Chòm sao La Bàn

15/12/2019 | Mai Đức Thạch | 1342 xem

Chòm sao La Bàn là một chòm sao nằm ỏ nam thiên vầu. Nó đại diện cho chiếc La bàn của các thủy thủ. Nó là một chòm sao được tạo ra bởi nhà thiên văn học Pháp Nicolas Louis de Lacaille vào thế kỷ XVIII. Chòm sao này khá gần chòm sao Argo Navisđại diện cho một con tàu, nhưng hiện nay nó đã được chia nhỏ ra thành nhiều chòm sao nhỏ hơn.

Chòm sao La Bàn

Vị trí chòm sao La Bàn trên bầu trời

Chòm sao La Bàn là chòm sao có kích thước lớn thứ 65 trên bầu trời, chiếm diện tích 221 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ hai của nam thiên cầu và có thể quan sát trên các vĩ độ từ 50o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là Tức Đồng, Thủy Xà, Thuyền Vĩ và Thuyền Phàm.

Chòm sao này có 3 ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alpha La Bàn với độ sáng  biểu kiến trực quan 3,68. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao La Bàn thuộc gia đình chòm sao Thiên đường nước.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao La Bàn

Chòm sao La Bàn được tạo ra bwoir nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille vào năm 1751-1752 trong cuộc thám hiểm của ông trên bầu trời phương Nam. Ông đặt tên chòm sao này là la Boussole và sau đó đổi thành tên Latinh là Pixis Nautica và chòm sao đó sau được rút gọn thành La Bàn vào năm 1763.

Chòm sao này được đại diện để xác định phương hướng cho các thủy thủ và không nên nhầm lẫn với Viên Quy, một dụng cụ được sử dụng đẻ vẽ vòng tròn. La Bàn là một chòm sao gần chòm sao Argo Navis, một chòm sao đại diện cho con tàu Argonauts. Lacaille sau đó đã cắt chòm sao này thành 3 chòm sao nhỏ hơn Thuyền Để, Thuyền Phàm và Thuyền Vĩ và đôi khi nó được cho là chòm sao thứ tư cắt ra từ chòm sao Argo Navis, mặc dù nó không phải là như thế.

Năm 1844, nhà thiên văn học người Anh John Herschel đề nghị đặt tên La Bàn thành Cột buồm. Nhưng hiệp hội thên văn quốc tế IAU chấp nhận cái tên La Bàn là một trong số 88 chòm sao.

Những ngôi sao nổi bật trong chòm sao La Bàn

Alpha La bàn là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú B1,5III. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,67 và cách khoảng 880 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến quang kiểu Beta Cephei, nơi là ngôi sao có sự biến đổi trong độ sáng do kết quả hình dáng của bề mặt ngôi sao. Ngôi sao này có khối lượng gấp 10 lần và có bán kính gấp 6 lần Mặt Trời. Nó sáng chói hơn Mặt Trời 10000 lần và sẽ kết thúc vòng đời của mìmowistrong một vụ nổ sao mới.

Beta La Bàn là một ngôi sao nhị phân với độ sang biểu kiến thành phần là 3,954 và cách Mặt Trời khoảng 420 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Ngôi sao này thuộc lớp sao G7Ib-II,, đó là một ngôi sao khổng lồ sáng hoặc siêu khổng lồ màu vàng nhạt. Nó có bán kính gấp 28 lần Mặt trời. Nó có một ngôi sao đồng hành có độ sáng trực quan 12,5 ly giác 12,7 giây cung.

Gamma La Bàn: là một ngôi sao khổng lồ cam thuộc kiểu tinh tú K3III. Nó có độ sáng truwcjq uan 4,026 và cách khoảng 209 năm ánh sáng. Đó là ngôi sao sáng thứ ba của chòm sao.

T La Bàn: là một ngôi sao nhị phân có thành phần là một ngôi sao tương tự Mặt Trời và một ngôi sao nhỏ. Nó thường có độ sáng trực quan 15,5, nhưng là một sao mới có định kỳ, khi  nó phun ra, độ sáng có thể lên đến 6,4. Trước đây nó đã quan sát với chu kỳ phun ra vào các năm 1890, 1902, 1920, 1944, 1966, 2011. Hai ngôi sao trong hệ thống sao này khá gần nhau và là những ngôi sao lùn trắng có khối lượng tương tự như Mặt Trời, với sự phun chảy tuần hoàn. Hệ thống sao này cách Trái Đất khoảng 3260 năm ánh sáng. Hiện có những bằng chứng cho thấy ngôi sao đang có sự tăng khối lượng dù vẫn phun chảy và sẽ nhanh chóng bùng nổ tạo ra một ngôi sao nhỏ khoảng 10 triệu năm sau.

Kappa La Bàn: là hệ thống gồm nhiều ngôi sao thuộc lớp tinh tú K4/K5III. Thành phần sáng nhất là một ngôi sao cam khổng lồ. Hệ thống có độ sáng biểu kiến 4,62 và cách khoảng 487 năm ánh sáng. Nó đang tiến đến Mặt Trời 306 năm ánh sáng trong khoảng 2,6 triệu năm tới và nó sẽ đạt độ sáng 3,34.

Theta La Bàn: là một ngôi sao đỏ khổng lồ thuộc kiểu tinh tú M0III. Nó có độ sáng trực quan 4,71 và cách khoảng 522 năm ánh sáng. Vào khoảng 5,8 triệu năm trước đây, nó cách Mặt Trời khoảng 241 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 3,12.

Zeta La Bàn: là một hệ thống nhiều ngôi sao. Ngôi sao sáng nhất là một ngôi sao vàng khổng lồ thuộc kiểu tinh tú G5III, cách Mặt Trời khoảng 236 năm ánh sáng.

Delta La Bàn: là một hệ thống nhiêu ngôi sao. Nó có độ sáng biểu kiến 4,87 và cách 226 năm ánh sáng. Thành phần chính của hệ thống là một ngôi sao trắng tiền khổng lồ thuộc kiểu tinh tú A3IV.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời trong chòm sao La Bàn

NGC 2818: là một tinh vân hành tinh, được tạo ra khi một ngôi sao chết được ném ra lớp ngoài, mà bây giờ xuất hiện rực sáng khí đốt. Tàn dư ở trung tâm lõi sao như một ngôi sao nhỏ. Tinh vân này có bán kính 3,25 năm ánh sáng và cách Hệ Mặt Trời khoảng 10400 năm ánh sáng.

NGC 2627: là một quần tinh mở. Nó chứa đựng khoảng 40 ngôi sao có độ sáng từ 11 đến 13. Quần tinh này có độ sáng trực quan 8,4 và cách khoảng 8000 năm ánh sáng. Nó được định vị về phía Tây Nam của Zeta La Bàn.

NGC 2613: là một thiên hà xoắn ốc sọc được nhìn thấy từ mép trên. Chúng được cho là giống với thiên hà chúng ta. Nó có độ sáng biểu kiến 10,6 và cách khoảng 60 triệu năm ánh sáng.