Chòm sao Võng Cổ

28/02/2020 | Mai Đức Thạch | 1159 xem

Chòm sao Võng Cổ là một chòm sao ở Nam thiên cầu. Cái tên của nó có nghĩa Latinh là "mạng lưới" hoặc "mạng lưới nhỏ". Chòm sao này đại diện cho một mạng nhỏ tại tiêu điểm của thị kính của kính thiên văn để đo vị trí của ngôi sao.

Chòm sao Võng Cổ được giới thiệu bởi nhà thiên văn người Đức Isaac Habrecht II năm 1621 với cái tên Rhombus và sai đó Nicolas Louis de Lacailleddooir tên thành Võng Cổ vào thế kỷ XVIII. 

Chòm sao này có 2 đối tượng sâu thẳm đáng chú ý là thiên hà NGC 1559 và NGC 1313.

Chòm sao Võng Cổ

Vị trí chòm sao Võng Cổ trên bầu trời

Võng Cổ là chòm sao có kích cỡ lớn thứ 82 trên bầu trời với diện tích 114 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ nhất của nam thiên cầu và có thể quan sát được trên các vĩ độ từ 23o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là Kiếm Ngư, Thời Chung, Thủy Xà.

Chòm sao này có 5 ngôi sao hành tinh được biết đến và không chứa đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alpha Võng Cổ với độ sáng biểu kiến trực quan 3,33. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao này thuộc gia đình các chòm sao Lacaille.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Võng Cổ

Chòm sao Võng Cổ được tạo ra bởi Isaac Habrecht II, người đã vẽ nó trên thiên cầu năm 1621 với cái tên Rhombus.

Vào thế kỷ XVIII, nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille đã đặt tên nó thành Réticule Rhomboide, hoặc Võng Cổ để kỷ niệm kính thiên văn của ông mà ông đã sử dụng để xác định vị trtis của các ngôi sao tại mũi đất Hảo Vọng đầu những năm 1750.

Chòm sao này được chính thức công nhận bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế IAU năm 1922.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Võng Cổ

Alpha Võng Cổ: là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,315 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 161,6 năm ánh sáng. Ngôi sao này có khối lượng gấp 3 lần và bán kính gấp 13 lần Mặt Trời. Sự sáng chói gấp khoảng 240 lần Mặt Trời. Ngôi sao này có độ tuổi khoảng 330 triệu năm ánh sáng. Ngôi sao này đang ở giữa giai đoạn tiến hóa từ ngôi sao khổng lồ sang sáng khổng lồ. Nó thuộc kiểu tinh tú G8II-III. Nó được biết với nguồn X quang. Nó có một ngôi sao đồng hành độ sáng 12, CCDM J04144-6228B. Ly giác 48 giây cung. Hai ngôi sao chia sẻ nhau chuyển động chung.

Beta Võng Cổ: là một bộ sao ba cách khoảng 100 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,84. Thành phần chính trong hệ thống là ngôi sao khổng lồ cam với lớp tinh tú K0IV SB.

Epsilon Võng Cổ: là một ngôi sao đôi. Nó bao gồm một ngôi sao cam tiền khổng lồ và một ngôi sao lùn trắng. Thành phần chính thuộc lớp tinh tú K2IV và có độ sáng biểu kiến 4,44 và người bạn đồng hành của nó thuộc lớp tinh tú B và có độ sáng trực quan 12,5. Những ngôi sao này có chung chuyển động thực và có lẽ chúng là hệ thống sao nhị phân. Hệ thống sao này cách Trái Đất 59,5 năm ánh sáng. Một hành tinh với khối lượng tối thiểu gấp 1,17 lần Mộc Tinh được khám phá trên quỹ đạo ngôi sao chính vào tháng 12/2000. Hành tinh này có chu kỳ quỹ đạo 418 ngày.

Gamma Võng Cổ: là một ngôi sao đỏ khổng lồ thuộc lớp tinh tú M4III với độ sáng biểu kiến trực quan 4,48 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 490 năm ánh sáng.

Delta Võng Cổ: là một ngôi sao đỏ khổng lồ. Nó thuộc lớp tinh tú M2III. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến trực quan 4,56 và cách Mặt Trời khoảng 530 năm ánh sáng.

Kappa Võng Cổ: là một ngôi sao nhị phân có độ sáng biểu kiến trực quan 4,71 và cách Trái Đất khoảng 70 năm ánh sáng. Thành phần chính là một ngôi sao vàng-trắng tiền khổng lồ với lớp tinh tú F5IV-V. Nó có độ tuổi khoảng 1,8 tỷ năm tuổi.

Iota Võng Cổ: là một ngôi sao cam khổng lồ thuộc lớp tinh tú K4III. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 4,97 và cách Mặt Trời khoảng 331 năm ánh sáng.

