Chòm sao Sài Lang

07/07/2019 | Mai Đức Thạch | 1735 xem

Chòm sao Sài Lang là một chòm sao ở thiên cầu Nam. Cái tên của nó nghĩa là  ‘con chó sói’ trong tiếng Latinh. Đây là một trong những chòm sao nằm trong danh sách của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ thứ II, và nó không có câu chuyện thần thoại nào liên quan đến nó. Nó là chòm sao nằm giữa Bán Nhân Mã và Thiên Hạt. Nó có vài ngôi sao hành tinh và đối tượng sâu thẳm trên bầu trời được biết đến.

Chòm sao Sài Lang

 Vị trí chòm sao Sài Lang trên bầu trời

Sài Lang là chòm sao có kích thước lớn thứ 46 trên bầu trời, chiếm diện tích 334 độ vuông. Nó nằm ở phần tư thứ ba của thiên cầu Nam và có thể quan sát được trên các vĩ độ 35o đến -90o. Những chòm sao tiếp giáp với nó là: Bán Nhân Mã, Viên Quy, Trường Xà, Thiên Xứng, Củ Xích và Thiên Hạt.

Chòm sao có 2 ngôi sao hành tinh được biệt đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Men với độ sáng biểu kiến trực quan là 2,30. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao này thuộc gia đình các chòm sao Vũ Tiên.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Sài Lang

Những ngôi sao của chòm sao Sài Lang được sử dụng là một phần của chòm sao Bán Nhân Mã. Chúng thể hiện cho một loài động vật được hy sinh cho Nhân Mã, người mà nó hướng tới chòm sao Thiên Đàn, chom sao không liên quan đến bất kỳ câu chuyện thần thoại nào.

Ở Hy Lạp chòm sao được biết đến với tên Therium, một động vật hoang dã, người La Mã gọi là Bestia.

Tại Hy Lạp lúc đó, chòm sao có lẽ đại diện cho một con vật xuất trong thần thoại Babylon Chó điên. Nó là một con người lai, với đầu người với thân, chân và đuôi của một con sư tử. Nó thường liên quan đến chúa trời và bò đực.

Một số ngôi sao nổi bật

Alpha Sài Lang: là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 2,30 và cách Trái Đất khoảng 460 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao khổng lồ trắng-xanh thuộc lớp tinh tú B1,5III. No có khối lương gấp 10 lần và sáng hơn khoảng 25000 lần Mặt Trời. Nó thuộc lớp sao biến quang Beta Cephei, với sự biến đổi có tính chu kỳ trong độ sáng với biên độ khoảng 0,03, như là một kết quả của biến đổi khí quyền. Nó có chu kỳ 0,29585 ngày tức là khoảng 7 giờ 6 phút.

Beta Sài Lang là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 2,68 và cách Trái Đất khoảng 383 năm ánh sáng. Ngôi sao này dễ dàng quan sát được mà không cần đến ống nhòm. Cũng giống như Alpha Sài Lang, nó thuộc lớp sao Beta Cephei biến quang. Nó có nhiều chu kỳ, với chu kỳ thường xuyên nhất là 0,232 ngày. Đây là một ngôi sao khổng lồ trắng xanh thuộc lớp tinh tú B2III. Nó có độ tuổi khoảng 25 triệu năm. Ngôi sao này có khối lượng gấp 8,8 lần Mặt Trời và có một chuyển động thực cao. Nó gần tàn dư sao SN 1006.

Gamma Sài Lang: là một ngôi sao siêu khổng lồ trắng xanh, là ngôi sao sáng thư 3 của chòm sao. Nó thuộc lớp tinh tú B2IV. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 2,77 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 420 năm ánh sáng. Nó là một hệ thống sao nhị phân gần nhau với ngôi sao chính là một ngôi sao quan phổ nhị phân và một ngôi sao đồng hành  có chu kỳ quỹ đạo 2,8081 ngày.

Delta Sài Lang: là một ngôi sao siêu khổng lồ trắng-xanh thuộc lớp tinh tú B1,5IV. Nó có độ sáng biểu kiến 3,22 và cách Mặt Trời khoảng 900 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 10000 lần, khối lượng gấp 12 lần và bán kính gấp 6,1 lần. Ngôi sao này có độ tuổi khoảng 15 triệu tuổi. Nó huộc lớp sao biến quang Beta Cephei. Nó có chu kỳ 0,1655 ngày.

