Chòm sao Sơn Án

08/07/2019 | Mai Đức Thạch | 1090 xem

Chòm sao Sơn Án là một chòm sao ở Nam thiên cầu. Cái tên Latinh của nó có nghĩa là “cái bàn”.  Cùng với chòm sao Nam Cực, Sơn Án nằm ở vùng cực Nam trong 88 chòm sao và khó quan sát ở bán cầu bắc. Chòm sao này được giới thiệu bởi nhà thiên văn học người Pháp Nicolas Louis de Lacaille trong thế kỷ XVIII. Lacaille đặt tên theo Sơn Án trên núi, một ngọn núi ở Nam Phi, từ nơi ông quan sát các chòm sao phương Nam. Chòm sao này không có bất kỳ ngôi sao nào có độ sáng tốt hơn 5 và nó là một phần của Đám mây Magellanic lớn, không có bất kỳ đối tượng sâu thẳm nào trên bầu trời.

Chòm sao Sơn Án

Vị trí chòm sao Sơn Án trên bầu trời

Sơn Án là chòm sao có kích thước lớn thứ 75 trên bầu trời, chiếm giữ 153 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ nhất của Nam thiên cầu và có thể nhìn thấy được trên các vĩ độ từ 4o đến -90o. Những chòm sao lân cận của nó là: Yển Diên, Kiếm Ngư, Thủy Xà, Nam Cực, Phi Ngư.

Sơn Án có 2 ngôi sao hành tinh được biết đến và không chứa bất kỳ đối tượng Messier nào. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Alpha Sơn Án có độ sáng biểu kiến 5,09. Không có trận mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao này.

Chòm sao Sơn Án thuộc về gia đình các chòm sao Lacaille.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Sơn Án

Sơn Án không liên quan với bất kỳ câu chuyện thần thoại nào. Lacaille đã tạo ra nó để lưu giữ kỷ niệm việc ông dời qua núi Table gần Cape Town của Nam Phi, nơi ông đã lập ra danh mục các chòm sao phương Nam từ 1751 đến 1752.

Sơn Án chứa đựng một phần của Đám mây Magellanic lớn, làm cho chòm sao xuất hiện nếu nó không được phủ bởi đám mây trắng, tương tự như đám mây che núi Table.

Lacaille trước đây đặt tên chòm sao là Montagne de la Table trên bản đồ thiên cầu của ông vào năm 1756, sau đó người Latinh chuyển nó thành núi Mensae vào năm 1763.

Nhà thiên văn học người Anh John Herschel đã đề nghị rút ngắn tên của chòm sao thành Sơn Án và năm 1845, Francis Baily đã chấp nhận gợi ý này trong Danh mục Hiệp hội Anh.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Sơn Án

Alpha Sơn Án: là ngôi sao sáng nhất của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến 5,09 và cách Trái Đất 33,1 năm ánh sáng. Đó là một ngôi sao vàng lùn thuộc dãy sao chính thuộc lớp tinh tú G5V. Nó có khối lượng và bán kính tương đương với Mặt Trời, và sáng bằng 83% Mặt Trời, nó có một người bạn lùn có ly giác 3,05 giây cung.

Gamma Sơn Án: là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Nó có độ sáng
biểu kiến 5,18 và cách Mặt Trời khoảng 101 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao đôi thuộc lớp tinh tú K4III, trong đó ngôi sao chính là một ngôi sao cam khổng lồ.

Beta Sơn Án: là ngôi sao sáng thứ ba của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến 5,302 và có khoảng cách khoảng 640 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao vàng khổng lồ thuộc lớp tinh tú G8III.

Theta Sơn Án: là một ngôi sao xanh trắng khổng lồ thuộc lớp tinh tú B9,5V. Nó có độ sáng biểu kiến 5,45 và cách Trái Đất khoảng 356 năm ánh sáng.

Mu Sơn Án: là một ngôi sao xanh khổng lồ. Nó thuộc lớp tinh tú B8II-IIISi. Nó có độ sáng biểu kiến 5,54 và cách hệ Mặt Trời khoảng 483 năm ánh sáng.