Zeta Võng Cổ: là một sao đôi rộng gồm hai ngôi sao vàng lớp G, cả hai có độ sáng trực quan 5,22. Hai ngôi sao chịu hấp dẫn từ nhau và cách Hệ Mặt Trời khoảng 39 năm ánh sáng (Zeta 1 ở khoảng cách 39,16 năm ánh sáng và Zeta 2 ở khoảng cách 39,24 năm ánh sáng từ Trái Đất). Cả hai ngôi sao tương tự như Mặt Trời. Zeta 1 thuộc lớp tinh tú G3-5V, nơi nó là ngôi sao vàng chuỗi chính và Zeta 2 thuộc lớp tinh tú G2V và cũng là ngôi sao vàng lùn. Ngôi sao thứ caaos được biết đến với một quỹ đạo đĩa tròn. Những ngôi sao quay quanh nhau với chu kỳ quỹ đạo trên 170000 năm. Cả hai ngôi sao trong hệ thống sao này thuộc nhóm chuyển động Zeta Vũ Tiên là những ngôi sao có chung nguồn dốc. Hai ngôi sao ly giác nhau 309,2 giây cung và xuất hiện gần nhau như một cặp .

Eta Võng Cổ: là một ngôi sao vàng khổng lồ với độ sáng biểu kiến 5,24. Nó cách Trái Đất khoảng 380 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp tinh tú G7III.

Theta Võng Cổ: là ngôi sao đôi với độ sáng biểu kiến trực quan 5,88. Thành phần sao chính là một ngôi sao lam-trắng đang trong giai đoạn giữa tiền khổng lồ và khổng lồ trong giai đoạn tiến hóa. Hệ thống sao này cách Mặt Trời khoảng 462 năm ánh sáng.

R Võng Cổ: là một ngôi sao biến quang Mira, một ngôi sao biến quang mạnh mẽ do lực hấp dẫn tác động phía ngoài như một tinh vân hành tinh có độ tuổi khoảng vài triệu tuổi và sẽ dần trở thành một ngôi sao nhỏ. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 9,23 và cách Mặt Trời khoảng 5000 năm ánh sáng.

HD 23079: là một ngôi sao chuỗi chính thuộc lớp tinh tú F8 hoặc G0. Nó có độ sáng biểu kiến 7,1 và cách Hệ Mặt Trời 113,5 năm ánh sáng. Ngôi sao lớn hơn và nặng hơn Mặt Trời. Tuổi của ngôi sao khoảng 6,53 tỷ tuổi. Một hành tinh khổng lồ được khám phá trên quỹ đạo của ngôi sao vào tháng 10/2001. Hành tinh có khối lượng nhỏ hơn 2,45 lần Mộc Tinh và quay quanh ngôi sao với chu kỳ quỹ đạo 730,6 ngày.

HD 25171: là một ngôi sao vàng-trắng chuỗi chính với độ sáng biểu kiến trực quan 7,79. Nó có thể được quan sát bởi một kính thiên văn cỡ nhỏ. Ngôi sao cách Hệ Mặt Trời khoảng 179 năm ánh sáng. Ngôi sao thuộc lớp tinh tú F8V lớn hơn và nặng hơn Mặt Trời. Nó có sự sáng chói bằng 189% Mặt Trời và có độ tuổi khoảng 4 tỷ năm cùng độ tuổi với Mặt Trời. Ngôi sao có một hành tinh có khối lượng bằng 0,95 lần Mộc Tinh với chu kỳ quỹ đạo 1845 ngày.

HD 23127: là một ngôi sao lùn vàng thuộc lớp tinh tú G2V. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 8,58 và cách Trái Đất khoảng 320 năm ánh sáng. Nó có khổi lượng gấp 1,13 lần và kim loại gấp 2 lần Mặt Trời. Nó được cho là có độ tuổi khoảng 7 tỷ tuổi. Một hành tinh nhỏ hơn 37% Mộc Tinh được khám phá trên quỹ đạo ngôi sao vào ngày 9/2/2007. Hành tinh có chu kỳ quay 1214 ngày.

HD 27894: là một ngôi sao cam lùn thuộc lớp tinh tú K2V. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 9,42 và cách khoảng 143 năm ánh sáng. Một hành tinh được khám phá trên quỹ đạo ngôi sao năm 2005. Hành tinh có khối lượng 0,62 lần Mộc Tinh và có chu kỳ quỹ đạo 17,991 ngày.

Đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

NGC 1559: là một thiên hà xoắn ốc sọc thuộc lớp thiên hà Seyfert. Nó độ sáng biểu kiến trực quan 11 và cách khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này nhỏ hơn khoảng 7 lần Dải Ngân Hà. Nó có những cánh tay xoắn ốc mảnh và là nơi hoạt động hình thành sao diễn ra mãnh liệt. Đĩa thiên hà và thanh chắn là một nguồn phát xạ radio mạnh mẽ. Có 3 sao mới được khám phá trên thiên hà: SN 1984J năm 1984, SN 1986L năm 1986 và SN 2005df năm 2005. 

Thiên hà Topsy Turvy (NGC 1313): là một thiên hà xoắn ốc sọc, nơi cũng là thiên hà sao lửa. Nó cách dải Ngân Hà khoảng 15 triệu năm ánh sáng và trải dài khoảng 50000 năm ánh sáng. Thiên hà này đáng chú ý ở chỗ nó không đồng phẳng trong hình dạng trục quay của nó không được định vị ở tâm của nó. Thông thường đó là kết quả của việc va chạm với một thiên hà khác, nhưng có vẻ như NGC 1313 là một thiên hà đơn độc. Thiên hà này được khám phá bởi nhà thiên văn học Scotlen James Dunlop vào ngày 27/9/1826. Thiên hà này ở gần NGC 1309 trong chòm sao Tiểu mã, nơi nó có một sao mới được khám phá năm 1987.