Chòm sao Đại Khuyển

02/08/2018 | Mai Đức Thạch | 2657 xem

Đại Khuyển là một chòm sao trên bầu trời phương Nam. Tên của nó có nghĩa là  ‘con chó lớn’ và nó đại diện cho con chó lớn của Thợ săn. Con chó nhỏ hơn được thể hiện cho chòm sao lân cận Tiểu Khuyển.

Đại Khuyển được xếp vào danh mục các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp trong thể kỷ thứ II. Nó có chứa ngôi sao Sirius, là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, và các đối tượng sâu thẳm trên bầu trời đáng chú ý là: Thiên hà Đại Khuyển lùn, M41, tinh vân phát xạ NGC 2359 và thiên hà xoắn ốc NGC 2207 và IC 2163.

Chòm sao Đại Khuyển

Vị trí của chòm sao Đại Khuyển trên bầu trời

Đại Khuyển là chòm sao lớn thứ 43 trên bầu trời, chiếm diện tích 380 độ vuông. Nó nằm ở phần tư thứ hai của bán cầu nam và có thể được nhìn thấy ở vĩ độ 60o và -90o. Những chòm sao lân cận là: Kỳ Lân, Thiên Thố, Thiên Cáp, Thiên Vĩ.

Chòm sao Đại Khuyển chứa một đối tượng Messier, cụm sao M41 (NGC 2287) và 4 ngôi sao hành tinh được biết đến. Ngôi sao sáng nhất trong chòm sao này là Sirius và cũng là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Không có trận mưa sao bang nào liên quan đến chòm sao.

Chòm sao Đại Khuyển được xếp vào gia đình chòm sao Lạp Hộ bao gồm Tiểu Khuyển, Thiên Thổ, Kỳ Lân, Lạp Hộ.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Đại Khuyển

Đại Khuyển thường được biểu diễn bởi ‘con chó lớn’ theo sau người thợ săn trong thần thoại Hy Lạp. Chòm sao được mô tả như là một con chó đứng bằng hai chân sau đuổi theo con thỏ- được đại diện bởi chòm sao Thiên Thố.

Chòm sao Đại Khuyển được mô tả bởi  là ‘con chó với khuôn mặt rực rỡ’ bởi vì con chó xuất hiện  với ngôi sao Sirius, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, trong miệng của nó.

Trong thần thoại, Đại Khuyển được đại diện bởi  Laelaps, con chó chạy nhanh nhất thế giới, luôn luôn đuổi kịp bất cứ thứ gì mà nó theo đuổi. Zeus đã ban Laelaps cho Europa như một món quà, cùng với một cái lao. Món quà đó thể hiện cho một điều bất hạnh. Europa đã bị giết chết một cách vô tình  bởi chồng của cô Cephalus, người đi săn với cây lao.

Cephalus đã lấy con chó Thebes ở Boeotia (một tỉnh ở phía bắc ở Athens Hy Lạp) để săn lùng một con cáo đã gây ra một số rắc rối. Cũng như Laelaps, con cáo cũng cực kỳ nhanh nhẹn và không bao giờ để bị bắt. Một khi con chó tìm thấy con cáo và bắt đầu đuổi theo nó, cuộc đua kết thúc và không bao giờ cho kết quả. Zeus đã kết thúc cuộc sống của nó và biến nó thành con đá. Ông đã đặt nó trên bầu trời đêm là chòm sao Đại Khuyển.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Đại Khuyển

Alpha Đại Khuyển (Sirius): còn được gọi là ngôi sao chó, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và là ngôi sao gần thứ 5 trên hệ Mặt Trời. Sirius là một ngôi sao nhị phân với độ sáng biểu kiến -1,42. Nó cách chúng ta 8,6 năm ánh sáng.

