Chòm sao Cự Tước

30/06/2019 | Mai Đức Thạch | 1288 xem

Chòm sao Cự Tước là một chòm sao ở nam thiên cầu. Cái tên của nó có nghĩa Latinh là “chiếc ly”. Trong thần thoại, chòm sao này gắn với chiếc ly của vị thần Hy Lạp Apollo. Cự Tước là một chòm sao nằm trong danh sách cách chòm sao của nhà thiên văn Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ thứ II. Cự Tước là một chòm sao mờ không có ngôi sao nào có độ sáng tốt hơn 4 và không chứa đối tượng nào sâu thẳm trên bầu trời. Hầu hết các thiên hà trong chòm sao có độ sáng 12 hoặc thấp hơn.

Chòm sao Cự Tước

Vị trí chòm sao Cự Tước trên bầu trời

Chòm sao Cự Tước là chòm sao lớn thứ 53 trên bầu trời, chiếm diện tích 282 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ 2 trên Nam thiên cầu và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ 65o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Ô Nha, Trường Xà, Sư Tử, Lục Phân Nghi, và Thất Nữ.

Cự Tước có 3 ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Delta Cự Tước với độ sáng biểu kiến 3,56. Có một trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao này: Eta Cự Tước.

Chòm sao Cự Tước thuộc giá đình chòm sao Vũ Tiên.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Cự Tước

Trong thần thoại Hy Lạp, chòm sao Cự Tước đại diện cho chiếc ly của thần Apollo. Chiếc ly được mô ta r với hai chiếc tay. Chòm sao có liên quan đến câu chuyện của Apollo và con chim thần thánh của ông, hoặc con quạ, được đại diện bởi chòm sao Ô Nha láng giềng.

Trong thần thoại, thần Apollo sắp sửa dựng đền thời và ông cần nước để thực hiện nghi thức. Thần đã gửi con quạ ngay lập tức đem nước đến cái ly của thần, nhưng con chim này đã sao nhãng vào một quả sung và mất một vài ngày nghỉ ngơi đợi quả sung đó chính. Sau khi đánh chén những quả sung đó, con quạ mang về cho thần Apollo một tách nước đầy và mang theo một con rắn 9 đầu đề xin lỗi về sự chậm trễ của mình. Thần Apollo thấu suốt những lời nói dối của con quạ và giận dữ ném cái ly, con rắn nước và con quạ lên bầu trời.

Apollo cũng kèm theo một lời nguyền, long con chim này cháy làm cho nó khát nước và không có khả năng làm được bất cứ điều gì. Điều này gải thích tại sao con quạ khoang và có lông đen và có giọng khó nghe đến vậy.

Những ngôi sao nổi bật trên bầu trời

Delta Cự Tước (Labrum): là một ngôi sao cam khổng lồ ở khoảng cách khoảng 196 năm ánh sáng. Ngôi sao này thuộc lớp tinh tú K0III và có độ sáng biểu kiến 3,56. Nó là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Đối khi ngôi sao này được gọi bởi cái tên Labrum có nghĩa Latinh là “môi”. Nó gắn với câu chuyện lời nguyền của thần.

Alpha Cự Tước (Alkes): là một ngôi sao lớp K1 cam khổng lồ, cách Trái Đất khoảng 174 năm ánh sáng. Nó có độ sáng 4,07. Nó khá gần Dải Ngân Hà của chúng ta và là một nguồn phân tử nặng. Ngôi sao sáng hơn Mặt Trời 80 lần. Nó còn có tên khác từ tiếng Ả Rập là Alkes, nghĩa là “cái ly”.

Beta Cự Tước (Al Sharasif): là ngôi sao siêu khổng lồ trắng thuộc lớp tinh tú A2III. Ngôi sao có độ sáng biểu kiến 4,48 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 266 năm ánh sáng. Đôi khi ngôi sao còn được biết đến với cái tên Al Sharasif từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “xương sườn”. Cùng tên với Nu Trường Xà.

Gamma Cự Tước: là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Nó là một hệ thống sao đôi gần nhau ở khoảng cách 84 năm ánh sáng. Ngôi sao sáng hơn trong hệ thống sao này là một ngôi sao lùn trắng, thuộc lớp A9V có độ sáng biểu kiến 4,06. Ngôi sao đồng hành với nó có độ sáng 9,6.

CZ Cự Tước: là một ngôi sao biến quang, cách Trái Đất 42,9 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao nhị phân có độ sáng là 8,61 và 11,0. Nó là một hệ thống sao với hai ngôi sao thuộc dãy sao chính, thuộc kiểu K5V và M0V. CZ Cự Tước là một ngôi sao biến quang kiểu BY Thiên Long, một ngôi sao có độ sáng biến đổi như là kết quả của quá trình quay của nó, và những hoạt động biến sắc cầu của nó. Chu kỳ quang học của nó là 11,58 ngày. Nó có độ tuổi chừng 200 triệu tuổi. Hệ thống sao này thuộc nhóm chuyển động Đại Hùng (Collinder 285), một nhóm sao có sự chuyển động vị trí, trong đó bao gồm những ngôi sao sáng nhất của chòm sao Đại Hùng.

R Cự Tước: là một ngôi sao biến quang nửa bình thường kiểu SRb thuộc kiểu tinh tú M7. Nó có độ sáng biểu kiến biến đổi từ 9,8 đến 11,2 và có chu kỳ quang học 160 ngày.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

NGC 3887: là một thiên hà xoắn ốc sọc có độ sáng 11. Nó có đường kính 3,5 phút cung. Thiên hà lệch khoảng 1 độ về phía ngôi sao Zeta Cự Tước. Nó có độ sáng biểu kiến 10,7 và có khoảng cách khoảng 68 năm ánh sáng. Nó được khám phá vào năm 1785 bởi Sir William Herschel. 

NGC 3511: là một thiên hà xoắn ốc có độ sáng biểu kiến 11,1 thuộc về quần tinh thiên hà Abell 1060. Nó có một mảng chắn được phân loại kiểu SBbc. Nó được khám phá vào ngày 21/12/1786 bởi William Herschel. 

NGC 3513: là một thiên hà xoắn ốc là chiếc mắt thứ hai cùng với NGC 3511. Nó có độ sáng biểu kiến 12 và cách Trái Đất 46 triệu năm ánh sáng.

NGC 3981: có độ sáng 12 thuộc kiểu thiên hà xoắn ốc SBbc. Nó có hai cái xoắn ốc rộng với đường kính 3 phút cung. Cũng như các thiên hà NGC 3881 và 3981, nó được khám phá bởi William Herschel vào năm 1785.