Chòm sao Ma Kết

06/08/2018 | Mai Đức Thạch | 2035 xem

Ma Kết là một chòm sao nằm ở bầu trời phương nam. Tên của nó có nghĩa là ‘con dê’ trong tiếng Latinh. Ma Kết là một trong 12 chòm sao hoàng đạo và nó được ký hiệu bởi biểu tượng ♑. Đó là một trong những chòm sao được xếp vào danh sách các chòm sao được đưa ra bởi nhà thiên văn học người Hy Lạp vào thế kỷ II. Ma Kết có một số ngôi sao đáng chú ý cùng với cụm quần tinh nổi tiếng M30.

Chòm sao Ma Kết

Vị trí chòm sao Ma Kết trên bầu trời

Ma Kết là chòm sao lớn thứ 40 trên bầu trời, chiếm diện tích 414 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ 4 của Nam bán cầu và có thể nhìn thấy ở các vĩ độ từ 60o đến 90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Thiên Bình, Thiên Ứng, Nhân Mã, Hiển Vi Kính, Nam Ngư.

Ma Kết có 3 ngôi sao hành tinh được biết đến và nó cũng chứa đối tượng M30 (NGC 7099). Ngôi sao sáng nhất của chòm sao này là Deneb Algedi. Các trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao này là Alpha Capricornids, Chi Capricornids, Sigma Capricornids, Tau Capricornids, Capricorniden-Sagittarids. Chòm sao Ma Kết thuộc về gia đình chòm sao Hoàng đạo cùng với: Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Hải Sư, Thất Nữ, Thiên Xứng, Thiên Hạt, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư.

Nguồn gốc tên gọi chòm sao Ma Kết

Mặc dù Ma Kết là chòm sao mờ nhạt thứ hai trên bầu trời, sau chòm sao Cự Giải, nó được gắn với thần thoại và hình ảnh trên con đường trở lại thế kỷ XXI trước công nguyên.

Câu chuyện của Ma Kết có nguồn gốc từ Babilon và Sumer. Người Sumer biết đến nó với cụm từ ‘cá dê’ hoặc SUHUR-MASH-HA trong khi người Babilon biết đến nó khoảng năm 1000 trước công nguyên với cụm từ MUL.SUHUR.MAŠ với cùng ý nghĩa. Trong thời kỳ đồ đồng sớm, Ma Kết đánh dấu ngày đông chí, và trong chiêm tinh học hiện đại, nó được cho là đánh dấu thời điểm vào đông.

Người Hy Lạp biết đến chòm sao gắn với vị thần rừng Pan – người có chân và sừng của một con dê. Crotus, con trai của ông, thường được xác định là một sinh vật lưỡng cư, đại diện cho chòm sao Nhân Mã láng giềng.

Pan được đặt lên bầu trời bởi Zeus, để tỏ long biết ơn của ngài vì công đến giải cứu các vị thần khác nhiều lần. Trong suốt cuộc chiến của các vị thần với các Titans, Pan đã đe dọa các Titans bằng cách thổi cái vỏ ốc xà cừ của mình, và sau đó, ông đã cảnh báo vị thần Tython, một con quái vật được gửi đến bởi Gaia để chống lại các vị thần đang tiếp cận. Ông cũng gợi ý các vị thần giả dạng như động vật để thoát khỏi nguy hiểm.

Trong thần thoại, Pan lảng tránh con quái vật bằng cách nhảy xuống song Nile và biến phần dưới của mình thành một con cá. Zeus cuối cùng đã giết Tython bằng tiếng sét của mình. Và cũng như trong thần thoại, Ma Kết vẫn thường được mô tả là một con dê với cái đuôi của con cá.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Ma Kết

Delta Ma Kết (Deneb Algedi): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao, với độ sáng biểu kiến 2,85. Ngôi sao này được biết đến với cái tên truyền thống là Deneb Algedi và Sheddi. Deneb Algedi có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập ðanab al-jady có nghĩa là ‘cái đuôi của con dê’. Ngôi sao này nằm gần đường hoàng đạo và Mặt Trăng có thể che khuất nó và rất hiếm khi nó được che khuất bởi các hành tinh.

Deneb Algedi là một hệ thống gồm 4 ngôi sao, cách Trái Đất khoảng 39 năm ánh sáng. Ngôi sao sáng nhất trong hệ thống đó DeltaA Ma Kết là một ngôi sao khổng lồ kiểu A-màu trắng, nó có độ sáng gấp 8,5 lần Mặt Trời. Người bạn đồng hành của nó có quỹ đạo  quay quanh tâm với chu kỳ 1,023 ngày, kết quả là độ sáng của ngôi sao giảm xuống 0,2 trong thời gian xảy ra nhật thực. Deneb Algedi là một ngôi sao biến quang kiểu Delta Scuti, một ngôi sao thay đổi cả về độ sáng và rung động xuyên tâm và không xuyên tâm của bề mặt của nó.

Hai ngôi sao khác nữa trong hệ thống đó là DeltaC là một khôi sao có độ sáng 14, ly giác 1’’, trong khi DeltaD có độ sáng 13, ly giác 2 giây cung từ ngôi sao chính.

