Chòm sao Thiên Cáp

28/06/2019 | Mai Đức Thạch | 1671 xem

Chòm sao Thiên Cáp nằm ở nam thiên cầu. Cái tên của nó có nghĩa Latinh là ‘chim bồ câu’. Nguồn gốc tên gọi của nó là Columba Noachi, có nghĩa là ‘chim bồ câu của Noah’, tức là con chim bồ câu truyền tin cảnh báo nạn đại hồng thủy. Chòm sao được giới thiệu bởi nhà thiên văn học Hà Lan Petrus Plancius vào thế kỷ XVI và xuất hiện lần đầu trên tập bản đồ Uranometria của Johann Bayer vào năm 1603. Chòm sao này chứ đựng ngôi sao chạy nổi tiếng Mu Thiên Cáp.

Chòm sao Thiên Cáp

Vị trí của chòm sao Thiên Cáp trên bầu trời

Thiên Cáp là chòm sao có kích thước lớn thứ 54 trên bầu trời, chiếm diện tích 270 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ nhất của Nam thiên cầu và có thể quan sát được trên các vĩ độ từ 45o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Điêu Cụ, Đại Khuyển, Thiên Thố, Hội Giá, và Thuyền Vĩ.

Chòm sao này không có ngôi sao hành tinh nào được biết đến và cũng không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Phact. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao này thuộc gia đình chòm sao Thiên đường nước.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thiên Cáp

Thiên Cáp đại diện cho con chim bồ câu của Noah trên bầu trời.

Petrus Plancius tạo ra chòm sao từ những ngôi sao được định vị đằng sau Argo Navis (sau này chòm sao này được chia ra nhỏ hơn). Plancius đã gọi Argo Navis thành ‘Hòm của Noah’ trên quả thiên cầu năm 1613.

Trong thần thoại, con chim bồ câu của Noah được gửi đến từ cái Ark để quan sát xem vùng đất nào khô ráo để rời bỏ đến sau nạn Đại hồng thủy. Con chim này đã cắp một cành oliu để báo hiệu rằng, nạn nụt đay bị đẩy lùi lại phía sau.

Có một số lời giải thích cho rằng, thiên cáp được gửi đến bởi Argonauts giữa việc tránh việc va chạm vào các tảng đá để tìm lối đi an toàn.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Thiên Cáp

Alpha Thiên Cáp (Phact): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó thuộc lớp tinh tú B7IVe. Cái tên của nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘Al-Fakhita’ có nghĩa là ‘chim bồ câu’ hoặc ‘chiếc vòng bồ câu’. Ngôi sao có độ sáng biểu kiến trực quan 2,60 và ở khoảng cách khoảng 270 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao đôi vowis một ngôi sao kiểu Be tiền khổng lồ, một ngôi sao biến quang kiểu Gamma Tiên Hậu với độ sáng biểu kiến biến đổi từ 2,62-2,66 và một người bạn đồng hành yếu ớt với độ sáng biểu kiến 12,3. Ngôi sao chính đang mở rộng với khí nóng chảy ở vùng vỏ.

Beta Thiên Cáp (Wezn): là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú K1IIICN+1. Cái tên của nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘trọng tâm’. Đây là ngôi sao sáng thứ 2 trong chòm sao với độ sáng biểu kiến 3,12. Nó ở khoảng cách khoảng 86 năm ánh sáng.

Delta Thiên Cáp (Ghusn al Zaitun): là một ngôi sao quang phổ nhị phân với ngôi sao chính là một ngôi sao vàng khổng lồ thuộc lớp tinh tú G7III. Nó có khoảng cách khoảng 237 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 3,853. Nguồn gốc tên gọi truyền thống của nó từ tiếng Ả Rập ‘al-ghuşn al-zaitūn’ có nghĩa là ‘nhánh ô liu’. Ngôi sao đồng hành của nó là một ngôi sao khổng lồ với chu kỳ quay 2,38 năm.

Gamma Thiên Cáp: là một ngôi sao xanh tiền khổng lồ (lớp tinh tú B2,5IV) với độ sáng biểu kiến trực quan 4,35. Nó ở cách Hệ Mặt Trời 854 năm ánh sáng.

Mu Thiên Cáp: là một ngôi sao di động, nó được cho là từ hệ thống Lạp Hộ trong Quần tinh Hình thang. Nó có tốc độ quay nhanh với chu kỳ quay 1,5 ngày, thuộc lớp tinh tú O9,5V. Đó là một ngôi sao lớp O hiếm và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngôi sao này ở khoảng cách 1300 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 5,15.

Epsilon Thiên Cáp: là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú K1IIIa. Nó có khoảng cách khoảng 531 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 3,875.

Eta Thiên Cáp: là một ngôi sao vàng-cam khổng lồ thuộc lớp tinh tú K0III, cách Trái Đất 531,2 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,946.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

NGC 1808: là một thiên hà Seyfert cách khoảng 40 triệu năm ánh sáng. Nó là một thiên hà xoắn ốc sọc tương tự với Dải Ngân Hà. Nó có một hạt nhân khác thường, trông giống như một cái đĩa được làm cong, và với những luồng khí chảy ra khỏi vùng trung tâm. Thiên hà này đang được cho là nơi đang hoạt động hình thành sao. Một ngôi sao mới được phát hiện bên trong thiên hà vào năm 1993.

NGC 1851 (Caldwell 73): là một quần tinh hình cầu. Nó có độ sáng biểu kiến 7,3 và ở khoảng cách khoảng 39500 năm ánh sáng.