Ngôi sao sáng hơn là SiriusA, là một ngôi sao thuộc dãy chính màu trắng và người bạn đồng hành của nó là SiriusB là một ngôi sao lùn trắng có quỹ đạo nhỏ 50 năm. Khoảng cách giữa hai ngôi sao khoảng từ 8,1 đến 31,5AU. Ngôi sao đồng hành của nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

SiriusA thuộc lớp quang phổ A1V và lùn DA2. SiriusA có khối lượng gấp 2 lần Mặt Trời và sáng hơn 25 lần. SiriusB gần như tương đương với Mặt Trời trong khi khối lượng khoảng 0,98 lần Mặt Trời và cũng là một trong những ngôi sao lùn trắng có khối lượng lớn nhất được biết đến.

SiriusA có độ sáng tuyệt đối là 1,42 và SiriusB là 11,18. Tuổi của hệ thống sao được ước tính giữa 200 đến 300 triệu năm ánh sáng.

Trong thời cổ đại nó được biết đến với cái tên Σείριος có nghĩa là ‘nóng’ hoặc ‘phát sáng’. Ngôi sao này chỉ sáng trước khi Mặt Trời mọc vào mùa hè. Hy Lạp và La Mã tin rằng ngôi sao này là nguyên nhân tạo  nên cái nóng của mùa hè.

Ở Ai Cập, Sirius được cho là tạo ra lũ lụt trên song Nile. Cùng với ngôi sao Rigel trong Lạp Hộ, Aldebaran trong Kim Ngưu, Capella trong Ngự Phu, Pollux trong Song Tử, Procyon trong Tiểu Khuyển, Sirius trong Đại Khuyển tạo thành lục giác mùa đông, xuất hiện trên bầu trời phương bắc  từ tháng 12 đến tháng 3.

Sirius cũng là một phần của Tam giác mùa đông cùng với Procyon của Tiểu Khuyển và Betelgeuse trong chòm sao Lạp Hộ.

Epsilon Đại Khuyển (Adhara): là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Đại Khuyển và là ngôi sao sáng thứ 24 trên bầu trời đêm. Tên của nó có tên Ả Rập là Adara có nghĩa là ‘đồng trinh’, là một ngôi sao nhị phân nằm cách Trái Đất khoảng 430 năm ánh sáng.

Ngôi sao chính thuộc lớp quang phổ B2 và có độ sáng biểu kiến 1,5. Đây là một trong những nguồn tia cực tím nổi tiếng trên bầu trời. Ngôi sao đồng hành có độ sáng biểu kiến là 7,5; ly giác 7,5’’.

Khoảng 4,7 triệu năm trước đây, Adhara là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Nó chỉ cách chúng ta 34 năm ánh sáng với độ sáng -3,99.

Delta Đại Khuyển (Wezen): là một ngôi sao kiểu F trắng vàng là một siêu sao khổng lồ cách chúng ta khoảng 1800 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 1,83. Nó là ngôi sao sáng thứ 3 trong chòm sao Đại Khuyển. Wezen  được quan sát lệch khoảng 10 độ về phía đông nam của Sirius. Tên của nó có nguồn gốc  từ tiếng Ả Rập al-wazn có nghĩa là ‘trọng lượng’ với độ tuổi ước tính 10 triệu năm, điều đó có nghĩa là  no0s sẽ trở thành một siêu sao khổng lồ đỏ trong vòng 100000 năm tới, và cuối cùng là một siêu tân tinh.

Beta Đại Khuyển (Murzim): là ngôi sao khổng lồ xanh trắng với độ sáng thay đổi từ 1,95 đến 2,00. Cách Trái Đất 500 năm ánh sáng. Tên của ngôi sao biết đến với tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘sứ giả’, có lẽ đề cập đến vị thế của Murzum trên bầu trời. Murzim được xếp vào kiểu sao biến quảng Beta Cephei, với độ sáng biến đổi với sự rung động trên bề mặt của nó.

Eta Đại Khuyển (Aludra): là một kiểu sao biến quang Alpha Cygni, với độ sáng biến đổi từ 2,38 đến 2m48. Nó là một siêu sao khổng lồ màu xanh, cách chúng ta khoảng 3000 năm ánh sáng, và đang tiến đến giai đoạn cuối cùng trong cuộc sống của nó. Dự kiến sẽ trở thành một siêu tân tinh trong vòng vài triệu năm tới.

