Chòm sao Ô Nha

30/06/2019 | Mai Đức Thạch | 1224 xem

Chòm sao Ô Nha được xác định ở Nam thiên cầu. Nó có tên từ tiếng Latinh có nghĩa là “con quạ”. Chòm sao đại diện cho con chim thần của thần Apollo trong  thần thoại Hy Lạp. Nó là một trong những chòm sao trong danh sách chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ II. Chòm sao này không có nhiều đối tượng chú ý nào trong bầu trời xa thẳm, nhưnnhieeufcos một cặp thiên hà khá nổi tiếng là thiên hà Antennae. Thiên hà này trong tương lai sẽ hòa vào Dải Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ.

Chòm sao Ô Nha

Vị trí chòm sao Ô Nha trên bầu trời

Chòm sao này có kích thước lớn thứ 70 trên bầu trời, chiếm diện tích 184 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ ba của Nam thiên cầu và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 60o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Cự Tước, Trường Xà, Thất Nữ.

Chòm sao này có một ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Gienah (Gamma Ô Nha) với độ sáng biểu kiến 2,59. Có một trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao: Corvids. 

Chòm sao Ô Nha thuộc gia đình các chòm sao Vũ Tiên.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Ô Nha

Chòm sao Ô Nha đại diện cho con quạ, con chim thần thánh của vị thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp. Theo thần thoại, con quạ trước đây có long màu trắng. Trong truyện, Apollo sai con quạ trông coi Coronis, một trong số những người mà thần yêu mến, người đang có thai lúc đó. Coronis dần dần đánh mất sự quan tâm của Apollo và yêu một người đàn ông đã mất Ischys. Khi con quạ báo vấn đề đó cho thần Apollo. Thần vì thế mà điên tiết, thần đã nguyền rủa con chim bị bỏng và nhuốm đen long của nó. Điều đó giải thích vì sao lông của tất cả con quạ có màu đen. Apollo sau đó gửi chị gái Artemis đến giết Coronis. Trước khi Coronis bị thiêu, đứa trẻ được sinh ra và gửi đến con nhân mã Chiron nuôi lớn. Asclepius lớn lên trở thành một thầy thuốc nổi tiếng và được thể hiện bởi chòm sao Xà Phu.

Ô Nha là từ mượn của thần thoại Babylon, thường được miêu tả là đầu trên cái đuôi của một con rắn. Nó có loeen hệ đến chòm sao với Adad, thần mưa và bão táp bởi những ngôi sao này mọc lên trước mùa mưa cách đây 2000 năm.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Ô Nha

Gamma Ô Nha (Gienah): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến 2,59 và ở khoảng cách khoảng 165 năm ánh sáng. Nó được cho là một ngôi sao nhị phân. Tên truyền thống của nó là Gienah bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “cánh của con quạ đen”. Ngôi sao là một ngôi sao khổng lồ thuộc kiểu tinh tú B8III.

Beta Ô Nha (Kraz): là một ngôi sao vàng trắng kiểu G sáng khổng lồ cách Trái Đất 140 năm ánh sáng. Độ sáng của ngôi sao ở giữa 2,60 và 2,66. Nó là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Cái tên truyền thống của nó Kraz không có xuất xứ rõ ràng. Ngôi sao này sáng hơn Mặt Trời 160 lần.

Delta Ô Nha (Algorab): là lớp sao A0, cách hệ Mặt Trời khoảng 87 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,1. Cái tên truyền thống của nó có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “con quạ”.

Epsilon Ô Nha (Minkar): là ngôi sao thuộc lớp K2III với độ sáng 3,02. Nó có khoảng cách 303 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “Mũi của con quạ đen”.

Alpha Ô Nha (Alchiba): là ngôi sao sáng thứ 5 của chòm sao. Nó có độ sáng 4,02. Nó là một trong những ngôi sao yếu ớt để chỉ định trên bầu trời, nó chỉ sáng nhơ Alkes và Alfecca Meridiana. Ngôi sao thuộc kiểu sao lùn F0 chỉ cách 48,2 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 4 lần. Nó đang được cho là một ngôi sao nhị phân.

Eta Ô Nha: là ngôi sao sáng thứ 6 trong chòm sao, là một ngôi sao dãy chính, một sao lùn hidro, thuộc kiểu F2V. Nó hơi nhẹ hơn và trẻ hơn Mặt Trời một chút. Độ sáng biểu kiến của nó là 4,31 và ở khoảng cách 59,4 năm ánh sáng. Nó tương tự như ngôi sao Vega (ngôi sao sáng nhất của chòm sao Thiên Cầm), nó có một mảng đĩa hơi méo, thực ra là hai. Ngôi sao phát ra dư thừa tia hồng ngoại, nhiều hơn đáng kể so với một ngôi sao thuộc kiểu sao này.

VV Ô Nha: là một sao đôi gồm hai ngôi sao quay quanh nhau với chu kỳ quỹ đạo 1,46 ngày. Hệ thống sao này ở khoảng cách khoảng 280 năm ánh sáng.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Những thiên hà Antennae (NGC 4038, NGC 4039): là thiên hà được ghép bởi một cặp thiên hà gần nhau. 

Chúng được khám phá đầu tiên bời nhà thiên văn học người Đức sinh ra ở Liên hiệp Anh Sir William Herschel vào năm 1785. Thiên hà là kết quả của việc va chạm  của hai thiên hà và trở thành vùng hình thành sao số lượng lớn. Đôi khi nó còn được biết đến với cái tên Đuôi Vòng.

Thiên hà này thuộc nhòm NGC 4038 một nhóm thiên hà gồm 13 đến 27 thành viên trong 2 chòm sao Ô Nha và Cự Tước. Thiên hà này có hình dạng một con sâu với hai cái đuôi gồm khí và bụi và những ngôi sao thân là kết quả của việc va chạm. Thiên hà này có độ sáng biểu kiến 11,2 /11,1 và cách Trái Đất khoảng 45 triệu năm ánh sáng. 

Có 2 lỗ đen được quan sát trong những năm gần đây là SN2004GT và SN2007sr.

Thiên hà Antennae có độ tuổi khoảng 1,2 tỷ năm. NGC 2038 và NGC 2039 được cho là những thiên hà xoắn ốc. Hai thiên hà này có độ tuổi khoảng 900 triệu năm và va chạm vào nhau cách đây khoảng 600 triệu năm trước. Chúng bắt đầu ném những ngôi sao vào nhau cách đây 300 triệu năm và từ đó chúng hình thành như ngày nay.

Người ta cho rằng nhân của hai thiên hà sẽ hòa trộn vào nhau tạo thành một lõi đơn bên trong vào 400 triệu năm tới, và dần tạo nên một thiên hà hình bầu dục.

NGC 4027: là một thiên hà soắn ốc sọc. Nó có độ sáng biểu kiến 11,7 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 83 triệu năm ánh sáng. Nó là một thiên hà đặc thù với những cánh tay soắn ốc mở rộng về sau so với những thiên hà khác, nó được cho là kết quả của việc va chạm với một thiên hà khác. Nó là một thành viên của nhóm thiên hà 4038. Nó cách thiên hà Antennae chưa đến 1 độ.

NGC 4361: là một tinh vân hành tinh lớn ở tâm chòm sao. Nó có hình dạng giống một thiên hà elip mờ. Tinh vân này có đường kính biểu kiến 50’’ và có độ sáng 13.