Chòm sao Lạp Khuyển
Chòm sao Lạp Khuyển nằm ở bắc bán cầu. Cái tên Latinh của nó có nghĩa là ‘chó săn’. Chòm sao này thể hiện cho những con chó săn bắn của Mục Phu. Nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại Prolemy xếp chúng vào chòm sao Đại Hùng, nó không được tách ra thành chòm sao riêng biệt cho đến năm 1687, nhà thiên văn học
Ba Lan Johannes Hevelius đã tách nó ra thành chòm sao riêng biệt từ phần đuôi của con gấu.
Lạp Khuyển chứa những nhôi sao nổi tiếng là Cor Caroli và La Superba và một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời khá thú vị, trong đó có 3 quần tinh hình caaif : Thiên hà Xoáy nước (M51), Thiên hà Hướng dương (M63), Thiên hà Xoắn ốc M94, Thiên hà Cá voi, và các thiên hà Khúc quân cầu.
Vị trí của chòm sao Lạp Khuyển trên bầu trời
Chòm sao Lạp Khuyển có độ lớn thứ 38 trên bầu trời, chiếm một diện tích 465 độ vuông. Nó nằm ở góc phần thư thứ 3 của Bắc bán cầu và có thể nhìn thấy ở các vĩ độ 90o đến -40o. Các chòm sao lân cận của nó là Mục Phu, Đại Hùng, Hậu Phát.
Chòm sao Lạp Khuyển có 5 đối tượng Messier: M3 (NGC 5272); Thiên hà xoáy nước (M51, NGC 5194, NGC 5195), Thiên hà Hướng dương (M63, NGC 5055), M94 (NGC 4736), và M106 (NGC 4258). Nó không chứa sao hành tinh nào được biết đến. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao này là Cor Caroli, Alpha Lạp Khuyển. Có một trận mưa sao bang liên quan đến chòm sao này là Venaticids Canes.
Chòm sao Lạp Khuyển thuộc gia đình Đại Hùng.
Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Lạp Khuyển
Trong thời Trung cổ, Lạp Khuyển được cho là hai con chó được xích bởi Mục Phu (một người chăn gia súc), vì đã có nhầm lần trong bản dịch Almagest của Ptolemy từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Ả Rập. Trong văn bản của Prolemy, một số ngôi sao trong chòm sao Mục Phu đại diện cho một bộ lạc chăn cừu. Người dịch đã nhầm lẫn khi dịch bộ lạc (Κολλοροβος) thành cái giáo móc (al-`aşā dhāt al-kullāb). Sau đó dịch nhầm sang tiếng Latinh cụm từ kilāb thành ‘những con chó’.
Chòm sao Mục Phu với mô tả hai chú chó được xuất hiện trên bản đồ của nhà thiên văn học người Đức Peter Apian năm 1533, và Hevelius quyết định xác định vị trí của con chó trong bầu trời đêm vào thế kỷ XVII. Hevelius đặt tên chó phía Bắc Asterion (‘ngôi sao nhỏ’) và chó phía Nam Chara (‘niềm vui’).
Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Lạp Khuyển
– Alpha Lạp Khuyển (Cor Caroli): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao với độ sáng biểu kiến thay đổi từ 2,84 đến 2,98. Nó cách chúng ta 110 năm ánh sáng. Cái tên của nó có nghĩa là ‘Trái tim Charles’ – cái tên này được đặt theo tên của Sir Charles Scarborough một nhà toàn học và bác sĩ Charles II, cùng với Charles I- viij vua tiền hành Nội chiến ở Anh, có con trai được phục hồi ngai vàng sau một khoảng thời gian sau khi ông chết. Cái tên ban đầu của nó là Col Carolo Regis Martyris.
Cor Caroli là một ngôi sao nhị phân bao gồm hai ngôi sao cách nhau 19,6 giây cung trên bầu trời. Ngôi sao sáng hơn, Alpha-2 Lạp Khuyển là một ngôi sao hóa học đặc biệt có quang phổ A0 và được phân vào kiểu sao Ap/Bp (ngôi sao kim loại). Ngôi sao này có một từ trường mạnh mẽ gấp 5000 lần so với Trái Đất với bầu khí quyển bao trùm bởi europium, thủy ngân và silicon.Trong khi người bạn đồng hành của nó Alpha-1 Lạp Khuyển là ngôi sao kiểu F chính với độ sáng biểu kiến 5,60.
Ngôi sao này là là một phần của Nhóm Kim Cương lớn. Đánh dấu phương Bắc cùng các ngôi sao Denebola (chòm sao Sư Tử), Spica (chòm sao Xủ Nữ), Arcturus (chòm sao Mục Phu).
– Beta Lạp Khuyển (Chara): là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Nó là ngôi sao lùn kiểu G chính, cách Trái Đất khoảng 27,4 năm ánh sáng. Cái tên Chara của nó được sử dụng ban đầu của chòm sao nó có nghĩa Hy Lạp là ‘niềm vui’. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến 4,26. Nó tương tự với Mặt Trời về độ tuổi, khối lượng và tiến hóa và nó được cho là tương tự với hệ Mặt trời của chúng ta.