 Tên của ngôi sao bắt nguồn từ tiếng Ả Rập  al-‘aðrā có nghĩa là ‘trinh nữ’. Cùng với Adhara, Wezen và Omicron-2 được biết đến từ chòm sao Trinh Nữ.

Tau Đại Khuyển là một ngôi sao lu mờ quang phổ nhị phân cách Trái Đất khoảng 3200 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao sáng nhất của quần tinh mở NGC 2362 (Caldwell 64), đó là lý do tại sao quần tinh đôi khi được gọi là Cụm Đại Khuyển.

Ngôi sao này là kiểu O xanh sao khổng lồ kiểu Beta Lyrae. Độ sáng của nó thay đổi từ 4,32 đến 4,37 trong thời gian 1,28 ngày.

Zeta Đại Khuyển (Phurud): là một ngôi sao quang phổ nhị phân. Tên của nó xuất phát từ cụm từ Ả Rập al-furud có nghĩa là ‘những người cô độc’. Ngôi sao này cách Trái Đất khoảng 366 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 3,02.

Ngôi sao sáng hơn là một ngôi sao lùn kiểu B chính màu xanh trắng. Ngôi sao đồng hành của nó  không thể nhìn thấy. Hai ngôi sao quay xung quanh tâm là 675 ngày.

Gamma Đại Khuyển (Muliphein): là một ngôi sao quang phổ loại B màu xanh trắng, cách Trái Đất khoảng 402 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,11.

Những đối tượng sâu thẳm trong bầu trời

M41 (NGC 2287): là một quần tinh sao mở nằm cách 4 độ về phía Nam của Sirius. Nó có đường kính 25-26 năm ánh sáng và có độ tuổi từ 190 đến 240 triệu năm tuổi.

Quần tinh này chứa khoảng 100 ngôi sao sáng và  một ngôi sao khổng lồ kiểu K3 nằm gần tâm quần tinh. M41 cũng chứa một số ngôi sao màu đỏ khổng lồ.

Quần tinh này cách chúng ta khoảng 2300 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,5.

Quần tinh này được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Italia Giovanni Batista Hodierna vào thế kỷ XVII.

Thiên hà lùn Đại Khuyển (CMA Dwarf): là một thiên hà dạng phức tạp, gần giống dạng elip, được cho là thiên hà láng giềng gần Hệ Mặt Trời nhất.

Nó nằm cách Trái Đất 25000 năm ánh sáng đi từ tâm của Thiên Hà.

Thiên hà này chứa khoảng một tỷ ngôi sao, trong đó có một số lượng lớn là sao khổng lồ đỏ.

Thiên hà này được phát hiện vào năm 2003 bởi một nhóm thiên văn học quốc tế.

Đó là một đối tượng rất khó quan sát vì nó nằm cùng mặt phẳng Dải Ngân Hà và bị che khuất bởi bụi, khí và những ngôi sao của dải Ngân Hà.

Có một số quần tinh hình cầu liên kết với thiên hà, trong đó có NGC 1851, NGC 1904 và NGC 2808.

Quần tinh này được cho là dấu vết còn lại của hệ thống quần tinh hình cầu trước khi bị kéo ra và bị hòa vào Dải Ngân Hà.

NGC 2359 (Chiếc mũ của Hermes): là một tinh vân phát xạ. Nó có đường kính khoảng 30 năm ánh sáng, và cách Trái Đất khoảng 15000 năm ánh sáng.

Tinh vân này được hình thành và quay xung quanh trung tâm là ngôi sao Wolf-Rayet, một ngôi sao khổng lồ cực kỳ nòng và sắp nổ tung thành một siêu tân tinh.

NGC 2207 và IC 2163 va chạm với nhau tạo thành thiên hà xoắn ốc. Chúng cách chúng ta khoảng 80 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Anh John Herschel vào năm 1835. Chúng có độ sáng biểu kiến lần lượt là 12,2 và 11,6.