao kiểu đó ngoài quần tinh).

Tinh vân Stingray (Hen 3-1357): là một tinh vân hành tinh cách Trái Đất khoảng 18000 năm ánh sáng. Nó là tinh vân hành tinh trẻ nhất được biết đén. Trung tâm sao là một sao lùn trắng và một bạn đồng hành ly giác 0,3 giây cung. Tinh vân này có độ sáng biểu kiến 10,75. Tuy nó nhỏ hơn sao với hầy hết các tinh vân hành tinh khác được quan sát, nhưng nó lớn hơn hệ Mặt Trời của chúng ta 130 lần.