– Gamma Lạp Khuyển (La Superba): là một ngôi sao nổi tiếng của chòm sao Lạp Khuyển và cũng là một trong những ngôi sao đỏ trên bầu trời. Cái tên của nó được đặt theo tên nhà thiên văn học người Italia thế kỷ XIX Angelo Secchi vì vẻ bề ngoài nổi bật. Ngôi sao này được cho là đang trong giai đoạn cuối cùng của sự pha trộn helium thành cacbon. Nó đang dần mất khối lượng và tốc độ tương đối bởi vật liệu bị đẩy ra ngoài. Nhiều khả năng nó sẽ hình thành một tinh vân và trở thành sao lùn trắng. La Superba là một ngôi sao biến quang thường xuyên với độ sáng biểu kiến thay đổi từ 4,8 đến 6,3 trong 160 ngày. Có quang phổ kiểu J. Ngôi sao này cách Trái Đất khoảng 711 năm ánh sáng.
– AM Lạp Khuyển là một ngôi sao biến quang đỏ vĩ đại, một trong những ngôi sao có sự biến đổi lớn trong độ sáng. Nó là ngôi sao nhị phân bao gồm một ngôi sao lùn trắng và một ngôi sao tương ứng nó. Lực hấp dẫn của ngôi sao lùn trắng làm biến dạng ngôi sao lùn khác chịu lực hấp dẫn của nó. Và vật liệu của ngôi sao phụ dần dần bồi đắp cho nó. Vật liệu của ngôi sao này chủ yếu là Heli và nó cúng có song hấp dẫn. AM Lạp Khuyển có độ sáng biểu kiểm 14,18 và cách chúng ta khoảng 2000 năm ánh sáng.
Những đối tượng sâu thẳm trong bầu trời
– M3 (NGC 5272): là một quần tinh hình cầu cách Trái Đất khoảng 33900 năm ánh sáng. Nó là một trong những quần tinh hình cầu lớn nhất, sáng nhất được biết đến, trong nó chứa khoảng 500000 ngôi sao. Nó được phát hiện bởi William Herschel năm 1784. Quần tinh này có độ sáng biểu kiến 6,2 và độ tuổi ước chừng 8 tỷ năm.
– Thiên hà Xoáy nước M51 (NGC 5194): là một trong những thiên hà quan sát tốt nhất trong bầu trời đêm. Nó là một thiên hà xoắn ốc lớn cách Dải Ngân Hà của chúng ta khoảng 31 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà này còn được gọi là 51a, tương ứng với NGC 5195 (M51B) là một thiên hà lùn cũng ở chòm sao Lạp Khuyển. Các thiên hà này được kết nối với nhau bởi cây cầu thủy triều bụi giữa các ngôi sao bụi có thể nhìn thấy trống ở tâm thiên hà lùn. NGC 5195 bị bóp méo hình dạng khi tương tác với Thiên hà Xoáy nước.
Thiên hà Xoáy nước có độ sáng biểu kiến 8,4 và có thể nhìn thấy bằng ống nhòm, cùng với thiên hà đồng hành cùng nó. M51 là một đĩa sáng tròn với bán kính 38000 năm ánh sáng.
Thiên hà này được phát hiện lần đầu vào năm 1774 bởi Charles Messier, trong khi thiên hà lùn NGC 5195 được phát hiện vào năm 1781 bởi nhà thiên văn học người Pháp Pierre Méchain. Năm 2005, một siêu tân tinh (SN2005cs) đạt đỉnh điểm với độ sáng 14 trong thiên hà Xoáy nước.
M51 không thể được quan sát từ vĩ tuyển 43 trở lên. Nó có thể dễ dàng được nhìn thấy khi di chuyển 3,5 độ về phía Đông nam từ Alkaid- một ngôi sao trong chòm sao Tiểu Hùng và chop đuôi Đại Hùng.
Thiên hà Xoáy nước là thiên hà sáng nhất trong tập đoàn M51, bao gồm một nhóm các thiên hà trong chòm sao Lạp Khuyển gồm Thiên Hà Hướng Dương (M63), NGC 5195, NGC 5023, NGC 5229, UGC 8313, UGC 8331.
– Thiên hà Hướng dương (M63, NGC 5055) là thành viên sáng thứ hai trong tập đoàn M51, sau thiên hà Xoáy nước. Nó có độ sáng biểu kiến 9,3. Nó là một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất khaongr 37 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà này được phát hiện bởi Pierre Méchain năm 1779 sau đó được đưa vào danh sách Messier bởi Charles Messier là M63.
– M94 (NGC 4736): là một thiên hà hình xoắn ốc cũng được phát hiện bởi Pierre Méchain và được xếp vào mục lục của Messier. Nó có độ sáng biểu kiến 8,99 và cách chúng ta khoảng 16 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà này đáng chú ý với kiến trúc hai chiếc nhẫn của nó. Vòng bên trong đôi khi được gọi là vòng hình thành sao. Nó có đường kính 70’’ và là nơi hoạt động hình thành sao diễn ra mạnh mẽ. Vòng ngoài có đường kính 600’’ và không phải là vòng khép kín, nhưng có cấu trúc rất phức tạp với cánh tay xoắn ốc.
