Chòm sao Hải Đồn

04/07/2019 | Mai Đức Thạch | 1369 xem

Chòm sao Hải Đồn nằm ở Bắc thiên cầu. Cái tên của nó có nghĩa Latinh là “Cá heo”. Chòm sao được đại diện cho con cá heo của thần biển Poseidon để tìm kiếm Amphitrite vì ông muốn kết hôn với cô. Chòm sao này được liệt kê trong danh sách các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy.

Chòm sao Hải Đồn

Vị trí của chòm sao Hải Đồn trên bầu trời

Chòm sao Hải Đồn là chòm sao có kích thước lớn thứ 69 trên bầu trời, chiếm 189 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ 4 của Bắc thiên cầu và có thể quan sát được trên các vĩ độ từ 90o đến -70o. Những chòm sao lân cận là: Bảo Bình, Thiên Ưng, Tiểu Mã, Phi Mã, Thiên Tiễn và Hồ Ly.

Chòm sao này có 5 ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Rotanev. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao này.

Chòm sao này thuộc gia đình chòm sao Thiên Đường nước.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Hải Đồn

Có 2 câu chuyện thần thoại gắn với chòm sao Hải Đồn. Một trong số đó là chú cá heo đại diện cho người đưa tin của thần Poseidon. Khi thần biển rất mến mộ tiên nữ Amphitrite, một trong số Nereids, cô đã chống lại thành ý của thần và cô đã ẩn náu trong nhà các chị của cô. Thần Poseidon đã gửi người đưa tin đến tìm cô để đưa về với thần, đó là một chú cá heo. Con cá heo này đã tìm thấy cô và mang cô về với thần. Poseidon đã tồn kính đặt hình ảnh con cá heo của mình lên bầu trời sao.

Trong một câu chuyện thần thoại khác, đó là thần Apollo, vị thần của thơ ca và âm nhạc, người đã đặt con cá heo lên bầu trời sao để lưu lại cuộc sống của Arion, một nhà thơ và âm nhạc sinh ra trên hòn đảo  Lesbos, người đã tạo ra cây đàn lia nổi tiếng vào thế kỷ VII trước công nguyên.

Trong hành trình của Arion trở lại Hy Lạp sau một cuộc hành trình trình diễn âm nhạc tại miền nam nước Italia khi những người lính thủy lên kế hoạch giết chết anh ta để chiếm đoạt số tiền mà anh mang theo. Bị bao vây, Arion xin phép họ cho ông hát bài cuối cùng. Những người lính thủy cho phép điều này, và âm nhạc của Arion đã lôi cuốn đàn cá heo đến với con tàu. Cuối cùng ông quyết định nhảy qua mạn tàu để thoát chết.Một trong số những con cá heo đã mang ông quay trở về Hy Lạp. Sau đó, Arion đã vạch mặt bọn lính thủy và kết án tử hình họ. Trong phiên bản thần thoại này, thần Apollo đã đặt chú cá heo lên bầu trời. Chòm sao Thiên Cầm đại diện cho đàn lia của Arion.

Chòm sao đôi khi cũng được tham chiếu đến Chiếc hộp đựng chất phóng xạ. Phần lớn nó được giới hạn trong 4 ngôi sao sáng nhất Alpha, Beta, Gamma, Delta.

Một số ngôi sao nổi bật

Alpha Hải Đồn: là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến 3,77. Nó là một hệ thống gồm 6 ngôi sao được ký hiệu từ A tới G. Hai ngôi sao A và G cách nhau khoảng 241 năm ánh sáng thuộc lớp tinh tú A và B9V. Ngôi sao còn được biết đến với cái tên Sualocin là tên của nhà thiên văn học Italia Niccolò Cacciatore.

Beta Hải Đồn: cũng hay được gọi với cái tên khác là Cacciatore. Cái tên Latinh của nó có nghĩa là “người đi săn”. Nó được khám phá là ngôi sao nhị phân vào năm 1873 bởi nhà thiên văn học Mỹ S.W.Burnham. hệ thống sao này khoảng 1,8 tỷ năm tuổi, và hai ngôi sao thuộc lớp tinh tú F5III và F5IV, một ngôi sao khổng lồ và một ngôi sao siêu khổng lồ, ở khoảng cách 101 năm ánh sáng. Hai ngôi sao quay quanh nhau với chu kỳ 26,66 năm, lý giác 0,44 giây cung và có thể phân biệt chúng qua kính thiên văn.

Gamma Hải Đồn: là một ngôi sao nhị phân ở khoảng cách 101 năm ánh sáng. Ngôi sao chính là một sao lùn vàng trắng thuộc kiểu tinh tú F7V và ngôi sao thứ hai là một ngôi sao siêu khổng lồ màu cam thuộc lớp tinh tú K1IV. Hai ngôi sao có độ sáng 5,14 và 4,27. Một hành tinh được khám phá quay quanh ngôi sao thứ hai vào năm 1999, nhưng nó chưa được xác nhận chính thức.

Delta Hải Đồn: là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú A7IIIp. Nó có độ sáng biểu kiến 4,434 và là một ngôi sao biến quang.

Epsilon Hải Đồn: là một ngôi sao khổng lồ xanh trắng thuộc lớp tinh tú B6III. Nó có độ sáng 4,03; ở khoảng cách 358 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao biến quang với độ sáng lớn nhất của nó là 3,95. 

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

NGC 6934 (Caldwell 47): là một quần tinh hình cầu lớn tương đối gần với Epsilon Hải Đồn. Nó cách chúng ta khoảng 50000 năm ánh sáng và có độ sáng 8,83. Nó được khám phá bởi William Herschel vào ngày 24/9/1785.

NGC 6891: là một tinh vân hành tinh nhỏ gần ngôi sao Rho Thiên Ưng. Nó có độ sáng 10,5.

Tinh vân lóe sáng xanh (NGC 6905): là một tinh vân hành tinh nhỏ, có màu hơi xanh. Nó có thể được quan sát qua kính thiên văn 6 inch.

NGC 7006 (Caldwell 42):là một quần tinh hình cầu, ở khoảng cách khoảng 137000 năm ánh sáng, ở bên viền ngoài của Dải Ngân Hà. Quần tinh này là một quầng ngân hà, một vùng của Dải Ngân Hà trong hình dạng khí, trong có quần tinh sao. Quần tinh này có độ sáng 10,6. Nó khá gần ngôi sao Gamma Hải Đồn.