Chòm sao Thiên Miêu
Chòm sao Thiên Miêu là một chòm sao nằm ở thiên cầu bắc. nó đại diện cho một con mèo rừng và không có liên hệ với bất kỳ câu chuyện thần thoại nào. Nó là một chòm sao được giới thiệu bởi nhà thiên văn học Ba Lan Johannes Hevelius vào thế kỷ XVII. Chòm sao này được sử dụng để lấp đầy lỗ hổng giữa hai chòm sao Ngự Phu và Đại Hùng.
Vị trí chòm sao Thiên Miêu trên bầu trời
Thiên Miêu là chòm sao có kích thước lớn thứ 28 trên bầu trời, chiếm diện tích 545 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ hai của thiên cầu bắc, và có thể quan sát trên các vĩ độ từ 90o đến -55o. Những chòm sao lân cận của nó là: Ngự Phu, Lộc Báo, Cự Giải, Song Sinh, Sư Tử, Tiểu Sư, Đại Hùng.
Chòm sao này có 5 ngôi sao hành tinh được biết đến và không có đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alpha Thiên Miêu với độ sáng biểu kiến trực quan 3,13. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao.
Chòm sao này thuộc gia đình chòm sao Đại Hùng.
Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thiên Miêu
Hevelius đặt tên của chòm sao là Mèo rừng vì nó là một chòm sao khá yếu ớt. Trong cuốn sách Prodromus astronomiae ông nhắc đến tầm nhìn của mèo rừng . Cuốn sách chưa hoàn thành đó được vợ của ông xuất bản năm 1690, chỉ vài năm sau khi ông chết. Hevelius gọi tên của chòm sao là ‘Mèo rừng, hoặc Hổ’.
Chòm sao này không có liên hệ đến bất kỳ câu chuyện thần thoại nào trong tâm trí Hevelius khi ông đặt tên chòm sao, nhưng ta có thể hình dung một câu chuyện thần thoại gắn với chòm sao. Lynceus, người đi thuyền cùng Jason và Argonauts, với thị lực sắc sảo. Ông và anh trai Idas tham gia cuộc hành trình để lấy Bộ lông cừu vàng. Một số ngôi sao trong chòm sao này được nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy mô tả trong thể kỷ II gần chòm sao Đại Hùng không được phân vào chòm sao nào.
Một số ngôi sao nổi bật của chòm sao Thiên Miêu
– Alpha Thiên Miêu: là một ngôi sao có độ sáng biểu kiến 3,13 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 203 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp tinh tú K7III, nghĩa là một ngôi sao khổng lồ cam di chuyển trong chuỗi chính làm kiệt quệ hidro của lõi. Đây là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Ngôi sao này có bán kính gấp 55 lần và sáng hơn Mặt Trời gấp 673 lần.
– 31 Thiên Miêu (Alsciaukat): là ngôi sao duy nhất trong chòm sao có cái tên thực. Nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘aš-šawkat’ có nghĩa là ‘gai góc’. Ngôi sao này còn được gọi là Mabsuthat từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘al-mabsūtah’ có nghĩa là ‘duỗi bàn tay’. Ngôi sao này tương tự như Alpha Thiên Miêu. Cả hai ngôi sao này có khối lượng gấp đôi Mặt Trời và có độ tuổi 1,4 tỷ năm. Nó là một ngôi sao khổng lồ cam, thuộc lớp tinh tú K4,5III. Nó còn là một ngôi sao biến quang kiểu BN Lyncis. Nó chỉ thay đổi độ sáng trong biên độ 0,05, nhưng nó có chu kỳ dài tương tự kiểu biến quang Mira. Nó có độ sáng lớn nhất là 4. Độ sáng trực quan của nó là 4,25 và cách khoảng 389 năm ánh sáng.
– 38 Thiên Miêu: là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Nó có độ sáng trực quan 3,82 và ở khoảng cách khoảng 122 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp tinh tú A1V. Nó là một hệ thống sao nhị phân với hai ngôi sao gần nhau cách nhau khoảng 2,6 giây cung. Trong đó ngôi sao sáng hơn thuộc lớp A3 hidro nóng chay lùn có độ sáng 6 và người bạn đống hành là sao lùn kiểu A4 hoặc A6. Ngôi sao chính trong hệ thống sao này sáng gấp 31 lần Mặt Trời. Nó có tốc độ nhanh, với tốc độ 190 km/s tại đường xích đạo, và nó hoàng thành một vòng quay trong khoảng 15 giờ.