Epsilon Sài Lang: là một hệ thống gồm nhiều ngôi sao. Nó có độ sáng trực quan 3,41 và cách Mặt Trời khoảng 510 năm ánh sáng. Nó là một hệ thống sao nhị phân. Khi ngôi sao được quan sát, cả hai ngôi sao đều thuộc quang phổ hấp thụ và có quỹ đạo lẫn vào nhau. Hai ngôi sao chưa được quan sát rõ ràng qua kính thiên văn. Ngôi sao gần nó có chu kỳ 4,55970.Ngôi sao đôi đồng hành của nó cũng là một sao nhị phân, ly giác 26,5 giây cung, với chu kỳ quỹ đạo 64 năm. Hệ thống sao Epsilon Sài Lang thuộc lớp tinh tú B2 IV-V và từng ngôi sao là lớp B3 IV (sao siêu khổng lồ trắng-xanh), B3 V (sao lùn trắng-xanh) và A5 V (sao lùn trắng).

Zeta Sài Lang: là ngôi sao khổng lồ vàng thuộc lớp tinh tú G7 III. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,41 và cách Mặt Trời khoảng 116 năm ánh sáng.

Eta Sài Lang: là một ngôi sao siêu khổng lồ trắng-xanh thuộc lớp tinh tú B2,5 IV. Nó có độ sáng biểu kiến 3,41 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 493 năm ánh sáng.

Iota Sài Lang: là một ngôi sao siêu khổng lồ kiểu B. Nó thuộc lớp tinh tú B2,5 IV và cách Trái Đất khoảng 352 năm ánh sáng. Nó có độ sáng trực quan 3,54.

Phi Sài Lang: là một hệ thống gồm 2 ngôi sao. Phi-1 Sài Lang là một ngôi sao khổng lồ cam thuộc lớp tinh tú K5 III. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,58 và cách Trái Đất khoảng 326 năm ánh sáng. Phi-2 Sài Lang là một ngôi sao trắng-xanh dãy chính thuộc lớp tinh tú B4V. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 4,52 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 606 năm ánh sáng.

Pi Sài Lang: là một hệ thống sao đôi. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,98 và cách Mặt Trời 497 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp tinh tú B5.

KT Sài Lang: là một ngôi sao siêu khổng lồ trắng xanh thuộc lớp tinh tú B3IVp. Nó có độ sáng biểu kiến 4,54 và cách Trái Đất khoảng 434 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao Be, một lớp sao B với phát xạ hidro mạnh mẽ.

Tau Sài Lang: là tên chung với 2 ngôi sao, Tau-1 Sài Lang là một ngôi sao khổng lồ xanh trắng thuộc lớp tinh tú B2IV với độ sáng biểu kiến trực quan 4,55. Tau-2 Sài Lang là một ngôi sao lớp F7 với độ sáng trực quan 4,36. Tau-1 có khoảng cách 1035 năm ánh sáng trong khi Tau-2 cách Trái Đất 314 năm ánh sáng. Tau01 thuộc lớp sao biến quang kiểu Beta Cephei.

1 Sài Lang: là một ngôi sao sáng trắng xanh khổng lồ thuộc lớp tinh tú F1II. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 4,91 và ở khoảng cách khoảng 1140 năm ánh sáng.

Nu Sài Lang: là một ký hiệu dành cho 2 ngôi sao, Nu-1 và Nu-2. Nu-1 Sài Lang là một ngôi sao trắng-xanh đang trong giai đoạn sao siêu khổng lồ và sao khổng lồ. Nó được xếp loại tinh tú F6III-IV với độ sáng biểu kiến trực quan 5,00 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 111 năm ánh sáng. Nu-2 Sài Lang là một ngôi sao vàng dãy chính cách Trái Đất 48,3 năm ánh sáng. Nó tương tự như Mặt Trời, nhưng có mật độ thấp hơn. Nu-2 Sài Lang có một vận tốc dài cao. Nó khối lượng gấp 1,02 lần, và bán kính gấp 1,01 lần Mặt Trời, độ sáng gấp 0,99 lần và có tốc độ quay 2km/s. Có 3 hành tinh được khám phá trong quỹ đạo Nu-2 vào tháng 9/2011. 

