Chòm sao Hậu Phát

29/06/2019 | Mai Đức Thạch | 1571 xem

Chòm sao Hậu Phát hay Tóc bà Berenice là một chòm sao ở bắc thiên cầu, nó được đặt tên theo tên Nữ hoàng Berenice II của Ai Cập.

Nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy cho rằng Hậu Phát là những tinh tú trong chòm sao Sư Tử, nơi nó đại diện cho những ngối sao ở cuỗi của cái đuôi Sư Tử và đến thế kỷ XVI, Tóc bà Berenice mới được thăng lên thành một chòm sao trên quả thiên cầu được vẽ bởi Caspar Vopel. Nhà thiên văn học Hà Lan Tycho Vopel người đã thúc đẩy nó thành một chòm sao, ông đã gộp nó vào trong danh sách các chòm sao của mình vào năm 1602.

Hậu Phát là một chòm sao không lớn nhưng nó chứa đượng một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời nổi tiếng, trong số đó là Thiên hà Mặt đen (M64), Thiên hà Kim cương (NGC 4565) và Quần tinh Coma. Nó còn chứa đựng phần bắc của quần tinh Thất Nữ. Một điều đáng chú ý nữa là nó chứa Bắc cực thiên hà.

Chòm sao Hậu Phát

Vị trí chòm sao Hậu Phát trên bầu trời

Hậu Phát là chòm sao có kích thước lớn thứ 42 trên bầu trời, chiếm diện tích 386 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ 3 của bắc thiên cầu và có thể được nhìn thấy trên các vĩ độ từ 90o đến -70o. Những chòm sao lân cận nó là: Mục Phu, Lạp Khuyển, Sư Tử, Đại Hùng, Thất Nữ.

Hậu Phát có 2 ngôi sao hành tinh được biết đến và 8 đối tượng Messier (M53, M64, M85, M88, M91, M98, M99, M100). Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Beta Hậu Phát. Có một trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao là Hậu Phát.

Chòm sao Hậu Phát thuộc gia đình chòm sao Đại Hùng.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Hậu Phát

Hậu Phát liên quan đến câu chuyện của một nhân vật lịch sử là nữ hoàng Ai Cập Berenice II. Bà là vợ của vua Euergetes (246 trước công nguyên-221 trước công nguyên), người lãnh sứ nhiệm nguy hiểm chống lại Seleucids, người đã giết chết chị gái của ông năm 243 trước công nguyên trong chiến tranh Siry lần 3.

Lo lắng cho cuộc sống của chồng, nữ hoàng đã phải cắt tóc thề nguyền với nữ thần Aphrodite nếu nữ thần đem đến an toàn cho chồng mình.

Khi người chồng của bà trở về, bà đã hoàn thành lời hứa với nữ thần. Bà đã cắt tóc trong miếu Aphrodite. Tóc của bà sau đó bị mất vào ngày kế tiếp, điều này làm cho nhà vua tức giận.Nhà thiên văn học Conon đã đặt Hậu Phát lên bầu trời.

Những ngôi sao nổi bật trong chòm sao Hậu Phát

Alpha Hậu Phát (Diadem): là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao, với độ sáng biểu kiến 4,32. Nó đại diện cho viên ngọc trên vương miện của Nữ hoàng. Cái tên của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ‘διάδημα’ có nghĩa là ‘buộc’ hoặc ‘dải băng’. Đây là một ngôi sao nhị phân gồm 2 ngôi sao thuộc lớp tinh tú F5V với độ sáng 5,05 và 5,08. Hệ thống sao này ở khoảng cách khoảng 63 năm ánh sáng. Hai ngôi sao đều có thể quan sát được bằng mắt thường. Chúng di chuyển giật lùi và tiến lên trên một đường thẳng, với độ ly giác lớn nhất 0,7 giây cung. Ngôi sao này thỉnh thoảng còn được gọi với cái tên Al Zafirah, từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘đuôi sam’.

Beta Hậu Phát: là ngôi sao sáng nhất của chòm sao với độ sáng biểu kiến 4,26. Nó là một ngôi sao lùn chuỗi chính cách Hệ Mặt Trời 29,78 năm ánh sáng. Nó tương tự như Mặt Trời, chỉ hơi lớn hơn và sáng hơn. Không có hành tinh nào được phát hiện trên quỹ đạo quay quanh nó.

Gamma Hậu Phát: là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú K1II. Nó có độ sáng biểu kiến 4,350 và cách khoảng 170 năm ánh sáng.