– 12 Thiên Miêu: là một ngôi sao thuộc kiểu A3V. Nó có độ sáng biểu kiến 4,86 và ở khoảng cách 229 năm ánh sáng. Nó là một hệ thống sao ba, với ngôi sao thứ 2 ly giác 1,7’’ từ ngôi sao chính và có quỹ đạo 699 năm và ngôi sao thứ 3 ly giác 8,7’’ từ ngôi sao chính.
– 19 Thiên Miêu: là một ngôi sao nhị phân với độ sáng trực quan 5,80. Ngôi sao chính là một ngôi sao lớp B8V cách 468 năm ánh sáng và ngôi sao thứ hai thuộc lớp tinh tú K5III cách Mặt Trời 1148 năm ánh sáng.
– 6 Thiên Miêu: là một ngôi sao siêu khổng lồ thuộc kiểu K0IV sáng hơn 15 lần Mặt Trời. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 5,88 và ở khoảng cách 182 năm ánh sáng. Một hành tinh có khối lượng nhỏ hơn 2,4 lần Mộc Tinh được khám phá vào tháng 6/2008. Nó có chu kỳ 899 ngày.
– HD 75898: là một ngôi sao khổng lồ vàng thuộc kiểu tinh tú G0IV. Nó có độ sáng trực quan 8,04 và cách Mặt Trời 262,82 năm ánh sáng. Nó có độ tuổi chỉ 3,8 tỷ năm. HD 75898 có khối lượng bằng 28%, độ lớn 60% Mặt Trời nhưng sáng hơn Mặt Trời 3 lần. Một hành tinh trên quỹ đạo của nó được khám phá vào tháng 1/2007. Nó có chu kỳ quỹ đạo 418,2 ngày.
Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời
– NGC 2419 (Caldwell 25): còn được biết đến là thiên hà lang thang, là một quần tinh hình cầu với độ sáng trực quan 9,06. Nó thuộc lớp quần tinh II Shapley, nghĩa là nó có mật độ vật chất tập trung cao tại vùng trung tâm. Nó có biệt danh là lang thang bởi bì nó có quỹ đạo không cố định xung quanh Dải Ngân hà. Điều này chúng tỏ NGC 2419 phải mất khoảng 3 tỷ năm để hoàng thành một vòng quay quanh thiên hà chúng ta. Nó có bề rộng 300000 năm ánh sáng từ tâm thiên hà và khoảng 275000 năm ánh sáng tới Hệ Mặt Trời. Nó là một trong những quần tinh hình cầu xa nhất, cả đến tâm thiên hà và đến Mặt Trời. Quần tinh này được khám phá bởi nhà thiên văn học người Đức sinh ra ở Anh William Herschel vào ngày 31/12/1788. Nó được cho trước đây cho là một ngôi sao. Sau đó nhà thiên văn học người Mỹ Carl Lampland đã khám phá ra rang nó là một quần tinh cầu.
– Thiên hà UFO (NGC 2683): là một thiên hà xoắn ốc mở then. Nó chỉ quan sát được ở mép nếu nhìn từ Trái Đất. Thiên hà này có độ sáng trực quan 10,6 và có khoảng cách khoảng 25 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này được khám phá bởi William Herschel vào tháng 2/1788. Nó chuyển động ra xa Trái Đất với tốc độ 410 km/s và từ tâm thiên hà là 375km/s.
– NGC 2537 (Thiên hà bàn tay gấu): là một thiên hà xanh lùn, có nghĩa là nó là một thiên hà nhỏ chứa đựng những quần tinh lớn và ngôi sao trẻ nóng tạo nên màu xanh. Thiên hà này có độ sáng trực quan 12,3.
– NGC 2770: là một thiên hà xoắn ốc. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 12,0 và cách khoảng 88 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này có biệt danh là ‘nhà máy sao mới’ bởi vì có 3 ngôi sao mới được quan sát gần đây: SN 1999eh, SN 2007uy, Sn 2008D. SN 2008D là ngôi sao đầu tiên được phát hiện với tia rơngen.
– NGC 2541: là thiên hà xoắn ốc mở then với độ sáng trực quan 12,3 và cách Mặt Trời khoảng 41 năm ánh sáng. Nó thuộc về nhóm NGC 2841, gồm một nhóm các thiên hà trong chòm sao Thien Miêu và Đại Hùng.