Zeta Sơn Án: là một ngôi sao trắng khổng lồ thuộc lớp tinh tú A5III. Nó có độ sáng biểu kiến 5,61 và cách Mặt Trời khoảng 403,97 năm ánh sáng.

Pi Sơn Án: là một ngôi sao vàng siêu khổng lồ thuộc lớp tinh tú G1IV. Nó có độ sáng biểu kiến 5,67 và cách Trái Đất 59,7 năm ánh sáng. Ngôi sao này có chuyển động thực lớn. Nó có khối lượng gấp 1,1 lần Mặt Trới, bán kính gấp 2,1 lần và độ sáng hơn 4,73 lần. Một hành tinh được khám phá ra quay quanh ngôi sao vào tháng 10/2001. Đó là một hành tinh superjovian, có khối lượng gấp 10,27 lần Mộc Tinh, nó là một trong những hành tinh có khối lượng lớn nhất được biết đến. Nó có quỹ đạo quay quanh ngôi sao trong 2151 ngày. Nó có quỹ đạo lệch tâm và đi qua quỹ đạo cũng giống như bất kỳ hành tinh nào khác giống như Trái Đất.

Lambda Sơn Án: là một ngôi sao cam khổng lồ thuộc lớp tinh tú K0III. Nó có độ sáng biểu kiến 6,54 và cách Mặt Trời 385,80 năm ánh sáng. Nó sáng hơn
Mặt Trời 27 lần, và là ngôi sao sáng thứ 24 của chòm sao.

W Sơn Án: là ngôi sao vàng trắng siêu khổng lồ thuộc lớp tinh tú F8Iabp. Nó là lớp giống như R Bắc Miện. Ngôi sao này nằm trong thiên hà Đám mây Magellanic lớn, cách Trái Đất khoảng 168000 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 13,8 và chỉ có thể quan sát qua một kính thiên văn cỡ lớn. R Bắc Miện là mọt ngôi sao biến quang thuộc lớp sao hiếm có với độ sáng thay đổi bất thường. Tại thời điểm sáng thấp nhất, W Sơn Án có độ sáng biểu kiến 18,3. Ngôi sao biến quang này đươc khám phá bởi nhà thiên văn học Hà Lan-Mỹ W.J.Luyten vào năm 1927.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

Đám mây Magellanic Lớn là một thiên hà bất thường cách Trái Đất khoảng 163000 năm ánh sáng. Nó là một thiên hà vệ tinh của Dải Ngân Hà và là thiên hà gần chúng ta thứ ba chỉ sau Thiên hà lùn phỏng cầu Nhân Mã và Thiên hà lùn Đại Khuyển.

Đám mây Magellanic Lớn có đường kính khoảng 14000 năm ánh sáng tức chỉ bằng khới lượng bằng 1/100 Dải Ngân Hà. Nó là thiên hà lớn thứ 4 trong Nhóm thiên hà địa phương chỉ sau Thiên Hà Tiên Nữ, Dải Ngân Hà và Thiên hà Tam Giác. Nó xuất hiện như một đám mây yếu ớt trên đường viền chòm sao Sơn Án và chòm sao Kiếm Ngư. Phần lớn thiên hà này nằm trên chòm sao Kiếm Ngư.

Thiên hà này có một thanh chắn nổi bật và được cho là một thiên hà xoắn ốc sọc, nhưng hình dạng của nó được bóp méo như là kết quả của việc tương tác với Dải Ngân Hà và Đám mây Magellanic nhỏ.

NGC 1987: là một quần tinh cầu. Nó có độ sáng biểu kiến 12. Quần tinh này được phát hiện bơi John Herschel vào năm 1834.

PKS 0637-752: là một tinh vân bức xạ. Nó có một lượng khí lớn có khả năng tạo ra cả 2 loại bức xóng tia X quang. Tinh vân bức xạ này cách Trái Đất khoảng 6 tỷ năm ánh sáng. Khi quan sát qua kính thiên văn, tinh vân bức xạ này xuất hiện như một ngôi sao, nhưng nó là một tinh vân bức xạ rất sáng, với lượng nhiệt gấp 10 nghìn tỷ lần Hệ Mặt Trời chúng ta. Nguồn năng lượng của nó được cho lấy từ một lỗ đen khổng lồ.