Chòm sao Nam Cực
Chòm sao Nam Cực là một chòm sao ở Nam Thiên cầu, cái tên của nó có nghĩa là Bát giác, một dụng cụ đo góc. Chòm sao này được giới thiệu bởi nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille vào thế kỷ XVIII. Chòm sao này nằm ở vị trí cực nam Thiên cầu và không có ngôi sao nào có độ sáng tốt hơn 4. Nam Cực chứa ngôi sao Nam cực, Sigma Nam Cực, nơi định vị hướng Nam, ngôi sao này không được sử dụng để định hướng bởi độ sáng của nó quá yếu ớt. Chòm sao này không có đối tượng sâu thẳm nào trên bầu trời đáng chú ý.
Vị trí chòm sao Nam Cực trên bầu trời
Nam Cực là chòm sao có kích thước lớn thứ 50 trên bầu trời, chiếm giữ diện tích 291 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ tư của Nam thiên cầu và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 0o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Thiên Yến, Yển Diên, Thủy Xà, Ẩn Đệ An, Sơn Án, Khổng Tước, Đỗ Quyên.
Nam Cực có 2 ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Nu Nam Cực với độ sáng biểu kiến 3,76. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.
Chòm sao Nam Cực thuộc nhóm gia đình các chòm sao Lacaille.
Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Nam Cực
Chòm sao Nam Cực được tạo ra bởi Nicolas Louis de Lacaille vào năm 1752. Không có câu chuyện thần thoại nào liên quan đến chòm sao này, bởi bì nó quá xa ở Nam thiên cầu. Lacaille tạo ra nó bao gồm những ngôi sao gần vùng cực có tên là l’Octans de Reflexion, là chiếc kính lục phân.
Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Nam Cực
– Nu Nam Cực: là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến 3,76, cách Hệ Mặt Trời khoảng 69 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao khổng lồ màu cam thuộc kiểu tinh tú K1III. Nó là một ngôi sao khổng lồ có ánh sáng yếu nhất được biết đến, sáng hơn Mặt trời 16 lần. Đó còn là một ngôi sao khổng lồ tương đối nhỏ với bán kính bằng 5,9 lần và khối lượng gấp 1,4 lần Mặt Trời. Ngôi sao này đang dần mở rộng ra trong khoảng 100 triệu năm tới, nó sẽ lớn hơn 15 lần và sáng hơn 60 lần hiện nay. Ngôi sao này có độ tuổi khoảng 12,1 tỷ năm. Nu Nam Cực là một ngôi sao nhị phân, kiểu sao lùn K7-M1 với khối lượng gấp 0,5 lần Mặt Trời; hai ngôi sao cách nhau 2,55 đơn vị thiên văn và quay quanh nhau với chu kỳ quỹ đạo 2,9 năm. Ngôi sao chính NuA Nam Cực có một vệ tinh với khối lượng nhỏ hơn 2,5 lần Mộc Tinh.
– Beta Nam Cực là một ngôi sao trắng ở giữa ranh giới sao lùn và tiến hóa lên sao khổng lồ. Nó thuộc lớp tinh tú A9IV-V. Nó có độ sáng biểu kiến 4,14 và cách Mặt Trời khoảng 140 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao.
– Delta Nam Cực: là một ngôi sao cam khổng lồ thuộc lớp tinh tú K2III. Nó có độ sáng biểu kiến 4,31 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 279 năm ánh sáng. Khối lượng của ngôi sao này gấp 1,2 lần và bán kính gấp 25 lần Mặt trời. Nó có độ tuổi tương đương với Mặt Trời, khoảng 4,3 tỷ năm. Nó là ngôi sao cực Nam.
– Theta Nam Cực: là một ngôi sao cam khổng lồ. Nó thuộc lớp tinh tú K3III. Nó có độ sáng biểu kiến 4,79; cách Mặt Trời khoảng 221 năm ánh sáng.
– Alpha Nam Cực: là một ngôi sao quang phổ nhị phân thuộc lớp F khổng lồ. Nó có độ sáng 5,15 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 148 năm ánh sáng. Hai ngôi sao thuộc lớp tinh tú F4III và F5III. Nó quay quanh nhau với chu kỳ quỹ đạo 9,073 ngày. Hệ thống sao này tạo ra ánh sáng gấp 13,9 lần Mặt Trời. Đối khi nó được phân loại hệ nhị phân Beta Thiên Cầm, là một ngôi sao biến quang bởi sự che khuất lẫn nhau.
– Sigma Nam Cực (Sao Nam Cực): hiện tại là ngôi sao cực Nam. Nó có độ sáng yếu hơn sao Bắc cực, và quá mờ để dẫn đường. Nó là một ngôi sao khổng lồ vàng-trắng thuộc lớp tinh tú F0III. Nó có độ sáng biểu kiến 5,42 cách Mặt Trời khoảng 270 năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 2 lần Mặt Trời. Nó còn là một ngôi sao biến quang với độ sáng thay đổi trong khoảng 0,03 trong chu kỳ 2,3 giờ.
– Mu2 Nam Cực: là một hệ thống sao đôi. Nó bao gồm hai ngôi sao lùn vàng HD196067 và HD196068, cách Trái Đất khoảng 144 năm ánh sáng. Hệ thống sao này cùng với sao Mu1 Nam Cực, ly giác 50 phút cung. Hai ngôi sao trong Mu2 Nam Cực ly giác 17 giây cung và chịu lực hấp dẫn của nhau. Hệ thống sao này có độ sáng biểu kiến 6,51.
– HD 142022: là một hệ thống sao nhị phân. Chúng có độ sáng biểu kiến 7,69 và cách Mặt Trời 177 năm ánh sáng. Ngôi sao chính thuộc lớp tinh tú G9V vaf nhẹ hơn Mặt Trời 1%. Nó là một ngôi sao già, chỉ 400 triệu tuổi so với tuổi vũ trụ. Nó có một hành tinh được khám phá vào năm 2005.
– HD 212301: là một ngôi sao lùn vàng trắng thuộc lớp tinh tú F8V. Nó có độ sáng biểu kiến 7,77 và cách Mặt Trời khoảng 191,93 năm ánh sáng. Nó có một hành tinh quay quanh với chu kỳ quỹ đạo 2,24572 ngày.