Chòm sao Hiết Hổ
Chòm sao Hiết Hổ là một chòm sao ở Bắc thiên cầu ở giữa chòm sao Tiên Nữ và Thiên Nga, cái tên của nó có nghĩa Latinh là “thằn lằn”. Chòm sao này được tạo ra bởi nhà thiên văn học người Ba Lan Johannes Hevelius năm 1687. Đó là một chòm sao khá nhỏ với những ngôi sao có dạng chữ W giống chòm sao Tiên Hậu. Nó còn là một chòm sao sáng khá yếu ớt với những ngôi sao có độ sáng thấp hơn 4.
Vị trí chòm sao Hiết Hổ trên bầu trời
Hiết Hổ là chòm sao có kích thước lớn thứ 68 trên bầu trời với diện tích 201 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ 4 của bắc thiên cầu và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 90o đến -40o. Những chòm sao lân cận của nó là: Tiên Nữ, Tiên Hậu, Tiên Vương, Thiên Nga, Phi Mã.
Nó có một ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alpha Hiết Hổ với độ sáng biểu kiến 3,76. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.
Chòm sao Hiết Hổ thuộc gia đình chòm sao Anh Tiên.
Nguồn gốc tên gọi chòm sao Hiết Hổ
Tên của chòm sao không gắn với câu chuyện thần thoại nào. Johannes Hevelius giới thiệu chòm sao này trong Firrmamentum Sobiescianum, trong tập bản đồ của ông xuất bản năm 1690. Ông đã đưa ra một chòm sao thay thế, Stellio, nhưng cái tên Hiết Hổ được sử dụng nhiều nên cái tên Stellio bị lãng quên đi.
Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Hiết Hổ
– Alpha Hiết Hổ: là một ngôi sao dãy chính thuộc lớp tinh tú A1V. Nó có độ sáng biểu kiến 3,777 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 102 năm ánh sáng. Đây là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Đó là một ngôi sao nhị phân, bạn có thể nhìn thấy nó với độ sáng biểu kiến 11,8, thuộc lớp tinh tú A. Ngôi sao CCDMJ22313+5017B ly giác 36 giây cung.
– Beta Hiết Hổ: là ngôi sao sáng thứ tư của chòm sao. Nó có độ sáng 4,43 và cách Mặt trời khoảng 170 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú G8,5IIIb.
– EV Hiết Hổ: là một sao lùn đỏ cách Trái Đất 15,6 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 10,09 và không dễ quan sát qua ống nhòm. Nó thuộc lớp tinh tú M3,5 và được phân lớp phát xạ X quang.
Nó là một ngôi sao quay nhanh. Nó phát ra một từ trường rất mạnh mẽ, một phần ngôi sao phát ra ánh sáng rất sáng, phần đó được ghi nhận bởi NASA vào tháng 4/2008. Nó mạnh hơn hang nghìn lần ánh sáng đến từ Mặt Trời.
– Roe 47: là một hệ thống gồm 5 ngôi sao có độ sáng 5,8; 9,8; 10,1; 9,4 và 9,8.
– ADS 16402: là một sao đôi với một hành tinh quay quanh quỹ đạo của nó. Hành tinh có tên là HAT P-1b và HAT P-1 trong ADS 16402. Hành tinh này tương tự như Mộc Tinh nhưng mật độ vô cùng thấp. Hệ thống sao nhị phân này gồm 2 ngôi sao tương tự như Mặt Trời ở khoảng cách khoảng 450 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 10,0 và 10,4, thuộc lớp tinh tú F8/G0V. Nó có độ tuổi khoảng 3,6 tỷ năm tuổi.
Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời
– NGC 7243 (Caldwell 16): là một quần tinh sao mở. Nó có độ sáng biểu kiến 6,4 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 2800 năm ánh sáng. Nó khá gần Alpha Hiết Hồ. Quần tinh sao mở này có độ tuổi khoảng 1 tỷ năm tuổi. Trong nó bao gồm những ngôi sao màu trắng và xanh.
– BL Hiết Hổ: là tâm của một thiên hà, trước đây chúng ta cho nó là một ngôi sao, là một thiên hà biến đổi mạnh AGN (thiên hà nơtron hoạt động). Nó được khám phá lần đầu tiên bởi nhà thiên văn học người Đức Cuno Hoffmeister năm 1929. Trong năm 1968, John Schmitt tại trường Đại học David Dunlap đã phân biệt nó thành một đối tượng sâu thẳm tên bầu trời.