Chòm sao Tiểu Sư

06/07/2019 | Mai Đức Thạch | 1259 xem

Chòm sao Tiểu Sư là một chòm sao nhỏ, mờ ở thiên cầu bắc với một ngôi sao có độ sáng tốt hơn 4. Chòm sao này có nghĩa tiếng Latinh là Sư tử nhỏ. Chòm sao này được tạo ra bởi nhà thiên văn học Ba Lam Johannes Hevelius vào năm 1687, gồm 18 ngôi sao chính giữa chòm sao Sư Tử và Đại Hùng. 

Chòm sao Tiểu Sư

Vị trí chòm sao Tiểu Sư trên bầu trời

Tiểu Sư là chòm sao có kích thước lớn thứ 64 trên bầu trời, chiếm diện tích 232 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ hai của thiên cầu bắc và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 90o đến -40o. Những chòm sao lân cận của nó là Cự Giải, Sư Tử, Thiên Miêu, và Đại Hùng.

Chòm sao này có một ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Praceipua với độ sáng biểu kiến trực quan 3,83. Có một vài trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao.

Chòm sao Tiểu Sư thuộc gia đình chòm sao Đại Hùng.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Tiểu Sư

Chòm sao Tiểu Sư là một chòm sao mới, nó không gắn với câu chuyện thần thoại nào. Nó là một chòm sao được tạo ra và mô tả bời Johannes Hevelius trong Danh sách các thiên thể cố định xuất bản năm 1687.

Năm 1845, danh sách này được sửa lại bởi Francis Baily trong bức thư từ Hy Lạp với những ngôi sao có độ sáng lớn hơn 4,5, nhưng không cho ngôi sao Alpha vào chòm sao này trong Danh mục Hiệp hội Anh quốc.

Năm 1780, nhà thiên văn học người Anh Richard A.Proctor sửa lại tên của ngôi sao là Leaena hoặc Lioness, nhằm nỗ lực rút ngắn tên gọi của chòm sao để dễ dàng quản lý hơn trên bản đồ sao, nhưng cái tên đó không được chấp nhận.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Tiểu Sư

46 Tiểu Sư (Praecipua): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,83 và cách Mặt Trời 94,9 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp tinh tú K0III-IV, là một ngôi sao màu cam  ở giữa giai đoạn siêu khổng lồ và khổng lồ trong thời kỳ tiến hóa. Ngôi sao này có khối lượng gấp 1,5 lần, năng lượng gấp 32 lần và đường kính gấp 8,5 lần Mặt Trời. Ngôi sao này từng được chỉ định là Alpha Tiểu Sư, nhưng nhà thiên văn học người Anh Francis Baily, người đã quyết định ghi số tất cả ngôi sao có độ sáng 4,5 trong danh mục của ông.

Beta Tiểu Sư: là ngôi sao duy nhất có ký hiệu Hy Lạp trong tên của chòm sao. Nó là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Đây là một ngôi sao nhị phân. Gồm các ngôi sao thuộc lớp tinh tú G8III-IV và F8IV giống như một ngôi sao khổng lồ-siêu khổng lồ vàng và một ngôi sao siêu khổng lồ vàng-trắng. Ngôi sao sáng hơn sáng gấp 36 lần Mặt Trời và khối lượng gấp 2laanfN. Nó có bán kính gấp 7,8 lần Mặt Trời. ngôi sao đồng hành có năng lượng gấp 5,8 lần, khối lượng gấp 1,35 lần, bán kính gấp 2 lần Mặt Trời. Hệ thống sao này có độ sáng biểu kiến trực quan 4,40 và 6,12 và cách Mặt Trời khoảng 146 năm ánh sáng.

21 Tiểu Sư: là ngôi sao sáng thứ ba của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 4,49 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 92,1 năm ánh sáng. Ngôi sao này thuộc lớp tinh tú A7V và là một sao lùn trắng.

10 Tiểu Sư: là một ngôi sao vàng khổng lồ thuộc lớp tinh tú G8III. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 4,60. 

37 Tiểu Sư: là một ngôi sao vàng khổng lồ thuộc lớp tinh tú G2,5IIa. Nó có độ sáng biểu kiến 4,69 và độ sáng tuyệt đối là -1,84. Nó cách Hệ Mặt Trời khoảng 580 năm ánh sáng.

20 Tiểu Sư: là một ngôi sao nhị phân. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 5,40 và cách Trái Đất khoảng 49,1 năm ánh sáng. Hệ thống sao này gồm một ngôi sao vàng lùn thuộc lớp tinh tú G3Va và một ngôi sao lùn đỏ già thuộc kiểu tinh tú M6,5. Hai ngôi sao ly giác nhau 14,5 giây cung.