FK Hậu Phát: là một ngôi sao biến quang với độ sáng biểu kiến biến đổi từ 8,14-8,33 với chu kỳ 2,4 ngày. Nó được cho là một nguyên mẫu cho một lớp thực tể sao biến quang, lớp FK Com. Đó là những ngôi sao biến quang được cho là kết quả của những điểm lạnh lớn trên bề mặt quay của nó. Ngôi sao này thuộc kiểu tinh tú G5II và cách Trái Đất khoảng 800 năm ánh sáng.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Thiên hà Mắt đen (M64, NGC 4826): là một thiên hà xoắn ốc với độ sáng biểu kiến 9,36 cách Trái Đất khoảng 24 triệu năm ánh sáng. Thỉnh thoảng nó được gọi với cái tên Giấc ngủ đẹp hoặc thiên hà Mắt tội lỗi. Thiên hà này có thể được quan sát qua một kính thiên văn cỡ nhỏ với một hạt nhân sáng và một dải băng bụi phía trước nó, điều này làm cho nó có biệt danh Mắt tội lỗi. Thiên hà này khá khác thường, khí được bao bọc bên ngoài và quay theo phương hướng đối diện với những ngôi sao khí bên trong nó. Các nhà thiên văn cho rằng nó là kết quả của việc M64 lôi cuốn một thiên hà vệ tinh nhỏ hơn cách đây khoảng 1 tỷ năm trước. Thiên hà này có bán kính khoảng 3000 năm ánh sáng, trong khi phần mở rộng của nó có thể lên tời 40000 năm ánh sáng. Hoạt động sao đang hình thành ở 2 vùng tích cực. M64 được khám phá độc lập bởi Edward Pigott và Johann Elert Bode năm 1779 và sau đó là Charles Messier, người đã lập danh sách các thiên hà năm 1780. Thiên hà này cách khoảng 1 độ về phía Đông Đông Bắc của 35 Hậu Phát. 

Thiên hà Kim (NGC 4565): là một trong những thiên hà nổi tiếng nhất thuộc loại thiên hà soắn ốc. Nó được khám phá bởi nhà thiên văn học Sir William Herschel năm 1785. Thiên hà này có thể được nhìn thấy qua một kính thiên văn cỡ nhỏ. Nó nằm ngay trên Bắc cực thiên hà và cách 1 độ về phía đông của 17 Hậu Phát. Thiên hà này có độ sáng biểu kiến trực quan 10,42 và cách khoảng 42,7 năm ánh sáng. Dựa vào việc nó phồng ra ở trung tâm các nhà thiên văn cho rằng nó là một thiên hà xoắn ốc sọc. Nó có độ dài 16 phút cungvaf là thiên hà có độ dài biểu kiến dài nhất được khám phá. 

Quần tinh sao Coma: là một quần tinh sao nhỏ bao gồm khoảng 40 ngôi sao có độ sáng từ 5-10. Quần tinh sao này có chung chuyển động thực. Nó được khám phá bởi P.J.Melotte với độ sài 7,5 độ trên bầu trời. Nó có độ tuổi khoảng 450 triệu tuổi và cách Trái Đất khoảng 280 năm ánh sáng.

Quần tinh Coma là một quần tinh phía bắc của quần tinh Thất Nữ, nhưng nó ở khoảng cách xa hơn với khoảng cách từ 230-300 năm ánh sáng từ Hệ Mặt Trời. Quần tinh này chứ khoảng 1000 thiên hà lớn và khoảng 30000 thiên hà nhỏ, và phần lớn chúng có độ sáng lớn hơn 19. Thiên hà sáng nhất trong nhóm thiên hà này có độ sáng 13 là NGC 4889 và NGC 4874. Thành viên đáng chú ý khác là NGC 4921, là một trong số những thiên hà xoắn ốc nhỏ trong nhóm thiên hà xoắn ốc sáng nhất trong nhóm.

Quần tinh Thất Nữ – Hậu Phát và quần tinh cách Trái Đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng. Nó là một nhóm gồm các đối tượng M100, M85, M99, M88, M91.

M53 (NGC 5024): là một quần tinh cầu cách Trái Đất khoảng 58000 năm ánh sáng và cách tâm thiên hà 60000 năm ánh sáng. Nó có dạng hình tròn với một trung tâm rất sáng sủa được khám phá bởi Johann Elert Bode vào năm 1775 và nó được đưa vào trong danh sách của Charles Messier sau đó. Nó là một trong những quần tinh hình cầu xa được biết đến với độ sáng biểu kiến trực quan 8,33. Đó là một quần tinh sao khá nghèo kim loại, cách khoảng 1 độ từ Đông Bắc của Alpha Hậu Phát. Đây là đối tượng Messier sáng sủa nhất của chòm sao và nó có thể được quan sát qua ống nhòm. 

