Chòm sao Nam Miện
Chòm sao Nam Miện là một chòm sao nhỏ nằm ở Nam thiên cầu. Cái tên của nó trong tiếng Latinh có nghĩa là “vương miện phương nam”. Đối tượng sâu thẳm nổi tiếng nhất trong chòm sao là Tinh vân sáng Nam miện, một tinh vân sáng gồm đám mây bụi và ánh sáng của những ngôi sao trẻ. Chòm sao này chứa đựng những ngôi sao hoạt động gần nhất, trong Quần tinh Vương miện.
Chòm sao Nam Miện nằm giữa chòm sao Nhân Mã và Thiên Hạt. Nam Miện đại diện cho vương miện được đội bởi con Nhân mã trong chòm sao nhâm mã, ngoài ra nó không liên quan đến một thần thoại đặc biệt nào. Nó nằm trong danh mục các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ II.
Vị trí chòm sao Nam Miện trên bầu trời
Chòm sao Nam Miện là một trong số những chòm sao nhỏ nhất trên bầu trời. Nó có kích thước lớn thứ 80 trên bầu trời, chiếm diện tích 128 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ ba của Nam thiên cầu và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 40o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Nhân Mã, Thiên Hạt, Thiên Đàn, Viễn Vọng Kính.
Chòm sao này không có ngôi sao hành tinh nào được biết đến và không chứa đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alpha Nam Miện. Có một trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao là Beta Nam Miện.
Chòm sao Nam Miện thuộc gia đình chòm sao Vũ Tiên.
Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Nam Miện
Chòm sao Nam Miện được biết đến trong tiếng Hy Lạp là vòng hoa chứ không phải là vương miện. Trước đây, Ptolemy giới thiệu nó trong một chòm sao riêng biệt với những ngôi sao tạo thành một vòng tròn nhỏ nằm gần chòm sao Nhân Mã láng giềng nên nó được cho là vương miện của nhân mã.
Chòm sao này thỉnh thoảng còn được liên tưởng đến thần thoại Dionysus. Trong câu chuyện, Nam Miện thể hiện cho vương miện của thần trời được đặt lên bầu trời khi giải phóng mẹ Semele từ thần âm phủ Hades. Tuy nhiên, đôi khi nó liên quan đến Bắc Miện.
Trước đây, Ptolemy gắn chòm sao với 13 ngôi sao, hiện tại nó có chút thay đổi với một ngôi sao thuộc về Alpha Viễn Vọng Kính.
Một số ngôi sao nổi bật của chòm sao Nam Miện
– Alpha Nam Miện (Alphekka Meridiana): là một ngôi sao lớp A2V với độ sáng biểu kiến 4,10. Nó ở khoảng cách 130 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao có tên duy nhất của chòm sao.
– Beta Nam Miện là một ngôi sao sáng khổng lồ kiểu K (lớp K0II) với độ sáng biểu kiến 4,117, cách khoảng 510 năm ánh sáng. Ngôi sao này có độ sáng tuyệt đối -1,8.
– R Nam Miện: là một ngôi sao biến quang nổi tiếng thuộc lớp tinh tú A5IIev, cách Trái Đất khoảng 26,8 năm ánh sáng.
Nó là một ngôi sao tương đối trẻ, với rất nhiều vật chất nổi trên bề mặt của nó. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến trung bình 11,5. Nó khá gần các tinh vân NGC 6726/27/29.
R Nam Miện là một ngôi sao Herbig Ae/Be, nó là một ngôi sao tiền dãy chính, đang trong quá trình hình thành, thuộc kiểu A hoặc B, có độ tuổi khoảng 10 triệu năm, với đĩa vật chất gồm khí và bụi.
Ngôi sao Herbig cs hidro và phóng xạ cancium, chúng không đốt cháy hidro trong tâm của chúng.
– RX J1856.5-3754: là một ngôi sao nơtron cách Trái Đấy 400 năm ánh sáng, nó là ngôi sao nơtron gần hệ Mặt Trời của chúng ta nhất, và đang chuyển động với tốc độ 108km/s trên bầu trời. Nó được cho là hình thành từ một vụ nổ sao lớn cùng với người bạn đồng hành của nó cách đây khoảng 1 triệu năm.
Ngôi sao này được khám phá vào năm 1992. Nó được cho có đường kính 4-8km, là quá nhỏ cho một ngôi sao nơtron, nó là một ứng viên cho những ngôi sao nhỏ. Về sau, qua những quan sát, xác thực nó là một ngôi sao nơtron lớn hơn với đường kính 14 km.
Nó nằm trong tốp 7 lộng lẫy, một nhóm sao trẻ, lạnh, nơtron đơn lập, tia X quang yếu, cách Trái Đất từ 200-500 năm ánh sáng.
Nó còn được biết đến như là XDINS (ngôi sao nơtron có tia X quang mờ) hay XTINS (Ngôi sao nơtron phát nhiệt X quang).
Đối tượng sâu thẳm trên bầu trời sâu thẳm
– Tinh vân Nam Miện là một tinh vân phát xạ sáng, ở khoảng cách 420 năm ánh sáng, hình thành bởi một vào ngôi sao sáng trong đám bụi tối. Đám mây là một vùng dạng sao, với những ngôi sao trẻ bên trong nó.
Tinh vân Nam Miện gồm 3 tinh vân nhỏ hơn NGC 6726, NGC 6727 và NGC 6729 được khám phá bởi nhà thiên văn học người Đức Johann Freidrich Julius Schmidt vào năm 1861.
Đám mây phân tử phức hợp là một vùng gần tâm nơi đang diễn ra những hoạt động hình thành sao.
– NGC 6541: là một quần tinh cầu sáng và lớn. Nó được khám phá bởi nhà thiên văn học người Italia Niccolò Cacciatore vào tháng 3/1826 sau đó là Jame Dunlop vào tháng 6/1826. Lúc đầu Cacciatore cho rằng nó là một tinh vân. Quần tinh ba quanh vớio nôi sao ở giữa là theta Nam Miện.
– NGC 6726 và NGC 6727: là một tinh vân phát xạ được chiếu sáng bởi ngôi sao TY Nam Miện, một ngôi sao biến quang có độ sáng thay đổi từ 8,8 đến 12,6 và HD 176386 là một ngôi sao Herbig Ae/Be, giống như R Nam Miện.
– NGC 6729 (Caldwell 68): là một tinh vân phát xạ, cách khoảng 7,5 độ từ ngôi sao Zeta Nhân Mã. Tinh vân này nằm giữa R Nam Miện và một ngôi sao biến quang khác T Nam Miện.
– Quần tinh Vương miện nhỏ: là một quần tinh sao mở nhỏ ở khoảng cách khoảng 420 năm ánh sáng, nó nằm ở gần trung tâm của chòm sao. Nó là nơi được biết gần nhất với sự hình thành sao đang diễn ra.