M94 là thiên hà sáng nhấy trong nhóm M94 trong đó gồm 16 đến 24 thiên hà nằm trong siêu đám Xử Nữ trong chòm sao Lạp Khuyển, Hậu Phát.
– M106 (NGC 4258): là một thiên hà xoắn ốc được phát hiện bời Pierre Méchain vào năm 1781. Khoảng cách ước tính từ nó đến Trái Đất khoảng từ 22 đến 25 triệu năm ánh sáng.
M106 được phân vào loại thiên hà Seyfert II với vạch phát xạ bất thường và phát ra X-quang, đó là lý do tại sao nó được cho là đang rơi vào một lỗ đen siêu lớn. M106 có độ sáng biểu kiến 9,1.
– Nhóm M51: bao gồm các thiên hà đáng chú ý khác thiên hà Xoắn ốc và thiên hà hướng dương.
NGC 5023 tương đối cô lập so với nhóm đó, nhưng dù sao nó cũng được coi là một thành viên của nó. Đó là một thiên hà xoắn ốc, đường kính 49000 năm ánh sáng. Có hơn 200 ngôi sao trong thiên hà này và dó độ sáng biểu kiến lớn hơn 23,5, NGC 5023. Khoảng cách của nó giữa 217,6 đến 26,1 triệu năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 12,82.
UGC 8331 là một thiên hà hình dạng đặc thù cách ta 19,7 đến 26,8 triệu năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 14,61.
UGC 8313 là một thiên hà xoắn ốc, đường kính khoảng 19000 năm ánh sáng. Nó được cho là người bạn đồng hành của thiên hà Hướng dương. UGC 8313 có độ sáng biểu kiến 14,4.
NGC 5229 là một thiên hà xoắn ốc, khá cô lập so với thành phần còn lại. Độ tuổi ước chừng 13,7 tỷ năm ánh sáng. Thiên hà này có đường kính khoảng 23000 năm ánh sáng và độ sáng biểu kiến 14,3.
– Thiên hà Cá voi (NGC 4631, Caldwell 32, Apr 281, PGC 42637) là một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất khoảng 30 triệu năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 9,8. Nó được mệnh danh là cá voi bởi vì nó có hình dạng hơi méo mó như một con cá voi hay cá trích. Điểm đáng chú ý là vùng hình thành sao ở trung tâm khá mãnh liệt, mà kết quả là phát quang quang phổ X-quang. Nó có một vầng hào quang khuyeechs tán khí tia X xung quanh toàn bộ thiên hà khổng lồ.
– NGC 5033: là một thiên hà xoắn ốc. Nó có độ sáng biểu kiến khoảng 10,8. Nó hiển thị hơi nghiêng và có một hạt nhân phát sáng và một đĩa tương đối mờ nhạt. Thiên hà này có một hạt nhân Seyfert được cho là chứa một lỗ đen siêu lớn.
Nhân của thiên hà không nằm ở trung tâm của ngân hà, điều đó cho thấy rằng NGC 5033 đã qua một cuộc sáp nhập với thiên hà khác.
NGC 5033 nằm tương đối gần với thiên hà xoắn ốc NGC 5005. Hai thiên hà này chịu tác động lẫn nhau bởi sức hút, nhưng còn quá xa để bóp méo từ trường của nhau.
– NGC 5005 (Caldwell 29): là một thiên hà xoắn ốc nghiêng với độ sáng biểu kiến 10,6. Nó có một hạt nhân sáng và đĩa sáng, và có thể quan sát được nó qua một kính thiên văn nghiệp dư cỡ lớn. Hạt nhân của thiên hà có chứa một nguồn tia X. NGC 5005 cách Trái Đất khoảng 65 triệu năm ánh sáng.
– NGC 4151 là một thiên hà xoắn ốc Seyfert với độ sáng biểu kiến 11,5. Nó có một nguồn tia X-quang.
– NGC 4618: là một thiên hà lùn có độ sáng biểu kiến 11,2. Nó có hình dạng méo mó với một cánh tay xoắn duy nhất. Nó được phân vào kiểu Sm và đôi khi được gọi là thiên hà xoắn ốc Magellan.
– NGC 5371 là một thiên hà soắn ốc. Nó được phân vào kiểu thiên hà xoắn ốc SBC cách Trái Đất khoảng 100 triệu năm ánh sáng.
– NGC 4625: là một thiên hà lùn với độ sáng biểu kiến 13,2. Thiên hà này có hình dạng không đối xứng với một cánh tay duy nhất. Nó được phân vào loại thiên hà Sm vì cáu trúc của nó có hình dạng giống như một thiên hà xoắn ốc. NGC 4625 đôi khi được gọi là thiên hà xoắn ốc Magellanic vì sự xuất hiện của nó tương tự như đám mây Magellan (thiên hà lùn vô định ở Nam Bán cầu quay quanh Dải Ngân Hà).