CQ Sài Lang là một ngôi sao cam dãy chính thuộc lớp sao biến quang T Tauri. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 11,40 và cách Trái Đất khoảng 500 năm ánh sáng. Nó có khối lượng bằng 70% Mặt Trời và nhỏ hơn 2 triệu năm tuổi. Một đối tượng tinh tú CQ Lupib được phát hiện trên quỹ đạo ngôi sao năm 2005. Nó là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

RU Sài Lang là một ngôi sao vàng thuộc lớp tinh tú G5V:e. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 10,519 và cách Trái Đất khoảng 400 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến quang kiểu T Tauri, một ngôi sao rất trẻ, khối lượng thấp không thuộc giai đoạn dãy chính. Nó có độ tuổi khoảng từ 2-3 triệu năm tuổi. Nó là một ngôi sao biến quang ngẫu nhiên, gồm một vùng sáng chói X quang. Nó có khối lượng bằng 60-70% Mặt Trời, bán kính gấp 1,6 lần và sáng gấp đôi Mặt Trời. Ngôi sao được bao quanh bởi đám bụi khí. Nó có một người bạn trong quỹ đạo của nó. Người bạn này có khối lượng nhỏ hơn 27 lần Mộc Tinh và chu kỳ 3,71 ngày.

SN 1006: là một ngôi sao mới được phát hiện vào 30/4 và 1/5/2006. Ngôi sao này cách Trái Đất 7200 năm ánh sáng, nó được cho là một sao mới với độ sáng trực quan -7,5. Nhà thiên văn học Ai Cập Ali ibn Ridwan mô tả nó ‘moột ật thể hình tròn lớn, lớn gấp 2,5 đến 3 lần Kim Tinh. Bầu trời được tỏa sáng như Mặt Trăng’. Tàn dư sao mới này được xác định vào năm 1965, như là một nguồn PKS 1459-41, gần ngôi sao Beta Sài Lang.

TR-3 Sài Lang: là một ngôi sao cam chuỗi chính. Nó có độ sáng biểu kiến 17,4 và cách Trái Đất khoảng 8950 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp tinh tú K1V. Một hành tinh ngoài hệ Hệ Mặt Trời, TR-3b được khám phá vào năm 2007. Hành tinh này có khối lượng bằng 0,81 lần Mộc Tinh và có chu kỳ 3,91405 ngày.

Một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời:

NGC 5986 là một quần tinh hình cầu, cách Trái Đất 33900 năm ánh sáng. Quần tinh này có 2 ngôi sao rất sáng kiểu F đang trong giai đoạn cuối cùng của sự tiến hóa thành sao khổng lồ. Quần tinh này có độ sáng biểu kiến 7,52. Nó nằm cách 2,5 độ về phía Tây Bắc của ngôi sao Eta Sài Lang.

Tinh vân vòng mạc (IC 4406): là một tinh vân hành tinh gần đường viền phía tây của chòm sao, cách Trái Đất 2000 năm ánh sáng. Đây là một tinh vân lưỡng cực khi quan sát trên Trái Đất. 

NGC 5822: là một quần tinh mở lớn, cách Trái Đất khoảng 6000 năm ánh sáng có độ sáng biểu kiến trực quan 10,28. Nó cách 3 độ về phía Tây Nam của Zeta Sài Lang.

NGC 5824: là quần tinh hình cầu có độ sáng biểu kiến trực quan 9,09 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 104400 năm ánh sáng. Nó nằm trên đường viền phía tây của chòm sao.

NGC 5749: là một quần tinh mở. Nó có đường kính biểu kiến 8 phút cung và có độ sáng biểu kiến trực quan 11,23. Quần tinh này được khám phá bởi Jame Dunlop năm 1826.

NGC 5882: là một tinh vân hành tinh, ở gần đường viền của chòm sao.

NGC 5927: là một quần tinh hình cầu, gần đường viền với chòm sao Củ Xích. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 8,01 và cách Trái Đất khoảng 24800 năm ánh sáng. Nó được khám phá bởi Jame Dunlop năm 1826.