Beta Ma Kết (Dabih) là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao Ma Kết. Tên truyền thống của nó là Dabih xuất phát từ tiếng Ả Rập al-dhābiḥ có nghĩa là ‘người đồ tể’.

Dabih không phải chỉ bao gồm một ngôi sao mà là một hệ thống sao, cách chúng ta 328 năm ánh sáng, nằm gần mặt phẳng hoàng đạo.  Ngôi sao sáng hơn trong hệ thống đó là  Beta1 Ma Kết có độ sáng biểu kiến 3,05 và ngôi sao nhỏ hơn Beta2 Ma Kết có độ sáng biểu kiến 6,09. Hai ngôi sao cách nhau khoảng 3,5 giây cung (0,34 năm ánh sáng) với quỹ đạo 700000 năm hoặc lâu hơn.

Cả hai ngôi sao Beta1 và Beta2 lại là những hệ thống gồm nhiều ngôi sao. Beta1 bao gồm ít nhất 3 ngôi sao. Một trong số đó là một ngôi sao khổng lồ kiểu K – màu cam với độ sáng biểu kiến 3,08. Ngôi sao sáng thư hai là một ngôi sao lùn kiểu B màu xanh trắng có độ sáng 7,20, ly giác 0,05 giây cung và có quỹ đạo 3,77 năm. Ngôi sao còn lại quay quanh nó với chu kỳ 8,7 ngày. Còn đối với Beta2 là một sao đôi gồm một ngôi sao khổng lồ dạng A0 có độ sáng 6,1 và sáng hơn 40 lần Mặt Trời và một ngôi sao thủy ngân- Mangan cách nó khoảng 3 giây cung.

Alpha Ma Kết (Algiedi): là một ngôi sao đôi quang học. Tên của nó xuất phát từ tiếng Ả Rập al-jady có nghĩa là ‘con dê’. Nó là một hệ thống gồm hai ngôi sao, ngôi sao chính Alpha1 Ma Kết và Alpha2 Ma Kết được cách nhau khoảng 0,11 độ trên bầu trời. Alpha1 Ma Kết là một sao đôi, cách chúng ta khoảng 690 năm ánh sáng. Nó bao gồm một siêu sao kiểu G- màu vàng có độ sáng 4,30 và bạn đồng hành của nó có độ sáng khoảng 8, ly giác 0,65 giây cung. Alpha2 Ma Kết là một ngôi sao khổng lồ kiểu G- màu vàng, cách chúng ta khoảng 109 năm ánh sáng. Nó có độ sáng 3,58.

Gamma Ma Kết (Nashira) là một ngôi sao khổng lồ kiểu A màu xanh trắng, cách ta khoảng 139 năm ánh sáng. Tên của nó có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘người mang tin tức tốt lành’. Nó có độ sáng biểu kiến 3,69 và nằm gần đường hoàng đạo. Độ sáng của nó có thể thay đổi 0,03. Nó được phân ra Alpha2 kiểu Venaticorum, một ngôi sao hoa học đặc biệt với từ trường mạnh.

Zeta Ma Kết (Yen): là một ngôi sao đôi gồm một siêu sao kiểu G- màu vàng và một ngôi sao lùn trắng. Hệ thống sao này có độ sáng biểu kiến 3,77 cách chúng ta khoảng 398 năm ánh sáng. Ngôi sao sáng hơn là một ngôi sao Bari đặc biệt lưu ý với sự dư thừa praseodymium.

Theta Ma Kết (Dorsum): là một ngôi sao kiểu A chính màu trắng, cách chúng ta khoảng 158 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,08. Tên truyền thống của nó có xuất phát từ tiếng Latinh có nghĩa là ‘lưng của con dê’.

Omega Ma Kết (Baten Algiedi): là một ngôi sao khổng lồ màu đỏ kiểu M, cách Trái Đất khoảng 630 năm ánh sáng. Tên truyền thống của nó có nghĩa Ả Rập là ‘bụng của con dê’. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến 4,12. Nó là ngôi sao biến quang với sự thay đổi tuần hoàn về độ sáng và độ lớn tuyệt đối.

Psi Ma Kết: là một ngôi sao khổng lồ trắng vàng thuộc quang phổ F5 V. Nó cách chúng ta 47,9 năm ánh sáng và độ sáng biểu kiến 4,15.

Đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

M30 (NGC 7099): là một quần tinh hình cầu cách chúng ta khoảng 28000 năm ánh sáng và có kích thước khoảng 90 năm ánh sáng.

Quần tinh này đang tiến về phía chúng ta với tốc độ 181,9 km/s. Đối tượng này được phát hiện bởi Charles Messier vào năm 1764. Quần tinh này có quang phổ F3.

M30 tương đối dày đặc và thuộc về lớp V. Ngôi sao sáng nhất của quần tinh này là một ngôi sao khổng lồ màu đỏ có độ sáng 12.

Cũng giống như M15 và M70 và các cụm sao hình cầu trong Dải Ngân Hà, M30 đã trải qua sự phân rã ở lõi. Lõi của nó bây giờ chỉ có kích thước khoảng 0,12 phút cung khối lượng một nửa với bán kính hình cầu khoảng 17,4 năm ánh sáng.