M100 (NGC 4321): là một thiên hà xoắn ốc lớn trong chòm sao. Nó có vùng lõi sáng rực rỡ, hai cánh tay xoắn ốc chính và một số cánh tay ít nổi bật hơn. Thiên hà này nằm trong những thiên hà thành viên sáng nhất trong quần tinh Thất Nữ. Nó cũng có kích thước biểu kiến lớn nhất với chu vi khoảng 6 phút cung. M100 có đường kính khoảng 160000 năm ánh sáng và cách khoảng 55 triệu năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 10,1. Thiên hà này được khám phá bởi Pierre Méchain ngày 15/3/1581 và là một trong những thiên hà xoắn ốc đầu tiên được khám phá. Có 5 sao mới đã được phát hiện ra trong thiên hà. M100 có 1 thiên hà vệ tinh là NGC 4323, cách khoảng 52,3 triệu năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 15,7. 

M85 (NGC 4382): là một thiên hà thấu kính. Nó là một trong những đối tượng Messier xa nhất với khoảng cách khoảng 60 triệu năm ánh sáng. M85 có đường kính khoảng 125000 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 10. Nó được khám phá bởi Pierre Méchain năm 1781. Nó là một thành viên ở phía Bắc của quần tinh thiên hà Thất Nữ. Một sao mới được khám phá trong M85 vào tháng 12/1960. Thiên hà này đang tương tác với 2 thiên hà láng giềng nhỏ hơn là thiên hà xoắn ốc 4394 và thiên hà elip MCG 3-32-38.

M99 (NGC 4251): là một thiên hà xoắn ốc rút then với độ sáng biểu kiến 10,4 và ở khoảng cách khoảng 50,2 triệu năm ánh sáng. Nó được khám phá bởi Pierre Méchain năm 1781 và sau đó được bổ sung vào danh sách của Charles Messier. Ba sao mới đã được phát hiện trong thiên hà. M99 được cho là bị bóp méo bởi thiên hà tối bên cạnh VIRGOHI21. 

M88 (NGC 4501): là một thiên hà xoắn ốc được khám phá bởi Charles Messier năm 1781. Nó có độ sáng biểu kiến 10,4 và cách khoảng 47 triệu năm ánh sáng. Nó thuộc kiểu thiên hà Seyfert2, nó sản xuất ra lượng quang phổ hẹp được phát xạ tử những phản ứng hạt nhân được ion hóa trong nhân.Thiên hà này có nhiều cánh tay xoắn ốc và một lỗ đen ở trung tâm có khối lượng 80 triệu lần Mặt Trời. M88 là 1 trong số 15 đối tượng Messier của Quần tinh thiên hà Thất Nữ. Một sao mới được khám phá trong thiên hà năm 1999. 

M91 (NGC 4548): là một thiên hà xoắn ốc sọc thuộc quần tinh Thất Nữ. Nó được khám phá bởi Charles Messier năm 1781. Nó có độ sáng biểu kiến 11,0 và cách khoảng 63 triệu năm ánh sáng.

M98 (NGC 4192): là một thiên hà xoắn ốc trung bình có độ sáng biểu kiến 11,0. Nó xuất hiện trước mắt chúng ta là một lõi nhỏ và những cánh tay xoắn ốc lớn. M98 được định vị cách nửa độ Tây từ ngôi sao 6 Hậu Phát và nửa độ Tây Tây Bắc của M99. Nó cách Trái Đất khoảng 54,1 triệu năm ánh sáng và được quan sát đầu tiên bởi Pierre Méchain năm 1781 và sau đó được bổ sung vào danh sách của Charles Messier. Nó thuộc quần tinh Thất Nữ. 

NGC 4889 (Caldwell 35): là một thiên hà bầu dục khổng lồ trong quần tinh Hậu Phát. Nó có độ sáng biểu kiến 11,4 và cách khoảng 308 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này được tìm thấy gần ngôi sao Beta Hậu Phát.

NGC 4147: là một quần tinh cầu nhỏ, sáng yếu ớt với độ sáng biểu kiến 10,2. Nó có thể quan sát qua một kính thiên văn cỡ nhỏ.