11 Tiểu Sư: là một hệ thống sao nhị phân. Ngôi sao chính là một sao lùn vàng thuộc lớp tinh tú G8V. Ngôi sao này tương ứng với Mặt Trời về khối lượng, nhưng mờ hơn. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 5,41. Ngôi sao chính là ngôi sao biến quang kiểu RS Canum Vnaticorum, nghĩa là hệ thống sao nhị phân gần nhau với một sự tác động nhỏ trong độ sáng của chúng. Giá trị độ sáng của nó có biên độ là 0,04. Người bạn đồng hành của nó thuộc kiểu tinh tú M5V. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 13,0. Hệ thống sao này cách Hệ Mặt Trời khoảng 36,5 năm ánh sáng.

HD 87883: là một ngôi sao cam lùn thuộc lớp tinh tú K0V có độ sáng biểu kiến trực quan 7,56 và cách hệ Mặt Trời khoảng 59 năm ánh sáng. Ngôi sao này có độ tuổi khoảng 9,8 triệu tuổi. Một hành tinh được khám phá trên quỹ đạo quanh ngôi sao vào ngày 13/8/2009. HD 87883b, một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có một chu kỳ dài khoảng 6,5 năm.

Một số đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Hanny’s Voorwerp và IC 2497

Hanny’s Voorwerp là một đối tượng thiên văn học không được xác định được khám phá vào năm 2007 bởi Hanny van Arkel, một giáo viên Hà Lan. Bà đã khám phá ra nó khi tham gia dự án Vườn Thiên văn. Do đó, đối tượng này được đặt tên của bà.

Đối tượng này được xác định gần thiên hà xoắn ốc IC 2497 và xuất hiện như một vệt sáng. Nó được cho là có cùng kích cỡ với Dải Ngân Hà. Nó có một lỗ trung tâm lớn, chu vi khoảng 16000 năm ánh sáng. Cả đối tượng và thiên hà cách Trái Đất khoảng 650 năm ánh sáng.

Sự hình thành sao đang xuất hiện trong đối tượng này nơi tiếp giáp với thiên hà. Nó được cho là kết quả của sự chảy ra của khí ở lõi thiên hà và tương tác với đối tượng. Những ngôi sao trẻ nhất trong vùng này cũng khoảng vài triệu năm tuổi.

Một giả định cho rằng Hanny’s Voorwerp là tàn dư của một thiên hà nhỏ phát ra bức xạ tử bức xạ xảy ra tại tâm IC 2497 có độ tuổi khoảng 100000 năm tuổi. Sự kiện bức xạ này khá thuyết phục, nhưng thiếu bằng chứng để chứng tỏ, vì đối tượng này ở giữa hai thiên hà với khoảng cách 45000 và 70000 năm ánh sáng.

Một luận điểm gần đây cho rằng lỗ đen tại tâm thiên hà và ánh sáng phát ra tương tác với thiên hà  và một nguồn năng lượng lan ra từ lỗ đen đó.

Arp 107: là một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất khoảng 450 năm ánh sáng, có độ sáng biểu kiến trực quan 14,6.

NGC 3432: đôi khi được biết đến là thiên hà Kim đan, cách 3 độ về phía Đông Nam của 38 Tiểu Sư. Nó xuất hiện phân mép trên của thiên hà khi quan sát trên kính thiên văn. Nó có độ sáng biểu kiến 11,67 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 42 triệu năm ánh sáng.

NGC 3003: là một thiên hà xoắn ốc sọc, có kích cỡ 5,8 phút cung và có độ sáng biểu kiến trực quan 12,3.

NGC 3344: là một thiên hà xoắn ốc có khoảng cách khoảng 25 triệu năm ánh sáng và có kích thước 7,1×6,5 phút cung. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 10,5.

NGC 3504: là một thiên hà xoắn ốc sọc với độ sáng biểu kiến trực quan 11,67. Đó là một thiên hà đang có sự hình thành sao. Hai sao mới được phát hiện trong thiên hà này vào năm 1998 và 2001.

NGC 3486: là một thiên hà xoắn ốc kiểu Sb có độ sáng biểu kiến trực quan 11,0.

NGC 2859: là một thiên hà thấu kính kiểu SBo. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 11,8 cách cách Trái Đất khoảng 85 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này có một thanh chắn nổi bật và một trung tâm sáng sủa, ở bên ngoài xuất hiện một cái vòng tương đối biệt lập.